Chuyên mục


Kiến nghị khởi tố hành vi lấn chiếm hành lang đường bộ

24/05/2023 12:29 (GMT +7)

Ngày 23/5, Cục Đường bộ Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến hoàn thiện kế hoạch triển khai Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ trong tình hình mới, Cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan đã quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện, đưa công nghệ áp dụng vào các lĩnh vực bảo đảm TTATGT, nhất là ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến

Cùng với đó, cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo, sát hạch cấp GPLX được nâng lên, chương trình đào tạo được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung đảm bảo chất lượng đào tạo cấp GPLX an toàn, triển khai tốt công tác bảo trì, sửa chữa, xử lý điểm đen, điểm mất ATGT và kiểm soát tải trọng xe có kết quả tích cực, giảm TNGT.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Cục trưởng yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tập trung xử lý tất cả các điểm đen, điểm mất ATGT trước ngày 31/5; xử lý và thực hiện ngay những vấn đề không đảm bảo trật tự ATGT, tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm ATGT, điểm đen, điểm mất ATGT, hàng lang đấu nối, phối hợp chặt chẽ với địa phương.

Cục trưởng yêu cầu các công ty đầu tư BOT nghiêm túc thực hiện đảm bảo TTATGT, nâng cao trách nhiệm để quản lý chất lượng công trình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của Cục Đường bộ Việt Nam để chủ động đảm bảo TTATGT đường bộ.

Cục trưởng đề nghị giám đốc các khu, giám đốc các sở GTVT, các nhà đầu tư BOT, nghiêm túc thực hiện đảm bảo giám sát chặt chẽ chất lượng thực hiện, đầu tư máy móc thiết bị, phương tiện.

Về công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX, Cục trưởng yêu cầu đảm bảo cấp đổi GPLX đúng quy định, hoàn thiện Đề án ứng dụng CNTT và chuyển đổi số với tinh thần áp dụng công nghệ vào trong chuyển đổi số, đào tạo hát hạch cấp GPLX, nâng cao chất lượng.

Cục trưởng nhấn mạnh đến trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan các cấp thuộc Cục, các Sở GTVT, doanh nghiệp quản lý bảo trì, tập thể và cá nhân liên quan cần nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch, nếu để xảy ra mất ATGT theo kế hoạch đã ban hành thì trách nhiệm thuộc người đứng đầu các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Kiến nghị khởi tố hành vi lấn chiếm hành lang đường bộ

Cũng trong buổi làm việc, đại diện Tổng Công ty phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI - đơn vị  thực hiện công tác quản lý, bảo trì Quốc lộ 5) phản ánh, tình trạng vi phạm lấn chiếm hành lang đường bộ vẫn tiếp tục diễn ra.

Điển hình tại gầm cầu Km16+970 (xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, Hưng Yên), Km28+753 (phường Bạch Sam, TX. Mỹ Hào, Hưng Yên); có hiện tượng dựng lều bạt để bán hàng ven đường đoạn Km15+900-Km15+950, Km16+400-Km16+500; họp chợ lấn toàn bộ lòng đường gom khu vực Km12+810 khiến xe máy, xe thô sơ phải đi vào làn xe cơ giới, nếu xảy ra tai nạn giao thông sẽ rất nghiêm trọng do khu vực này tập trung đông người... 

Trước vấn đề này, ông Lê Hồng Điệp, Trưởng phòng Phòng quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tại điểm e, mục 1 Chỉ thị số 10 và mục 6 Phần II Kế hoạch 4485/KH-BGTVT về việc “tổ chức và tổ chức lại giao thông khoa học, hợp lý, đồng bộ gắn với việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hành lang an toàn giao thông”, Cục Đường bộ Việt Nam đã lên phương án cụ thể.

Theo đó, Cục giao các Khu quản lý, Sở GTVT chủ trì phối hợp với UBND các tỉnh, các đơn vị liên quan đề xuất xây dựng Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ hàng lang an toàn đường bộ, trong đó chú trọng quy định phân công nhiệm vụ cụ thể từng cơ quan, đơn vị… Từ đó, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra vi phạm. 

Đông thời đại diện VIDIFI cho rằng cần xem xét cả vai trò của địa phương. Bởi trên thực tế cần phải có sự vào cuộc của địa phương nếu không tình trạng tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông sẽ vẫn tiếp diễn. “Do địa phương chưa quyết liệt nên còn tình trạng người dân lấn chiếm. Như tại Quốc lộ 5, việc lấn chiếm hành lang bán hàng của các hộ dân sinh sống bên đường khá phổ biến, chúng tôi đã phối hợp với lực lượng thanh tra xử lý nhưng tình trạng vẫn tái diễn”.

