HC-Smart DAT và Ca-bin nâng chất lượng đào tạo lái xe
Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam, các sở GTVT và các cơ sở đào tạo lái xe ô tô trang bị và duy trì ca-bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Nhằm ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học Pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1), Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường bộ Việt Nam, các sở GTVT và các cơ sở đào tạo lái xe ô tô trang bị và duy trì ca-bin học lái xe ô tô, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Thời gian qua, Công ty Cổ phần HC - Phát triển Công nghệ Smart Parking (HC Group) đã tập trung nghiên cứu đưa vào ứng dụng sản phẩm thiết bị giám sát thời gian và quãng đường thực hành lái xe HC-Smart DAT, Ca-bin tập lái xe góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần đảm bảo ATGT.
HC- Smart DAT là viết tắt của cụm từ “Thiết bị giám sát thời gian và quãng đường thực hành lái xe thông minh”. Sản phẩm do HC Group phát triển, đáp ứng đầy đủ QCVN105/2020/BGTVT, được sử dụng lắp trên xe học lái trong các cơ sở đào tạo lái xe. Thiết bị có chức năng xác thực thông tin người học và người dạy thông qua vân tay, thẻ RFID và camera AI. Đồng thời, mọi dữ liệu về hành trình xe chạy (thời gian, tọa độ, tốc độ), thời gian, quãng đường học thực hành… sẽ được lưu trữ trên Hệ thống Giám sát đào tạo lái xe HC SKY, giúp người dùng dễ quản lý và tra cứu. Đồng thời, dữ liệu này sẽ tự động truyền đến Cục ĐBVN theo đúng quy định.
Đội ngũ kỹ sư của HC Group đã tập trung nghiên cứu và đưa ra sản phẩm với các tính năng vượt trội của sản phẩm HC-Smart DAT như:
Xác thực người dạy và người học trên xe: Việc xác thực có thể thông qua quét thẻ RFID, chấm vân tay hoặc nhận diện khuôn mặt qua camera AI trong quá trình học viên đăng nhập/đăng xuất; có ghi lại thời điểm, tọa độ đăng nhập, đăng xuất và đưa ra báo hiệu.
Ghi và lưu trữ dữ liệu trên thiết bị: Lưu trữ các thông tin về giảng viên, người học lái, thời điểm, tọa độ bắt đầu và kết thúc của người học, thời gian và quãng đường học của từng học viên.
Tra cứu, xuất báo cáo: Ngoài lưu trữ trên thiết bị, dữ liệu còn được truyền tải và lưu trữ trên hệ thống giám sát đào tạo lái xe HC SKY qua đường truyền 4G. Tại đây, người quản lý, giảng viên hay học viên đều có thể dễ dàng đăng nhập vào hệ thống để tra cứu thông tin theo quyền được cấp bởi người quản lý. Theo đó, các thông tin có thể tra cứu như: thời gian học thực hành trên xe tập lái, quãng đường thực hành, kết quả tập lái, danh sách giảng viên, học viên… một cách trực quan và tiện lợi.
Nhằm đảm bảo tính chính xác cao, độ an toàn, chất lượng đào tạo lái xe, ngoài các chức năng phục vụ quản lý sạt hạch lái xe, thiết bị giám sát thời gian và quãng đường thực hành lái xe HC-Smart DAT do HC Group phát triển còn đáp ứng đầy đủ quy chuẩn do Bộ GTVT đưa ra.
Nhà sản xuất HC Group khuyến cáo khách hàng, người tiêu dùng một số lưu ý như: Trước khi sử dụng sản phẩm, vui lòng tuân theo các quy định chung; các biện pháp phòng ngừa an toàn khi sử dụng các thiết bị điện tử; chỉ sử dụng nguồn điện và pin được khuyến nghị; để đảm bảo an toàn, không chạm vào bên trong sản phẩm nếu thiết bị đã bị rơi hoặc hư hỏng; không sờ vào dây điện khi tay ướt; cẩn thận không để màn hình bị va đập mạnh; không va chạm hoặc ấn mạnh vào ống kính máy ảnh; không ấn quá mạnh vào mô-đun vân tay.
