Chuyên mục


Ngân hàng "vào mùa lên sàn"

08/05/2022 13:03 (GMT +7)

Hiện có 27 cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên sàn chứng khoán. Trong đó, 17 mã niêm yết trên HoSE, 2 mã niêm yết trên HNX và 8 mã đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua, nhiều ngân hàng đang giao dịch cổ phiếu trên UPCoM đã bàn về kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán. Đơn cử, Kienlongbank, tại đại hội cổ đông năm 2022, ngân hàng cho biết sẽ triển khai các thủ tục để niêm yết cổ phiếu của KienlongBank trên sàn giao dịch chứng khoán theo Nghị quyết của ĐHĐCĐ, nâng cao vị thế của KienlongBank trên thị trường giao dịch chứng khoán tập trung, tiếp cận với các chuẩn mực về quản trị công ty dành cho doanh nghiệp niêm yết. Được biết, cổ phiếu KLB giao dịch trên UPCoM từ ngày 29/6/2017.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua, nhiều ngân hàng đang giao dịch cổ phiếu trên UPCoM đã bàn về kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên vừa qua, nhiều ngân hàng đang giao dịch cổ phiếu trên UPCoM đã bàn về kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán.

Tương tự, ABBank, Hội đồng quản trị đã trình cổ đông xem xét việc niêm yết cổ phiếu ABB tại HoSE và được thông qua. Bên cạnh đó, ủy quyền cho HĐQT quyết định thời điểm thực hiện niêm yết cổ phiếu ABB. Thực hiện các hồ sơ thủ tục cần thiết, quyết định các vấn đề khác phát sinh liên quan để triển khai thực hiện niêm yết cổ phiếu ABB.

 

Việc chuyển sàn còn có ý nghĩa khẳng định thương hiệu, tăng tính minh bạch của doanh nghiệp.

Niêm yết trên HoSE cũng tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư hơn, đem lại lợi ích cho các cổ đông tốt hơn.

Nhà đầu tư cũng kỳ vọng các cổ phiếu sẽ được định giá lại.

Hay, NamABank cũng đã thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán HoSE/HNX. ĐHĐCĐ giao HĐQT quyết định sàn giao dịch và tổ chức thực hiện, quyết định về giá niêm yết, thời điểm niêm yết. Cũng được  biết, kế hoạch nộp hồ sơ niêm yết lên HoSE đã được NamABank đưa ra trong 2 năm nay. Tuy nhiên kế hoạch này vẫn chưa thực hiện được.

Trước đó, trong năm 2020-2021, hàng loạt ngân hàng đã lên sàn/chuyển sàn chứng khoán như ACB và SHB chuyển từ HNX sang HoSE, LPB và VIB chuyển từ UPCoM lên HoSE. 

Theo các chuyên gia chứng khoán, việc niêm yết trên HoSE có thể mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, trong đó cơ hội tăng vốn là yếu tố nổi bật nhất. Việc chuyển sàn được đánh giá sẽ tạo nhiều thuận lợi cho các ngân hàng trong việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ khi mà cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng vẫn đang rất nóng nhằm đáp ứng chuẩn Basel II và sắp tới là Basel III. 

Bên cạnh đó, việc chuyển sàn khẳng định thương hiệu, tăng tính minh bạch của doanh nghiệp. Niêm yết trên HoSE cũng tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư hơn, đem lại lợi ích cho các cổ đông tốt hơn. Nhà đầu tư cũng kỳ vọng các cổ phiếu sẽ được định giá lại. Nguyên nhân một phần có thể do áp lực cạnh tranh. Trong năm 2020-2021, nhiều ngân hàng không đăng ký giao dịch trên UPCoM mà niêm yết thẳng lên HoSE như MSB, OCB, SSB của SeABank.

Các chuyên gia dự báo, ngân hàng sẽ là đại diện tiêu biểu cho sự hồi sinh kinh tế Việt Nam sau đại dịch. Theo nhận định của bà Trần Khánh Hiền - Giám đốc Khối phân tích Công ty Chứng khoán VNDirect, năm 2022, ngân hàng là một trong những ngành được hưởng lợi lớn từ việc thúc đẩy đầu tư công và phục hồi cầu tín dụng.

Ông Michael Kokalari, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital, năm 2022, những nhóm cổ phiếu được hưởng lợi và có triển vọng sáng trên thị trường chứng khoán là ngân hàng (chiếm đến 30% VN-Index), bất động sản (chiếm 23%) và hàng tiêu dùng không thiết yếu (chiếm khoảng 3%).

