Chuyên mục


Xuất hiện phí thu thêm khủng ở Trung tâm đào tạo lái xe Đại học Thành đô

10/10/2022 10:06 (GMT +7)

So với mức khung thông báo ban đầu, giáo viên tại trung tâm đào tạo lái xe trên đã thông báo tăng phí đào tạo thêm 6 triệu đồng, tương đương 60% "bằng miệng". Lý do đổi tại Thông tư mới.

Nộp hồ sơ học lái xe từ tháng 5/2022, chị N.T.L (Tây Hồ, Hà Nội) cùng nhiều học viên khác cho biết đã nộp tiền, cũng học gần xong khoá đào tạo và đang chuẩn bị bước vào kì thì sát hạch của Trung tâm Đào tạo lái xe Đại học Thành Đô. Bỗng dưng, giáo viên dạy lái gọi điện báo học viên phải nộp thêm 6 triệu mới xong khoá học. Khoản phí này không nằm trong khoản mục chi phí báo giá khi bán khoá đào tạo.

289695901_5282281815197041_3724505469062985074_n

Giáo viên giải thích, học lái trên đường trường đang bị giám sát chặt, cùng với việc học và thi trên mô hình mô phỏng, học viên sẽ phải nộp thêm học phí so với mức thông báo ban đầu khoảng 60%. Mức phí thêm này đối với học viên là vô lý, gây bức xúc: "Ngay ban đầu khi đóng tiền trung tâm cam kết là 10 triệu đồng tiền học phí không thu thêm bất kì khoản nào, bây giờ lại bảo thu thêm 6 triệu đồng chỉ vì học đường trường DAT như thế là khó chấp nhận", chị L nói. 

Chị L cũng cho biết thêm, bản thân chồng chị cũng là một người có kinh nghiệm lái xe lâu năm, thường xuyên cùng chị tới bãi tập. Nhưng thầy K người phụ trách đào tạo không trực tiếp giảng dạy, mà chỉ cho chị cùng chồng ngồi cạnh hướng dẫn, và tự tập trên bãi xe. 

Các học viên nhận được thông báo tăng học phí là do thầy phụ trách giảng dạy gọi điện, chứ không có giấy tờ cũng như văn bản chi tiết. B.T.A (Nam Từ Liêm, Hà Nội) - một học viên cũng cùng khóa chị L cũng khá bất ngờ: "Có phải tăng 1-2 triệu đâu, tăng đến 6 triệu, tức là hơn gấp rưỡi, như thế làm sao mà nghe được. Tôi cảm giác có gì đó không minh bạch". 

Hình ảnh chuyển khoản tiền đăng ký chạy DAT cho thầy K

Hình ảnh chuyển khoản tiền đăng ký chạy DAT cho thầy K

Nhận được phản ánh của độc giả, PV Banduong đã liên hệ với thầy K, tuy nhiên giáo viên từ chối trả lời các câu hỏi và đề nghị học viên đến làm việc trực tiếp. 

Tìm theo thông tin được cung cấp, chúng tôi liên hệ với thầy T, cũng là giảng viên của Trung tâm đào tạo lái xe Đại học Thành đô. Người này cho biết, mức học phí sẽ khoảng từ 9 - 14 triệu đồng cho bằng B1. Trong đó, nếu học viên chọn gói 9 triệu đồng, chỉ được tập trên bãi xe cùng lý thuyết và mô phỏng. Người này cho biết, theo luật mới bây giờ thì phải học thêm hơn 710km đường trường cho bằng B1, cho nên muốn học trọn gói phải mất tới 14 triệu đồng. "Thời điểm tháng 4, tháng 5 thì 10 triệu là đúng rồi, còn bây giờ thì không có giá đấy", học phí cao nhất theo thầy T đưa ra vẫn thấp hơn khoản tổng mà học viên cũ đang phải trả. Như vậy, không rõ là khoản phí lái đường trường 6 triệu là do giáo viên tự nâng khống lên hay được Trung tâm Thành đô "bật đèn xanh"?

