Chuyên mục


DynaTAC chiếc điện thoại di động đầu tiên của thế giới bước sang tuổi 50

04/04/2022 19:23 (GMT +7)

50 năm trước vào ngày 3/4/1973, cuộc gọi điện thoại di động đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại New York, trên chiếc điện thoại di động đầu tiên của thế giới – một nguyên mẫu do Motorola phát triển, có tên là DynaTAC.

Cuộc gọi đó được một kỹ sư của Motorola thực hiện. Người kỹ sư này đã dành nhiều năm để nghiên cứu nó, Tiến sỹ Martin Cooper của Motorola.

first-call

Tiến sỹ Martin Cooper thực hiện cuộc gọi di động đầu tiên trên thế giới vào ngày 3/4/1973

Vào ngày thứ Ba đó, Tiến sỹ Cooper có một cuộc đi dạo ở Sixth Avenue ở New York, mang theo một thiết bị nặng 2.2 pound (gần 1kg), và những người đi đường không thể nhận ra đó là thiết bị gì. Đó chính là chiếc điện thoại di động đầu tiên của thế giới, chiếc Motorola DynaTAC, một thiết bị khổng lồ không để vừa bất kỳ chiếc túi nào cả. Tuy vậy, nó không bị vướng bận với các loại dây, và có những khả năng chưa từng có vào lúc đó.

Cooper đã dùng đúng khoảnh khắc đặc biệt này để gọi điện thoại di động cho một người, không ai khác chính là đối thủ lớn về công nghệ của ông, Dr. Engel, giám đốc nghiên cứu của Bell Labs, một công ty có quan hệ gần gũi với AT&T vào lúc đó. Đó là một chiến thắng với Motorola, và với cá nhân Cooper, người giờ đây đã được xem là nhà sáng tạo, “cha đẻ” của điện thoại di động. Và dù thiết bị đó thiếu đi rất nhiều tiêu chuẩn ngày nay, nó vẫn là nguồn gốc của iPhone và Galaxy ngày nay.

Một điều mà chúng ta thực sự cần cảm ơn quá trình phát triển của công nghệ, đó là, giá máy đã giảm đi rất nhiều kể từ ngày đó. Chiếc DynaTAc lúc đó có giá tới 3.500 USD (gần 80 triệu đồng).

martin_cooper-01

Tiến sỹ Martin Cooper với chiếc DynaTAC

Điều thú vị là công nghệ di động đã được phát triển từ những ngày trong chiến tranh thế giới thứ 2 (những năm 1940), nhưng phải đến những năm 1970, nó mới bắt đầu trở nên thương mại hóa rộng rãi. Và dù cuộc gọi di động đầu tiên diễn ra vào năm 1973, song phải đến cuối những năm 70, điện thoại di động mới bắt đầu trở nên đại chúng.

Thanh Bình
Trình tự các bước đăng ký xe qua cổng Dịch vụ công
Từ 1/8, công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có thể đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: Giả mạo hỗ trợ đăng ký xác thực sinh trắc học
Nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh cán bộ ngân hàng, cơ quan quản lý để liên hệ với người dân “hỗ trợ cài đặt dịch vụ xác thực sinh trắc học” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tước gần 500 giấy phép lái xe qua VNeID
Từ ngày 1-7/7, Cảnh sát Giao thông toàn quốc đã kiểm soát 26.961 trường hợp thông qua ứng dụng Định danh Quốc gia VNeID; tước 499 giấy phép lái xe trên môi trường điện tử, tích hợp vào VNeID.

Có thể đăng ký và bấm biển số xe trực tuyến qua ứng dụng VNeID
Bắt đầu từ ngày 1/8/2024, công dân có thể đăng ký xe và tự chọn biển số xe trực tuyến thông qua ứng dụng VNeID, theo quy định tại Thông tư 28 mới được Bộ Công an ban hành.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo hỗ trợ cài đặt sinh trắc học
Lợi dụng tình trạng người dân khó khăn khi thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, tội phạm đã giả danh nhân viên ngân hàng đề nghị hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Hà Tĩnh: Một phụ nữ  bị tạm giữ giấy phép lái xe tích hợp trên VNeID
Chiều ngày 3/7, thông tin từ Công an TP Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa tạm giữ 01 giấy phép lái xe mô tô trên môi trường điện tử, thông qua ứng dụng VNeID đối với một phụ nữ với hành vi dừng xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông.

Tạm giữ GPLX trên ứng dụng VNeID
Người có thẩm quyền tạm giữ thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử, cập nhật thông tin về việc tạm giữ giấy tờ đó trên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý,…