Riêng với cổ phiếu ngân hàng, theo ông Michael Kokalari, lợi nhuận của các nhà băng có thể sẽ tăng khoảng 30% nhờ tăng trưởng tín dụng ước đạt 14% và sẽ ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hơn. Các vấn đề về chất lượng tài sản sẽ ít ảnh hưởng đến lợi nhuận và các ngân hàng, nhất là các ngân hàng cổ phần do Nhà nước chi phối, sẽ không phải tiếp tục hy sinh lợi nhuận để hỗ trợ nền kinh tế, tức là sẽ không tiếp tục cho vay với lãi suất ưu đãi trong năm nay.

Cùng quan điểm, ông Đào Phúc Tường, CFA – Chuyên gia tài chính nhận định: “Nền định giá ngân hàng rất cao so với quá khứ. Ngân hàng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao so với mặt bằng chung của thị trường. Quan trọng là đối với ngành ngân hàng, nhà đầu tư có thể nhìn được tăng trưởng đó một cách rõ ràng. Còn nhiều ngành có thể tiềm năng tăng trưởng cao nhưng không nhìn thấy tăng trưởng rõ ràng”.

Cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn cũng là động lực để các ngân hàng lên sàn kéo vốn khi kênh trái phiếu siết lại

Cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn cũng là động lực để các ngân hàng lên sàn kéo vốn khi kênh trái phiếu siết lại

Trong báo cáo triển vọng ngành ngân hàng quý II/2022, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng ngành ngân hàng đang có mức định giá hấp dẫn so với mức tăng trưởng lợi nhuận, cùng nhiều yếu tố hỗ trợ có thể diễn ra sẽ giúp các cổ phiếu ngành ngân hàng tăng trưởng vượt trội hơn so với mặt bằng chung của VN-Index.

Theo đó, BSC kỳ vọng tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng sẽ tốt hơn so với dự báo trước đó, cụ thể lên mức 36,4% (so với mức 22,2% trước đó) nhờ kinh tế phục hồi sau dịch và mức nền lợi thấp hơn trong năm 2021.

Trong năm 2022, nhóm phân tích cho rằng mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14.0% là hoàn toàn khả thi và có thể ở mức từ 14%-16%. Trong quý I/2022, nhiều ngân hàng đã cho vay hết hạn mức tín dụng được cấp đầu năm và kỳ vọng sẽ được cấp thêm room trong quý II/2022. Bên cạnh đó, nhờ những chính sách mới của chính phủ, dòng vốn tín dụng sẽ được trải rộng ra các ngành nghề sản xuất kinh doanh từ đó giúp tăng trưởng thị trường bền vững trong tương lai.

Mặt khác, việc tập trung bán lẻ sẽ tiếp tục là mũi nhọn trong năm 2022 của nhiều ngân hàng do (1) Quy mô cho vay trên khách hàng thấp giúp các ngân hàng giảm thiểu rủi ro tập trung và (2) NIM cao hơn so với các khách hàng lớn.

NIM năm 2022 được dự báo tăng trưởng 0,1 điểm % nhờ sự phục hồi của nền kinh tế giúp tăng trưởng tín dụng cao, đặc biệt tập trung vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân với NIM cao. Ngoài ra, lãi suất cho vay phục hồi sau thời gian hỗ trợ và tăng cơ cấu CASA trong năm 2022 cũng giúp mở rộng NIM.

Về chất lượng tài sản, BSC cho rằng, mặc dù có sự ảnh hưởng giảm chất lượng tài sản, nhưng với chính sách kiểm duyệt tín dụng chặt chẽ và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao, các ngân hàng có thể quản lý chất lượng tài sản tốt và giữ ở mức như hiện tại).

Hơn nữa, các khoản nợ tái cơ cấu dự kiến sẽ không tăng nhiều nhờ sự mở cửa lại của nền kinh tế. Đồng thời, một số ngân hàng cũng đã trích lập từ 30% - 100% cho các khoản nợ tái cơ cấu hiện tại và dự kiến sẽ trích lập theo thông tư 03 trong thời gian tới.

Kim Khánh
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Novaland đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ
Ngày 25/04/2024, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024, Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2023, thông qua mục tiêu kinh doanh cho năm 2024 cũng như trình bày chiến lược triển khai cho những năm tiếp theo. Trong năm nay, các Dự án trọng điểm như Aqua City,

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.