Hiện nay, mức thu học phí đào tạo lái xe ô tô đều do các cơ sở đào tạo lái xe xây dựng và quyết định mức thu học phí cụ thể đối với từng hạng giấy phép lái xe chi tiết theo từng học phần. 

Tham khảo một số cơ sở trong địa bàn thành phố Hà Nội thì thấy đa phần các trung tâm không nhắc đến khoản phí học đường trường bổ sung theo Thông tư mới. Chẳng hạn, tại Trung tâm đào tạo lái xe C500 - Học viện An ninh nhân dân, mức học phí đào tạo lái xe B1 là 10.500.000 đã bao gồm 24 giờ thực hành trên đường và 41 giờ tập lái (khác so với trước đây là 45 giờ tập lái và 20 giờ thực hành). 

Tại trung tâm đào tạo lái xe Ngọc Hà, mức giá được báo cho học viên giao động từ 12-13 triệu cho học theo nhóm 1-2 người cũng bao gồm toàn bộ thời gian thực hành và lý thuyết. 

Sau khi Thông tư 04/2022 của Bộ Giao thông vận tải có hiệu lực từ ngày 15/6/2022, các học viên sẽ phải học và thi trong ca bin mô phỏng. Đây là một nội dung học mới. Việc học lái xe ô tô trên ca bin mô phỏng sẽ bắt đầu bằng những bài tập cơ bản như cách vận hành xe, thực hành lên dốc, đường vuông góc, đường quanh co giống như bài sa hình thi sát hạch. Tiếp đến, học viên sẽ được thực hành bài tập nâng cao với kỹ năng lái xe trên các địa hình phức tạp hơn như đường đồi núi, đường cao tốc, đường trong thành phố.

Ngoài ra, cũng theo Thông tư này, học viên muốn hoàn thành khoá học và được cấp bằng thì phải thực hành lái xe đủ 710 - 800km đường trường. Được giám sát chặt chẽ bằng cả hình ảnh và dữ liệu lưu trên xe tập lái, buộc giáo viên và học viên phải dạy đủ, học đủ đúng theo quy định của nhà nước.

Một số trung tâm tận dụng Thông tư tăng khoản phí lớn cho học viên đang học dở khoá với lý do, trung tâm đào tạo lái xe phải tự bỏ một khoản chi phí xăng dầu đi lại, giáo viên dạy thêm giờ cho việc học viên phải thực hành lái xe đủ số km đường trường.

Thực tế, Thông tư 04/2022 của Bộ GTVT chỉ nhằm quản lý chặt chẽ, thực chất hơn công tác đào tạo lái xe, chứ không tăng thời gian học hay quãng đường thực hành. Đơn cử, quy định học viên phải học đủ 710 - 800km đường trường đã được quy định tại Thông tư 13/2018 của Bộ GTVT. Đối chiếu thông tư cũ và thông tư 04 thì tổng số giờ học không thay đổi. Theo đó, số giờ thực hành lái xe trên đường trường tăng thì số giờ học thực hành trên sân tập giảm theo tương ứng.

Điểm mới của Thông tư 04 là ở chỗ, thay vì đề cho các trung tâm đào tạo tự quản lý, giám sát, thì nay Tổng cục Đường bộ VN sẽ làm việc này, thông qua dữ liệu mà các cơ sở đào phải cung cấp, để đảm bảo việc học đủ, học thật, chứ không hề tăng thêm giờ học.

Nghiêm cấm cơ sở đào tạo tuỳ tiện tăng giá

Theo ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Phương tiện và Người lái, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, việc này sẽ ngăn được tình trạng “ăn gian” giờ học, giờ dạy trong đào tạo lái xe ô tô. ...Nhưng nhiều trung tâm dạy lái lại đang tự ý lấy thêm tiền của học viên.

Trước những thông tin xung quanh vấn đề lệ phí học lái xe ô tô, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng đã ban hành thông báo yêu cầu các cơ sở đào tạo lái ô tô trên địa bàn thành phố tập trung nguồn lực để bổ sung cơ sở vật chất, hoàn thiện các hạng mục lắp đặt, trang thiết bị bổ sung phục vụ đào tạo lái xe đáp ứng lộ trình đã được Bộ Giao thông Vận tải quy định. Đồng thời, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội nghiêm cấm cơ sở đào tạo tuỳ tiện tăng giá.