Hệ thống hoạt động khi người học đang thực hành Ca-bin tập lái xe HC SMART CABIN (HC-SCB2.0, sản phẩm của HC GROUP)
Người học tác động vào các cần điều khiển (tay lái, bàn đạp, cần số…), tín hiệu được chuyển về mạch điều khiển, kết hợp với tín hiệu của cảm biến được mạch điều khiển gửi về máy tính. Đối với số tay: Cần số ở bên trái, người học phải nhấn bàn đạp côn (ly hợp) mới vào các cửa số được. Đối với số tự động: Cần số ở bên phải, người học phải nhấn bàn đạp phanh mới chuyển được cần số giữa các vị trí: P =>R=>N=>D hoặc ngược lại. Chuyển giữa vị trí D và (+/-) không cần nhấn bàn đạp phanh.
Phần mềm mô phỏng nhận đầu vào là các tín hiệu điều khiển, tính toán xác định trạng thái mới của xe với các thông số động học mới. Phần mềm hiển thị trạng thái mới lên màn hình, mô phỏng các âm thanh của động cơ/đèn/còi, gửi tín hiệu trạng thái về bộ điều khiển sàn dao động (PLC). Tín hiệu gửi về PLC là chênh lệch độ cao so với điểm cân bằng của 3 điểm ứng với 3 đỉnh tam giác đều gắn trên sàn ca-bin, tương ứng với thay đổi 3 độ cao của mô hình ảo trong phần mềm. Ví dụ: Nếu mô hình ảo trong phần mềm lên dốc nghiêng góc 15 độ thì sàn dao động cũng nhận được tín hiệu để thay đổi góc nghiêng dốc lên 15 độ.
Bộ điều khiển của sàn dao động tính toán và điều khiển góc quay độc lập của 3 động cơ thông qua các biến tần. Bộ điều khiển nhận tín hiệu phản hồi của các encoder (ứng với góc quay các động cơ) để kiểm tra, ra lệnh tiếp tục quay cho đến khi đạt góc quay cần thiết thì ra lệnh dừng. Bộ điều khiển gửi tín hiệu báo hoàn thành về cho máy tính.
Hướng dẫn vận hành hệ thống
Khi bật hệ thống: Mở hộp điều khiển của sàn dao động, chuyển Automat tổng về vị trí ON. Các thiết bị điện trong hộp điều khiển được cấp nguồn, có đèn nguồn báo sáng, các biến tần không báo lỗi ERR. Tay lái tự động quay hết sang trái, sang phải, rồi về vị trí giữa. Nếu có lỗi tham khảo trong mục “Hướng dẫn xử lý một số sự cố”.
Giáo viên nhấn nút nguồn (Power) trên máy tính. Hệ thống phần mềm và máy tính khởi động theo quy trình thông thường (thường mất khoảng 1 - 3 phút để máy tính và phần mềm sẵn sàng làm việc). Khi kết thúc khởi động, các màn hình của ca-bin hiển thị hình ảnh chờ, màn hình của giáo viên hiển thị hình ảnh chờ đăng nhập.
Giáo viên nhấn nút “Chạy” trên hộp điều khiển đặt trên bàn giáo viên.
Bộ điều khiển sàn dao động (PLC) ra lệnh cho các động cơ về vị trí “sẵn sàng làm việc”, là vị trí trung bình của sàn dao động, vào trạng thái sẵn sàng đợi lệnh từ máy tính.
Người học đến bàn giáo viên, đặt ngón tay lên hộp điều khiển để thu nhận vân tay, xác nhận ca học thực hành. Nếu phần mềm nhận dạng được vân tay sẽ kích hoạt phiên làm việc, ngược lại sẽ báo lỗi trên màn hình.
