Chuyên mục


Sàng lọc cho room tín dụng và 2% lãi hỗ trợ

05/06/2022 11:56 (GMT +7)

Tín dụng tăng trưởng cao là tín hiệu tốt về sự phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát khi chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vốn chịu áp lực tăng cao. Do đó, để hỗ trợ lãi suất 2%, cần nới room có chọn lọc với các ngân hàng mạnh, có độ tuân thủ cao về an toàn vốn.

Đây quan điểm của ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) trong cuộc trao đổi với báo chí về vấn đề xử lý nợ xấu, nới room tín dụng và tình hình các ngân hàng... trong bối cảnh hiện nay. 

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng trong buổi trao đổi - Ảnh: VGP/Huy Thắng

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng trong buổi trao đổi - Ảnh: VGP/Huy Thắng

Cần nới room để hỗ trợ tăng trưởng nhưng phải cẩn trọng

Theo NHNN, đến 20/5/2022, tín dụng đạt trên 11 triệu tỷ đồng, tăng 7,66% so với cuối năm 2021. Cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các ngành, lĩnh vực thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro vẫn được kiểm soát chặt chẽ. Tuy vậy, ông Nguyễn Quốc Hùng cũng cho rằng hoạt động ngân hàng tiềm ẩn rủi ro. Do đó, quy định của Nhà nước đều yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro (DPRR).

"Gói hỗ trợ lãi suất 2% là tiền ngân sách, nên nếu bị lợi dụng hoặc cho vay đối tượng không phù hợp, ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro khác cao hơn, thậm chí liên quan đến pháp luật. Do đó, lúc ban đầu, các tổ chức tín dụng (TCTD) còn khá e ngại tham gia. Thực tế này khiến NHNN phải quán triệt rất quyết liệt. Kết quả là các ngân hàng tham gia tích cực và coi đây là nhiệm vụ chính trị góp phần hỗ trợ nền kinh tế", đại diện VNBA nói.

Tại cuộc làm việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, đại diện một số TCTD đề xuất NHNN nới room tăng trưởng tín dụng.

Cụ thể, theo ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc Vietcombank, sau khi  tăng trưởng tín dụng bị hạn chế do ảnh hưởng COVID-19, nhu cầu vốn tăng cao. Đến thời điểm hiện tại, tăng trưởng tín dụng đã đạt 9%, do đó Vietcombank đề nghị NHNN xem xét nới room tín dụng phù hợp để các ngân hàng chung tay hỗ trợ tăng trưởng.

Về vấn đề này, Tổng Thư ký VNBA phân tích tín dụng tăng trưởng khá cao do nhiều nguyên nhân: Nền kinh tế bước đầu phục hồi, DN hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại. Tuy nhiên, tình hình giá cả cũng tăng cao, nhất là nguyên vật liệu đầu vào, khiến chi phí vốn của DN và ngân hàng đều tăng, gây áp lực lạm phát.

Việc tín dụng tăng cao, giới hạn tín dụng sắp hết nên cần nới room tín dụng vì nếu không sẽ khó triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ DN, hộ kinh doanh, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất 2%.

Tuy nhiên, ở góc độ vĩ mô, với áp lực lạm phát trên thế giới tăng cao, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng, NHNN sẽ phải cân nhắc kỹ việc nới tăng trưởng tín dụng vì điều này có thể sẽ gia tăng áp lực lạm phát trong nước.

Ông Nguyễn Quốc Hùng lưu ý, mục tiêu của NHNN là ổn định vĩ mô, kiểm soát, không để xảy ra lạm phát. Do đó, dù biết rất rõ tình hình các TCTD gặp khó về room tín dụng nhưng lãnh đạo NHNN phải cân nhắc rất cẩn trọng, để có giải pháp phù hợp nhất. 

Để giải quyết khó khăn này, NHNN sẽ phải rà soát kỹ hoạt động tín dụng cũng như tình hình tài chính của các ngân hàng, vì vậy việc nới room chắc chắn không đều. NHNN sẽ phải căn cứ vào mức độ tuân thủ của các TCTD về an toàn vốn. 

Ví dụ, Thông tư 22 quy định bên cạnh việc giảm tỉ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn xuống còn 30% kể từ 1/10/2022 nên ngân hàng nào không đạt yêu cầu, để tỉ lệ này cao hơn mức 30% sẽ khó có cơ hội được nới room.

Không nên tiếp tục kéo dài Thông tư 14

Thông tư 14 của NHNN ban hành ngành 7/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01 về việc TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Thông tư nêu TCTD quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cấp tín dụng (trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022 và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Như vậy, việc thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại Thông tư này thực hiện đến ngày 30/6/2022. Khi hạn chót đang đến gần, dư luận quan tâm liệu Thông tư này có gia hạn hay không.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng việc gia hạn đến nay là đủ, không nên kéo dài nội dung của Thông tư 14. 

Nhìn vào bối cảnh chung, nếu tính đủ phải có đến cả triệu tỷ đồng bị ảnh hưởng COVID-19. Thời gian qua, khách hàng khó khăn, tiềm ẩn nợ xấu nhưng ngành ngân hàng sẵn sàng chia sẻ, vẫn cơ cấu nợ và để khách hàng được vay tiếp nếu phương án kinh doanh có hiệu quả.

Đại diện VNBA cho rằng phải quán triệt chỉ đạo của NHNN là khi cho vay các TCTD phải thẩm định kỹ càng, hỗ trợ DN, hộ kinh doanh nhưng không cho vay dưới chuẩn, không để nợ xấu tăng cao ảnh hưởng đến an toàn hệ thống.

Các TCTD phải tuân thủ nguyên tắc không hạ chuẩn cho vay, thẩm định chặt chẽ, khi vay vốn ngân hàng, người vay phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật.

"Việc một khách hàng gặp khó khăn không trả nợ đúng hạn cùng với khả năng phục hồi kém sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro với bên cho vay. Nếu điều này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ trở thành các khoản tín dụng dưới chuẩn, tiềm ẩn rủi ro hệ thống", ông Nguyễn Quốc Hùng nêu quan điểm.

Theo Chính Phủ
Đường sắt Hà Nội 'bốc hơi' lãi
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội (mã: HRT) đạt 1.489 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 40 tỷ đồng.

Kiểm kê đất đai cả nước từ ngày 1/8
Thời gian thực hiện kiểm kê từ ngày 1/8 - thời điểm có hiệu lực của ba Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản. Số liệu được tính đến hết ngày 31/12/2024.

Hà Nội áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất mới từ 29/7
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024, áp dụng với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ; hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản...

Khẩn trương hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 340/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Bổ sung hơn 6.000 tỷ đồng cho cao tốc Bắc - Nam
Bộ GTVT dự kiến sẽ bổ sung thêm 6.300 tỷ đồng cho giai đoạn 2 dự án cao tốc Bắc - Nam

VPBank trở thành đối tác chiến lược của hãng xe điện BYD
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa ký kết hợp tác cùng hãng xe điện BYD nhằm cung cấp giải pháp tài chính ưu việt cho khách hàng mua xe điện BYD trên toàn quốc.

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.