Cụ thể, cơ sở đào tạo phải áp dụng và niêm yết công khai mức học phí tại khu vực tuyển sinh; thu phí theo đúng hướng dẫn về cơ chế quản lý tài chính đào tạo lái xe cơ giới đường bộ được quy định tại Thông tư liên tịch số 72 của của liên Bộ Tài chính - Bộ Giao thông Vận tải; Không được tùy tiện tăng học phí gây mất ổn định. Các cơ sở phải báo cáo cơ quan chủ quản và Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khi thay đổi mức thu học phí để giám sát.

Đồng thời, các cơ sở đào tạo phải tuyển sinh theo đúng nội dung quy chế đã ban hành; Kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quy chế tuyển sinh, tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đáp ứng nhu cầu học, thi lấy giấy phép lái xe của Nhân dân và thực hiện đầy đủ các điều khoản hợp đồng bảo đảm chất lượng đào tạo và quyền lợi của người học.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đột xuất đối với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn thành phố thuộc thẩm quyền quản lý của Sở và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong tuyển sinh, thu phí đào tạo lái xe đối với các tổ chức, cá nhân.

Mỹ Diệu
Tập đoàn Dabaco bị tố thu phí nhà ở xã hội bất thường
Tại Bắc Ninh, cư dân sinh sống ở Khu nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm mới đây liên tục căng băng rôn khẩu hiệu trên đường trước trụ sở chủ đầu tư CTCP Tập đoàn Dabaco đề nghị cấp lại nước, đối thoại về mức phí dịch vụ 8.500 đồng/m2...

Bài 2: 'Xe đạp điện trá hình' và hiểm hoạ tai nạn giao thông ở học sinh
Tai nạn giao thông gia tăng liên quan đến học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện thời gian gần đây đã ít nhiều tạo cái nhìn không tốt trong dư luận. Tuy nhiên, thực trạng này lại mâu thuẫn với những giá trị tiện ích đem lại cho người tiêu dùng và xã hội mà nhiều nhà sản xuất xe mong muốn.

Bài 1: Xe đạp điện 'trá hình trước mặt' cơ quan chức năng!
Xe đạp điện là một trong những mặt hàng đang bị bát nháo nhiều nhất về chất lượng và nguồn gốc. Đáng ngại lên mức cảnh báo đỏ bởi những chiếc xe "râu ông nọ cắm cằm bà kia", hàng nhái hoặc là có tên lạ hoắc lạ hơ... đang được học sinh, con em điều khiển với tốc độ xe máy đến trường.

Tập đoàn Anh Vinh đẩy BIDV vào vụ kiện thế nào?
BIDV phát hành thư bảo lãnh khoản tạm ứng cho CTCP Tập đoàn Thành Vinh tại 2 dự án thầu giao thông và đảm bảo hoàn trả vô điều kiện cho chủ đầu tư Ban Giao thông TPHCM. Nhưng các cam kết đang bị phá vỡ.

Thông báo về 02 tổ chức khủng bố “Nhóm Hỗ trợ người Thượng - MSGI” và “Người Thượng vì công lý - MSFJ”
Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an thông báo 02 tổ chức dưới đây đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố.

CSGT kịp thời đưa bệnh nhân tai biến đi cấp cứu
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên quốc lộ 91, CSGT tỉnh An Giang đã nhanh chóng dùng xe đặc chủng, kịp thời đưa người phụ nữ có biểu hiện tai biến đi cấp cứu.

Tài xế xe khách chạy quá tốc độ, nhiều lần tông vào xe CSGT
CSGT phát hiện Nguyễn Văn Giang điều khiển xe khách chạy quá tốc độ nên ra hiệu lệnh dừng xe, tuy nhiên Giang không chấp hành mà bỏ chạy, tông nhiều lần vào đuôi xe chuyên dụng.