Giáo viên chọn bài học thực hành có trong danh mục. Người học ngồi vào ghế lái ca-bin và bắt đầu thực hiện các động tác trong quy trình khởi động/khởi hành xe theo điều kiện của bài tập thực hành đã quy định trước.
Khởi động/khởi hành xe: Người học đạp bàn đạp côn (với số tay), đạp bàn đạp phanh (với số tự động);
Vặn chìa khóa điện về nấc Ignition (kế tiếp sau nấc ON) trong thời gian 1 - 3 giây. Ca-bin phát ra tiếng khởi động động cơ, tiếp theo đó là tiếng máy xe vận hành. Thả chìa khóa trở về nấc ON.
Số tay: Đẩy cần số vào vị trí 1, nhả bàn đạp côn từ từ cho đến khi thấy xe bắt đầu chuyển động.
Số tự động: Đẩy cần số vào vị trí D, nhả bàn đạp phanh cho đến khi xe chuyển động. Người học có thể chủ động chuyển sang chế độ số bán tự động bằng cách gạt cần số sang vị trí (+ / -), “+” là tăng 1 cấp số, “-“ là giảm 1 cấp số.
Khi dừng khẩn cấp: Nút dừng khẩn cấp (trên hộp điều khiển đặt trên bàn giáo viên) được nhấn khi hệ thống có sự cố bất thường, cần dừng ngay lập tức để tránh các nguy hiểm cho hệ thống và cho con người.
Giáo viên nhấn nút “Dừng khẩn cấp” trên hộp điều khiển đặt trên bàn.
Bộ điều khiển sàn dao động (PLC) NGAY LẬP TỨC dừng các lệnh đang thực hiện, ngừng cấp điện cho động cơ sàn dao động, hệ thống dừng và giữ ngay ở vị trí hiện tại.
Khi tắt hệ thống: Giáo viên nhấn nút “Dừng” trên hộp điều khiển đặt trên bàn. Bộ điều khiển sàn dao động (PLC) dừng các lệnh đang thực hiện, ra lệnh cho các động cơ về vị trí “nghỉ”, là vị trí thấp nhất của sàn dao động. Giáo viên nhấn nút nguồn (Power) trên máy tính. Hệ thống phần mềm và máy tính tắt theo quy trình thông thường (thường mất khoảng 1 phút) cho đến khi đèn nguồn trên máy tính tắt. Mở hộp điều khiển của sàn dao động, chuyển Aptomat tổng về vị trí OFF. Các thiết bị điện trong hộp điều khiển bị ngắt nguồn điện.
Các chú ý khi lắp đặt hệ thống ca-bin tập lái: Để hệ thống đạt được chất lượng mong muốn và tuổi thọ thiết bị cao, hãy chú ý các điểm lưu ý sau đây khi cài đặt, vận hành:
Nguồn cung cấp và nối đất thiết bị, nguồn điện cấp cho hệ thống là điện 220v AC 1 pha 50 - 60Hz. Trước khi tháo lắp sửa chữa thiết bị hãy ngắt kết nối giữa các thiết bị này với nguồn cấp; hãy nối khung của thiết bị với đất để khử tĩnh điện.
Các yêu cầu về độ ẩm, lắp đặt thiết bị trong môi trường khô ráo; tránh ẩm, thấm nước…; không di chuyển thiết bị đã cài đặt tới các nơi có thể làm ẩm, ướt thiết bị; không sử dụng tay ướt và vật dung ẩm, ướt chạm vào thiết bị.
Vị trí lắp đặt, khi vận hành, ca-bin có thể nghiêng góc đến 30 độ theo cả 2 phương ngang/dọc. Vì vậy, hãy đảm bảo khoảng cách đến các thiết bị khác, tránh va chạm làm hư hỏng thiết bị, đặc biệt là các màn hình phía trước.
An toàn thiết bị, không tự tiện thay đổi cấu hình các thiết bị trong hộp điều khiển và của máy tính; không tự tiện cài đặt phần mềm lên máy tính, hoặc cắm USB vào máy tính.