Chuyên mục


LienVietPostBank "tính cách" tăng vốn

05/05/2022 19:07 (GMT +7)

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) đặt mục tiêu năm 2022 với tổng tài sản 336.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 4.800 tỷ đồng.

Ngày 28/4, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022 với kế hoạch tăng vốn. 

Năm 2022, LienVietPostBank với mục tiêu tổng tài sản 336.000 tỷ đồng, huy động thị trường 1 là 257.070 tỷ đồng, tín dụng thị trường 1 là 246.650 tỷ đồng, thu dịch vụ 1.150 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 4.800 tỷ đồng, tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến là 12%.

Ngoài ra, ĐHĐCĐ đã nhất trí phương án tăng vốn thêm 6.213 tỷ đồng thông qua việc chi trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 15% và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, vốn điều lệ của LienVietPostBank sẽ tăng lên thành hơn 21.249 tỷ đồng. Phương án 1, ngân hàng sẽ huy động 2.255 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2021.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vào ngày 28/4

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vào ngày 28/4

Pho-Chu-Tich-Thuong-

Lúc giá cổ phiếu LPB chỉ có 6.000-7.000 đồng/cổ phiếu thì cổ đông hỏi tại sao thấp thế? Tôi nói thật là giá cổ phiếu LPB là giá tự do.

Tôi không hiểu tại sao. Tôi không tham gia thổi giá, giữ giá cổ phiếu. Đối với giá cổ phiếu của một số ngân hàng, tôi không hiểu sao cao thế.

Tôi không có nghề cổ phiếu, giá cổ phiếu lên xuống như nào tôi chẳng biết”.

Ông Phạm Doãn Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc LiênVietPostBank

Phương án 2, LienVietPostBank cũng sẽ chào bán 95,8 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài để tỷ lệ sở hữu nước ngoài sau phát hành tối đa là 9,99%.

Phương án 3, ngân hàng sẽ chào bán cho các cổ đông hiện hữu của ngân hàng này với khoảng 300 triệu cổ phiếu. Nếu tăng vốn thành công, vốn điều lệ của LienVietPostBank dự kiến tăng 41,6%, đạt gần 21.300 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ mở rộng quy mô cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh nhằm mục tiêu tăng trưởng quy mô ngân hàng, mở rộng thị phần, tận dụng thế mạnh mạng lưới rộng khắp để trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu.

Trả lời cổ đông về câu hỏi vì sao giá cổ phiếu LPB liên tục giảm mạnh thời gian qua, ông Phạm Doãn Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc LienVietPostBank cho biết: "Tôi chỉ biết nghề ngân hàng, không biết thổi cổ phiếu".

Cũng theo vị lãnh đạo này, việc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) không thoái vốn thành công là do các tổ chức định giá ngân hàng cao vào thời điểm bán đấu giá, thế nhưng sau đó, đúng thời điểm cổ phiếu xuống. VNPost thoái vốn là do yêu cầu của Nhà nước vì không được đầu tư ngoài ngành. Đối với quy trình thoái vốn theo quy định của các doanh nghiệp Nhà nước không như doanh nghiệp tư nhân. Khi đã định ra giá theo giá trị sổ sách thì không được phép bán thấp hơn. Đó là một trong những nguyên nhân thoái vốn của VNPost đợt vừa rồi không thành công.

Về việc phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù ngân hàng và đối tác đã đàm phán rất nhiều. Tuy nhiên khi đàm phán xong thì cổ phiếu trên thị trường rơi xuống. Vì vậy việc bán không thành công.

Được biết, kế hoạch lợi nhuận trình trước ĐHCĐ năm nay không bao gồm phí độc quyền bảo hiểm. Tháng 5 này LienVietPostBank chính thức kết thúc 5 năm độc quyền với Dai-ichi. Hiện, việc đàm phán với ai vẫn bí mật. Nếu thành công, thì kết quả lợi nhuận trong 2022 có nhiều thay đổi lớn. Dự kiến giữa tháng 6, ngân hàng sẽ công bố. 

Kết thúc năm tài chính 2021, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 289.194 tỷ đồng, huy động thị trường 1 đạt 217.014 tỷ đồng, tín dụng thị trường 1 đạt 209.029 tỷ đồng, thu dịch vụ đạt 858 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.638 tỷ đồng tăng hơn 50% so với năm 2020. Trên thị trường, chốt phiên giao dịch ngày 28/4, cố phiếu LPB có giá 16.150 đống/cổ phiếu.

Khánh Uyên
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Novaland đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ, tập trung tháo gỡ pháp lý,
Ngày 25/04/2024, tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024, Novaland đã báo cáo tình hình hoạt động năm 2023, thông qua mục tiêu kinh doanh cho năm 2024 cũng như trình bày chiến lược triển khai cho những năm tiếp theo. Trong năm nay, các Dự án trọng điểm như Aqua City,

Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 34 lô vàng
Có 11 đơn vị bao gồm 7 ngân hàng và 4 doanh nghiệp tham gia phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức sáng nay (23/4), tuy nhiên chỉ có 2 đơn vị trúng thầu.

Cấm phân lô, bán nền hơn 100 thành phố và thị xã
Kể từ ngày 1/1/2025, 105 thành phố, thị xã thuộc 63 tỉnh, thành trên khắp cả nước sẽ không được phân lô, bán nền theo quy định mới của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Hóa dầu Petrolimex dự kiến cổ tức tối thiểu 10%
Năm 2024, Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 140 tỷ đồng; chỉ tiêu cổ tức tối thiểu 10%.

Vàng giảm mạnh trước giờ đấu thầu
Sáng nay (23/4), giá vàng trong nước giảm mạnh theo giá vàng thế giới.

SHB được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Đây là lần thứ hai liên tiếp SHB là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”.