Chuyên mục


Kiến nghị chỉnh phí kiểm định xe cơ giới

28/08/2023 11:31 (GMT +7)

Bộ Giao thông Vận tải vừa có Tờ trình gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc điều chỉnh giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Theo đó, tại Nghị định 30/2023/NĐ-CP, Chính phủ đã điều chỉnh thẩm quyền quy định giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới là Bộ Giao thông Vận tải, nhưng chưa điều chỉnh về hình thức nhà nước định giá đối với dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Hiện nay thị trường cung cấp dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới có 281 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thuộc nhiều thành phần kinh tế, hoạt động trên phạm vi toàn quốc

Hiện nay thị trường cung cấp dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới có 281 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thuộc nhiều thành phần kinh tế, hoạt động trên phạm vi toàn quốc

Sau khi có văn bản đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp cho ý kiến về việc điều chỉnh hình thức định giá hiện nay đối với dịch vụ kiểm định xe cơ giới từ "Nhà nước định giá cụ thể" sang "Nhà nước định giá tối đa", ngày 11/8/2023, Bộ Tài chính đã có công văn trả lời Bộ Giao thông Vận tải.

Theo Bộ Tài chính, Luật Giá số 16/2023/QH15 đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024 quy định Bộ Giao thông Vận tải quy định giá tối đa đối với dịch vụ kiểm định phương tiện vận tải bao gồm: dịch vụ đăng kiểm phương tiện giao thông, các tổng thành, hệ thống linh, kiện, phụ tùng của phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng; máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong giao thông vận tải và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông Vận tải căn cứ quy định pháp luật hiện hành để quy định giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới theo thẩm quyền. Đối với kiến nghị về hình thức định giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới, trường hợp Bộ Giao thông Vận tải đề xuất áp dụng hình thức nhà nước định giá tối đa đối với dịch vụ kiểm định phương tiện kiểm định xe cơ giới thì cần báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi Nghị định số 30/2023/NĐ-CP theo quy định.

Trước đó, Bộ Tư pháp cũng có công văn trả lời Bộ Giao thông Vận tải, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó" (khoản 1, Điều 12).

Nghị định số 149/2016/NĐ-CP quy định hình thức định giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới là mức giá cụ thể; trường hợp thay đổi hình thức định giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới cần ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 149/2016/NĐ-CP để đảm bảo phù hợp với quy định trên và thực hiện đúng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật".

Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 149/2016/NĐ-CP theo trình tự, thủ tục rút gọn để điều chỉnh hình thức nhà nước định giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới từ "Nhà nước định giá cụ thể" sang "Nhà nước định giá tối đa" cho phù hợp với thực tiễn hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới đang lưu hành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được chủ động đưa giá mức giá phù hợp, tiếp cận thị trường và quy định tại Luật Giá số 16/2023/QH15.

 
Hiện nay thị trường cung cấp dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới có 281 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thuộc nhiều thành phần kinh tế, hoạt động trên phạm vi toàn quốc; trong đó các trung tâm thuộc khối tư nhân đang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp là 192/281 đơn vị (chiếm 68,3% tổng số các trung tâm đăng kiểm). 

Sau khi Nghị định số 30/2023/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới có hiệu lực, điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới đã được mở rộng, số lượng doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới có thể tăng lên đáng kể do có sự tham gia của các trung tâm 3S/4S. Khi đó, hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới tiếp tục có sự cạnh tranh rộng hơn về cung cấp dịch vụ, giá cả theo cơ chế thị trường.

Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới thì theo từng khu vực, vùng miền sẽ có chi phí cấu thành giá dịch vụ khác nhau (thuê đất, chi phí nhân công, khấu hao thiết bị, chi phí quản lý…). Về nguyên tắc kinh tế thị trường, Nhà nước không nên cố định một mức giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới áp dụng cho nhiều loại hình đơn vị cung cấp dịch vụ đăng kiểm trên toàn quốc.

Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, việc điều chỉnh hình thức định giá hiện nay đối với dịch vụ kiểm định xe cơ giới từ "Nhà nước định giá cụ thể" sang "Nhà nước định giá tối đa" là cần thiết, phù hợp với thực tiễn hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới đang lưu hành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được chủ động đưa giá mức giá phù hợp, tiếp cận thị trường. Đồng thời, kiến nghị này cũng phù hợp với quy định tại Luật Giá số 16/2023/QH15.

Lâm Hoàng
Đề xuất thu phí không dừng ở sân bay
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng cho các cảng hàng không và một số nội dung liên quan đến mở rộng cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng.

Giảm 20% cho khách mua vé tàu sớm
Số ngày mua vé trước ngày tàu chạy từ 2-9 ngày bằng 95% giá vé, với mức mua 20 vé/chỗ; mua trước 10-19 ngày bằng 90% giá vé, với mức mua 20 vé/chỗ; mua trước từ 20 ngày trở lên bằng 80% giá vé, với mức mua 20 vé/chỗ...

Nội bộ bất nhất tại Tân Cảng Sài Gòn
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn dẫn đầu, vận hành hệ thống ePort hiệu quả nhiều năm nay, nhưng lạ là công ty thành viên Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) không phối hợp tốt với hãng tàu xử lý tờ khai khiến doanh nghiệp xuất hàng thông quan phức tạp...

Baemin rục rịch 'rút chân' khỏi Việt Nam
Baemin Việt Nam, một liên doanh giữa Delivery Hero và Woowa Brothers, đã bắt đầu thu nhỏ quy mô hoạt động tại thị trường Việt Nam và tiến hành cắt giảm nhân sự, thông tin này được công bố bởi Tech in Asia.

Khách bay hàng không tăng khoảng 20%
Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 44,1 triệu khách, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng hành khách quốc tế tăng 300,2%, đạt 11,5 triệu khách, còn khách nội địa giảm 3,6%, đạt 32,6 triệu khách.

Chuyện của Người làm vận tải khách du lịch
Hải Phòng được xác định là điểm đến quan trọng, là động lực đặc biệt để phát triển du lịch vùng Duyên hải. Người Đất Cảng đều mang trong mình tình yêu, kỳ vọng và góp sức để đưa thành phố chinh phục mục tiêu ấy. Với doanh nghiệp vận tải hành khách thì khát vọng đó thể hiện ở một góc rất riêng biệt...

Gemadept hưởng lợi nếu tăng giá bốc dỡ container?
Kết thúc quý II/2023, Gemadpt (GMD) báo lãi ròng hơn 1.646 tỷ đồng, gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý có mức lãi ròng cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này.