Chuyên mục


Hệ thống đường sắt, cảng biển phải là "huyết mạch" nền kinh tế

03/03/2023 13:26 (GMT +7)

Sáng 2/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ GTVT, một số bộ, ngành liên quan về kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch về mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Theo cáo cáo của Bộ GTVT, mục tiêu đặt ra đến năm 2030, hệ thống cảng biển của Việt Nam đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.140 đến 1.423 triệu tấn (trong đó hàng container từ 38 đến 47 triệu TEU); hành khách từ 10,1 đến 10,3 triệu lượt khách.

Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 33.600 ha và tổng nhu cầu sử dụng mặt nước phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 606.000 ha.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đầu tư mạng lưới đường sắt có thể theo lộ trình, phân kỳ phù hợp, nhưng quy hoạch phải được lập một cách hệ thống, đồng bộ và tổng thể và có tầm nhìn xa - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đầu tư mạng lưới đường sắt có thể theo lộ trình, phân kỳ phù hợp, nhưng quy hoạch phải được lập một cách hệ thống, đồng bộ và tổng thể và có tầm nhìn xa - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 313.000 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa), được huy động chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước tập trung cho hạ tầng hàng hải công cộng; khu vực trọng điểm, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư.

Các dự án đầu tư, phát triển mạng lưới đường sắt đến năm 2030 sẽ theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá trên các hành lang vận tải chính có nhu cầu vận tải lớn; phát huy thế mạnh vận tải hàng hóa, hành khách khối lượng lớn, cự ly từ trung bình đến dài. Tập trung khai thác tối đa năng lực mạng đường sắt hiện có và đầu tư xây dựng một số tuyến đường sắt mới đồng bộ, hiện đại kết nối cảng biển cửa ngõ, các trung tâm kinh tế lớn.

Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt 11,8 triệu tấn, chiếm thị phần khoảng 0,27%; khối lượng vận chuyển hành khách đạt 460 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 4,40% (trong đó đường sắt quốc gia 21,5 triệu khách, chiếm thị phần khoảng 1,87%). Khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt 7,35 tỷ tấn.km, chiếm thị phần khoảng 1,38%; hành khách 13,8 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 3,55% (trong đó đường sắt quốc gia 8,54 tỷ khách.km, chiếm thị phần khoảng 2,22%).

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho mạng lưới đường sắt đến năm 2030 khoảng 240.000 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Ngay sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch về mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT đã chủ động triển khai tuyên truyền về quy hoạch, đánh giá thực hiện 1 năm thực hiện quy hoạch, xây dựng, hoàn thiện các  văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng quy hoạch chi tiết cảng biển, ga đường sắt, bố trí nguồn vốn trung hạn…

Quy hoạch chi tiết, đầu tư phân kỳ

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá Bộ GTVT đã triển khai rất kịp thời 2 quy hoạch. Đối với quy hoạch hệ thống đường sắt, Phó Thủ tướng yêu cầu: Quy hoạch cần bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

1312

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, các hành lang vận tải chính Đông-Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn. Đầu tư có thể theo lộ trình, phân kỳ đoạn tuyến phù hợp với yêu cầu phát triển, điều kiện nguồn lực, tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội; nhưng quy hoạch phải được lập một cách hệ thống, đồng bộ và tổng thể và có tầm nhìn xa, phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội, kết nối các trung tâm kinh tế lớn, gắn kết đồng bộ hệ sinh thái kinh tế công nghiệp - dịch vụ - cảng biển - đô thị và hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và hàng hải.

Cần nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị hiện đại để giải quyết căn cơ bài toán ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn.

Về nguồn lực thực hiện quy hoạch ngoài vai trò dẫn dắt của vốn đầu tư công cần đa dạng hoá nguồn vốn, các hình thức, phương thức đầu tư các dự án đường sắt, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức đối tác công-tư để huy động các nguồn lực xã hội.

Phó Thủ tướng gợi mở: "Một con đường mới sẽ mở ra không gian phát triển mới, vì vậy Bộ GTVT phải phối hợp chặt chẽ với Bộ TN&MT quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị (TOD) tại các nút giao thông, nhà ga đường sắt tạo quỹ đất, phát huy nguồn lực đầu tư trở lại cho đường sắt. Với quy hoạch và nguồn vốn đầu tư hàng trăm tỷ đô la chúng ta có thể thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp đường sắt để từng bước tự chủ, làm chủ khoa học công nghệ phương tiện, vật tư, trang thiết bị cho đường sắt". 

Quan tâm phát triển cảng nội địa đường thuỷ

Về đầu tư hệ thống cảng biển, Phó Thủ tướng đề nghị xem xét tổng thể hệ thống cảng biển tổng hợp, chuyên dụng, cảng nội địa đường thuỷ để có kế hoạch cải tạo, phát huy tiềm năng vận tải từ mạng lưới sông ngòi dày đặc trên cả nước.

"Các đồng chí phải rút ra những bài học, kinh nghiệm từ sự quan tâm chưa thoả đáng, quản lý, phối hợp chưa đồng bộ, từ đó, chọn những điểm đột phá", Phó Thủ tướng nói.

Trong quá trình triển khai các dự án đường sắt, cảng biển, quan trọng nhất là "tín hiệu thị trường, khả năng kết nối, đồng bộ, hiệu quả, điều kiện tự nhiên thuận lợi".

Phó Thủ tướng cũng trao đổi về định hướng một số dự án đường sắt, cảng biển quan trọng trong quy hoạch và đề nghị trong giai đoạn 2023-2025 Bộ GTVT phải tập trung thực hiện một số dự án cụ thể; đồng thời điều tra, đánh giá, tính toán kỹ các dự án sẽ triển khai trong giai đoạn tiếp theo; trả lời các câu hỏi: Ai sẽ đầu tư, hiệu quả kinh tế ra sao, vai trò của Nhà nước thế nào?

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Ưu tiên đầu tư đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Lạng Sơn
Chiều ngày 21/4, tại thành phố Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2024.

Cao tốc bị ngắt điện vì ban quản lý nợ phí
Ban quản lý dự án Thăng Long chưa bố trí kinh phí trả tiền điện khiến đơn vị điện tạm ngưng cung cấp điện tại các nút giao trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận.

Tân Cảng 128 mở dịch vụ chuyển tải bằng đường thủy nội địa
Sáng ngày 17/4/2024, tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức Buổi làm việc giới thiệu về “Giải pháp vận tải đường thuỷ của Tân Cảng Sài Gòn tại Cảng Tân Cảng 128 – Hải Phòng”.

Quảng Nam đề xuất phương án đầu tư QL.14D
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện hồ sơ, thủ tục đầu tư và sớm triển khai đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo QL14D theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động lấn biển, có hiệu lực từ ngày 16/4/2024.