Đồng quan điểm, ông Võ Trường Giang, Giám đốc Khu Quản lý đường bộ III, cũng phản ánh thực trạng người dân, doanh nghiệp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông nhưng người đứng đầu chính quyền địa phương lại có dấu hiệu ngó lơ. “Tại Khu III, có tới 16 đường mở không có giấy phép, đây hầu như doanh nghiệp lớn. Tôi kiến nghị, cần có chế tài xử lý người đứng đầu cấp giấy phép kinh doanh cho những doanh nghiệp này. Nếu không làm rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương, anh em ở đây rất khó xử lý”, ông Giang kiến nghị.  

Trong tình huống này, nếu chỉ quy trách nhiệm của người đứng đầu ngành giao thông là không phù hợp. Tôi kiến nghị Cục trưởng có ý kiến với Bộ và các đơn vị liên quan về vấn đề này. Ông Giang cũng đề xuất, nên thí điểm khởi tố một vụ việc vi phạm hành lang an toàn giao thông mới đủ sức răn đe. 


Empty
Ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam

Trước các kiến nghị trên, ông Nguyễn Xuân Cường, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, các Khu quản lý đường bộ, các Sở GTVT phải phát hiện kịp thời các vi phạm hành lang ATGT.

“Tôi đề nghị các khu, các sở GTVT khi tuần tra phát hiện sai phạm phải cương quyết, có văn bản đề xuất với UBND tỉnh cưỡng chế giải toả. Thái độ xử lý rất cương quyết tránh tình trạng “làm chiếu lệ”, tránh hiện tượng “làm cho xong thủ tục, khép hồ sơ”. Đây là trách nhiệm của các Khu, Sở phải làm đúng, các nhà đầu tư BOT cũng phải làm tương tự…”, ông Cường lưu ý.

Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu các Khu, Sở GTVT thống kê các vi phạm đấu nối vào hành lang an toàn giao thông trái phép, xem xét mức độ vi phạm của từng trường hợp. 

“Nếu vi phạm nghiêm trọng, cố tình ảnh hưởng đến mất an toàn giao thông chúng ta có thể đề nghị với UBND tỉnh chuyển cơ quan điều tra, đưa ra cơ quan pháp luật xử lý nghiêm minh”, ông Cường nhấn mạnh.

Mỹ Diệu
Hải Phòng không mở lại dải phân cách quốc lộ cũ
Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng yêu cầu UBND các quận, huyện rà soát, gia cố, rào chắn an toàn các dải phân cách ở các quốc lộ, cương quyết không mở lại các điểm đã đóng, nếu có trường hợp cố tình phá hoại thì có thể xem xét xử lý trách nhiệm hình sự.

Tai nạn giao thông liên hoàn, 3 người thương vong ở Bắc Ninh
Tài xế xe tải lấn làn gây va chạm khiến 2 xe chở công nhân đang lưu thông theo chiều ngược lại, gây tai nạn liên hoàn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương.

Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Các phương tiện ô tô trọng tải trên 10 tấn và xe khách 40 chỗ trở lên (trừ xe thực thi công vụ) sẽ bị cấm đi vào các tuyến giao thông hướng về trung tâm Hà Nội trong thời gian diễn ra lễ Quốc tang.

Thái Nguyên tăng xử lý vi phạm hoạt động vận tải
Thời gian qua, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Thái Nguyên đẩy mạnh kiểm tra theo kế hoạch, đợt cao điểm. Qua đó đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm những vi phạm về kết cấu hạ tầng, hành lang giao thông đường bộ, về kinh doanh vận tải, góp phần đảm bảo trật tự ATGT.

Bắc Giang ngăn chặn tình trạng xe quá trọng tải đi trên đê
Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Công văn gửi các Sở GTVT, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo việc ngăn chặn tình trạng xe quá trọng tải cho phép đi trên đê.

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong thời gian Quốc tang
Cục Hàng không Việt Nam vừa ra quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không trong thời gian tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhữnh hành vi sẽ bị cấm trong giao thông đường bộ
Từ 1/1/2025, Luật Đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực, trong đó quy định 6 hành vi mới bị nghiêm cấm trong giao thông đường bộ