Chuyên mục


Ngân hàng nào được nới room tín dụng?

08/09/2022 14:17 (GMT +7)

Hạn mức tín dụng được cấp của một số ngân hàng nằm trong danh sách được nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lần này như Sacombank (STB) 4%; HDBank 3,4%; MB (3,2%); OCB (3,1%); VIB (3%).

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa thông tin về kết quả điều hành tín dụng và định hướng những tháng cuối năm 2022. Cơ quan này đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 đối với các tổ chức tín dụng có đề nghị và có thông báo gửi các tổ chức tín dụng này.

Được biết, có 15 ngân hàng được nới room tín dụng với mức từ 3 - 5%. Cụ thể, hạn mức tín dụng được cấp của một số ngân hàng nằm trong danh sách được nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lần này như Sacombank (STB) 4%; HDBank (HDB) 3,4%; OCB (3,1%) và VIB (3%). Một số nhà băng được cấp thêm 2,7% gồm Techcombank, MBBank. Còn TPBank cũng được bổ sung thêm 1,2%.

Vietcombank được cấp thêm 2,7%, BIDV và VietinBank chỉ được cấp thêm 0,7%

Vietcombank được cấp thêm 2,7%, BIDV và VietinBank chỉ được cấp thêm 0,7%

Tại khối ngân hàng quốc doanh, Vietcombank được cấp thêm 2,7%, BIDV và VietinBank chỉ được cấp thêm 0,7%.

Theo SSI Research, hạn mức tăng trưởng tín dụng điều chỉnh trong khoảng còn lại của mục tiêu 14% để thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2%, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh. Điều này tương đương với việc sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng sẽ được phân bổ về cho các ngân hàng, với mức dự báo hạn mức bổ sung sẽ vào khoảng 3-5%, tùy vào tình hình sức khỏe của từng ngân hàng.

Tại họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 6/9, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết hạn mức tín dụng giao từ đầu năm đã được các ngân hàng sử dụng hết nên 1-2 ngày tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ phân bổ tiếp room cho các nhà băng khoẻ.

Tính đến ngày 26/8/2022, tín dụng toàn hệ thống đã tăng 9,91% so với cuối năm 2021, mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm trở lại đây, phù hợp với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi khả quan trong những tháng qua. Hạn mức tín dụng còn lại trên 4%.

Trong thông cáo sáng 7/9, Ngân hàng Nhà nước không nêu rõ những ngân hàng nào được nới room tín dụng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh room tín dụng đợt này của ngân hàng vẫn dựa trên đơn đề nghị của các ngân hàng thương mại và căn cứ điểm xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước.

Việc điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng theo Thông tư 52 là nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ đồng thời khuyến khích các TCTD nâng cao khả năng quản trị kinh doanh, an toàn hoạt động, góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. 

Ngay từ đầu năm 2022, để góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6-6,5%, lạm phát bình quân khoảng 4% của Quốc hội, Chính phủ, NHNN tiếp tục điều hành giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD theo định hướng mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.

Hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2022 được phân cho từng TCTD dựa trên cơ sở: (1) Kết quả xếp hạng từng TCTD theo quy định tại Thông tư 52 (đã được sửa đổi, bổ sung). (2) Xem xét một số yếu tố cụ thể hóa chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, NHNN như TCTD tham gia hỗ trợ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và người dân; tín dụng vào lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro,… 

Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục điều hành theo các nội dung đã đề ra tại Chỉ thị 01, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế. 

Kim Khánh
Động thái lạ của lãnh đạo Viconship, bất lợi cho cổ đông
Viconship tái cơ cấu mạnh mẽ dàn nhân sự thượng tầng, đẩy mạnh M&A và chuyển đổi số. Tuy nhiên, về phía cổ đông lại không có lợi khi giá cổ phiếu giảm, lãnh đạo chốt lời sớm, cổ tức không chia mà giữ lại công ty đầu tư, đòn bảy tài chính cao,...

Gỡ khó về vật liệu cho cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho dự án giao thông quan trọng quốc gia đang làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành các hạng mục tại cao tốc Bắc - Nam đoạn Phan Thiết - Dầu Giây.

Đường sắt răng cưa tỷ đô và điều chưa biết về Công ty Bạch Đằng
CTCP Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng vốn điều lệ khiêm tốn, vướng sai phạm xây dựng tại Khu Phức hợp Khách sạn Bạch Đằng, nợ bảo hiểm nhiều nhất Đà Nẵng. Doanh nghiệp này gắn với tên tuổi của ông Thân Hà Nhất Thống - thành viên HĐQT kiêm Chủ tịch Uỷ ban kiểm toán CTCP Địa ốc First Real.

Hoàn thành ngay cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Các nhà thầu chậm trễ, không hoàn thành toàn bộ các hạng mục trước ngày 31/3/2023 theo quy định của hợp đồng và không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của dự án, Ban quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Thêm quy định siết sở hữu chéo, cho vay sân sau
Dự thảo quy định một cổ đông là cá nhân không được được sở hữu vượt quá 3% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, cổ đông là tổ chức không quá 10%. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.

Phê duyệt cao tốc hơn 10.000 tỷ đồng nối Khánh Hòa - Đắk Lắk
Dự án được đầu tư với tổng chiều dài gần 37km, tổng mức đầu tư dự án là hơn 10.436 tỷ đồng. Giai đoạn phân kỳ, dự án đầu tư quy mô 4 làn xe với bề rộng nền đường 17m.

Chủ tịch BRG kiến nghị Chính phủ tạo điều kiện cho du khách chi tiêu nhiều hơn
Về thuế, chưa nói đến thuế thu nhập nhưng nếu tính đến doanh thu thì nộp thuế 10% VAT và 20% thuế tiêu thụ đặc biệt. Hiện nay đang ở mức cao vì các nước xung quanh chỉ từ 5%-7%, vì vậy, đề nghị Chính phủ nghiên cứu để điều chỉnh mức thuế này cho phù hợp nhằm thu hút khách du lịch nhiều hơn.