Chuyên mục


Khách quốc tế đến Huế tăng 49 lần

05/06/2023 08:17 (GMT +7)

Hoạt động du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục có nhiều khởi sắc, tổng thu từ du lịch trong 5 tháng đầu năm ước đạt 2.942 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ.

Trong 5 tháng đầu năm 2023, lượng khách du lịch đến Huế tăng 1,3% so với tháng trước, tăng gần 95% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế giảm 12,3% so với tháng trước, tăng gấp 31 lần so với cùng kỳ. Doanh thu từ du lịch ước đạt 690 tỷ đồng, tăng 3,8% so với tháng trước, tăng hơn 91% so với cùng kỳ.

Tính chung 5 tháng, lượng khách ước đạt 1.280 nghìn lượt, gấp 2,2 lần so với cùng kỳ; trong đó, khách quốc tế ước đạt 509 nghìn lượt, gấp 49 lần so với cùng kỳ. Tổng thu từ du lịch ước đạt 2.942 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ.

Huế có sức hụt đặc biệt với khách quốc tế

Huế có sức hụt đặc biệt với khách quốc tế

Để tiếp tục thu hút khách du lịch đến Huế trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế đang chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức thành công các hoạt động Lễ hội trong khuôn khổ Chương trình Festival Huế, trọng tâm là lễ hội “Huế vào thu” và “Mùa đông xứ Huế”.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về du lịch, bản sắc văn hóa Huế; tập trung chuyển đổi số ngành du lịch. Tiếp tục xúc tiến các đường bay nội địa, quốc tế đi và đến Cảng hàng không Quốc tế phú Bài. 

Xuất khẩu tăng 5,6%

Về tình hình kinh tế chung, trong tháng 5, kim ngạch xuất khẩu của Huế ước đạt 93,6 triệu USD, tăng 5,6% so với tháng trước, giảm 5,6% so với cùng kỳ; tính chung 5 tháng ước đạt 421,6 triệu USD, giảm 12,9% so với cùng kỳ; các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh “giảm” tập trung chủ yếu ở nhóm hàng may mặc giảm 16,7%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 36,2%.

Kim ngạch nhập khẩu tháng 5 ước đạt 71,4 triệu USD, tăng 12,5% so với tháng trước, giảm 10,6% so với cùng kỳ; tính chung 5 tháng ước đạt 274,3 triệu USD giảm 21,9% so cùng kỳ; sản phẩm nhập khẩu giảm chủ yếu tập trung nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may giảm hơn 34% do nguồn đơn hàng xuất khẩu của các công ty may mặc sụt giảm mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 22.500 tỷ đồng, tăng 19% so cùng kỳ. Doanh thu vận tải, bốc xếp ước đạt 1.850 tỷ đồng, tăng gần 20% so cùng kỳ.

Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng 64.100 tỷ đồng, tăng 5,98% so với cuối năm 2022; tuy nhiên, dư nợ tín dụng tại các TCTD ước đạt 75.100 tỷ đồng, tăng 1,02% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm trước tăng 6,18%), cho thấy tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nền kinh tế tiếp tục khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng tăng 2,16%, thấp hơn bình quân chung của cả nước là tăng 3,84%.

Trước tình hình đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình trong nước và quốc tế tác động đến thực hiện nhiệm vụ của địa phương 6 tháng cuối năm để chủ động các phương án, kịch bản tăng trưởng, kịp thời báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh định hướng, có giải pháp phù hợp trong quản lý, chỉ đạo, điều hành phát triển KT-XH năm 2023; phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP cả năm đạt từ 9%-10%.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 23% kế hoạch

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, đến ngày 25/5/2023 đã giải ngân là 1.356,144 tỷ đồng/5.923,257 tỷ đồng, đạt 22,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó: vốn cân đối ngân sách địa phương giải ngân 622,351 tỷ đồng, đạt 19,3% kế hoạch; vốn NSTW (vốn trong nước) giải ngân 648 tỷ đồng, đạt 39,2% kế hoạch (trong đó, vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã giải ngân 53,723/411 tỷ đồng, đạt 13,1% kế hoạch); vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 50,597 tỷ đồng, đạt 7,4% kế hoạch; Vốn NSTW của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giải ngân 35,187 tỷ đồng, đạt 9,6% kế hoạch.

Ngoài ra, đã giải ngân các nguồn vốn giao bổ sung từ nguồn tăng thu ngân sách tỉnh năm 2021, 2022 là 238,834/829,703 tỷ đồng, đạt 28,8% kế hoạch. Như vậy, tổng số kế hoạch đầu tư công năm 2023 của tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao đến nay là 7.209,294 tỷ đồng, giải ngân đến thời điểm báo cáo là 1.668,874 tỷ đồng, đạt 23,1% kế hoạch. Dự kiến đến ngày 30/6/2023, tỷ lệ giải ngân chung toàn tỉnh đạt khoảng 40%.

Đến nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện thủ tục để phân bổ chi tiết số vốn kế hoạch 2023 còn lại theo quy định (19 dự án với tổng vốn dự kiến giao 739,8 tỷ đồng); quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, đảm bảo giải ngân 100% vốn được giao trước 31/12/2023; 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia; các công trình, dự án khắc phục hậu quả thiên tai năm 2022 từ nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu tại Quyết định số 1661 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tiến độ thi công, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về đất đai, tài nguyên… để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất là các dự án trọng điểm của tỉnh. Rà soát, cắt giảm kế hoạch vốn của các dự án triển khai chậm để bổ sung vốn cho các dự án có khả năng giải ngân và có nhu cầu bổ sung vốn, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa, liên kết vùng, thúc đẩy tăng trưởng.

Hồng Nhi
Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.

Quảng Nam đề xuất phương án đầu tư QL.14D
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư và sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo QL14D theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động lấn biển, có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.

Thay đổi thú vị về ô tô và xe máy trong hơn một thập kỷ qua
Theo Báo cáo “Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2022” của Tổng cục Thống kê, tình hình ô tô và xe máy tại Việt Nam qua hơn 1 thập kỷ đã có nhiều thay đổi thú vị.

Hà Nội: Tìm nhà thầu xây cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A
Dự án cầu vượt nút giao Đường tỉnh 427 với Quốc lộ 1A hoàn chỉnh hướng tuyến mới của đường 427 theo quy hoạch, giúp kết nối với đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ một cách thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Chấn chỉnh công tác quản lý vận tải ô tô tại địa phương
Thanh tra Bộ GTVT vừa báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch 12882 ngày 14/11/2023 của Bộ GTVT về kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Cứ mỗi phút có 5 chiếc xe máy được mua
Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, lượng xe máy mới bán ra trong quý I năm 2024 đạt trên 603.000 chiếc, giảm gần 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.