Chuyên mục


Hà Nội sẽ tổng kiểm tra phòng cháy, chữa cháy liên quan đến hệ thống điện

20/04/2023 20:08 (GMT +7)

Từ năm 2018 đến nay, 76,4% số vụ cháy tại Hà Nội liên quan đến hệ thống điện. Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn yêu cầu các đơn vị tổ chức tổng kiểm tra PCCC liên quan hệ thống điện và đứng đầu các đơn vị phải tổng kiểm tra địa bàn mình phụ trách.

Chiều 19/4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì hội nghị tăng cường công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong quản lý, sử dụng điện trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn

76,4% số vụ cháy nổ liên quan đến hệ thống điện

Tại hội nghị Đại tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an TP. Hà Nội) cho biết, từ năm 2018 đến nay, trong tổng số 2.044 vụ cháy, nổ trên địa bàn Hà Nội thì có 1.562 vụ có liên quan đến hệ thống điện (chiếm 76,4% tổng số vụ cháy). Cụ thể là có 16 vụ cháy lớn, 11 vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng, 2 vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng, (chiếm 35,4% số vụ cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng); 325 vụ cháy trung bình, 1.207 vụ cháy nhỏ; làm 34 người chết, 62 người bị thương; thiệt hại tài sản khoảng 180 tỷ đồng.

Ngoài ra còn 2.470 vụ chập điện trên cột, đường dây dẫn điện trên cột và 1.852 vụ sự cố chập điện trong nhà. 3.041 vụ, sự cố chập điện trên cột, đường dây dẫn điện.

Nguyên nhân cháy, nổ của hệ thống điện bên trong nhà, công trình là do việc thiết kế lựa chọn dây dẫn lắp đặt, thiết bị bảo vệ trong nhà, thiết bị sử dụng điện không được kiểm soát, tính toán và lựa chọn phù hợp đúng theo các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp.

Hệ thống điện sử dụng tại các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, nhà ở hộ gia đình về mặt kỹ thuật quy định trong thiết kế lắp đặt phải có điều chỉnh phù hợp để đảm bảo an toàn trong sử dụng, nhưng phần lớn chủ hộ, chủ đầu tư không nắm được các yêu cầu về quy định sử dụng điện an toàn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong thiết kế lắp đặt nên không có kiểm soát cho người tư vấn thiết kế, thậm chí không thiết kế, lắp đặt theo chủ quan; không lựa chọn được các thiết bị điện lắp đặt đúng quy chuẩn, quy cách trong khi thiết bị sử dụng điện thì đa dạng.

Ngoài ra, thiết bị bảo vệ nguồn điện (aptomat) đặc biệt quan trọng không được tính toán kỹ, lựa chọn phù hợp với khả năng cắt dòng điện nên khi có sự cố chạm chập, thiết bị bảo vệ không cắt được nguồn dẫn đến duy trì dòng điện phát nhiệt cao sinh ra cháy. Sự phát triển thiết bị sử dụng điện trong nhà tăng liên tục do điều kiện, đòi hỏi nhu cầu sử dụng, sinh hoạt, sản xuất ngày càng cao trong khi hệ thống điện đã lắp đặt trước đó chưa được hoặc khó nâng cấp, dây dẫn, thiết bị điện qua thời gian chất lượng đã xuống cấp dẫn đến quá tải, những vị trí xung yếu phát nhiệt dẫn đến chạm chập gây cháy.

Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, CATP Hà Nội cũng nhận định, ý thức một bộ phận người dân còn chủ quan, thiếu ý thức, không ngắt các thiết bị điện không cần thiết ra khỏi nguồn điện khi không ở nhà hoặc quên không ngắt thiết bị sử dụng điện đang vận hành công suất cao khi ra khỏi nhà gây ra nhiều vụ hỏa hoạn liên quan đến sử dụng điện.

Đối với hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ xen cài trong khu dân cư, tình trạng mất an toàn trong sử dụng điện là rất phổ biến. Tuy nhiên lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH không quản lý trực tiếp, không kiểm tra thường xuyên, trong khi đó quy định của ngành điện lực không quản lý, kiểm tra việc sử dụng điện an toàn của cơ sở, hộ gia đình (sau công tơ). Đây là nguyên nhân tiềm ẩn tiềm ẩn nguy cơ gây chập, cháy đường dây dẫn điện, các thiết bị tiêu thụ, bảo vệ điện.

Đối với cơ sở vi phạm quy định về PCCC đã ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nêu, trước đây thành phố đã có thông báo yêu cầu đơn vị điện lực dừng cấp điện đối với cơ sở này, tuy nhiên việc thực hiện gặp khó khăn do liên quan đến Luật chuyên ngành điện không quy định cụ thể; vấn đề này đã từng đưa ra Quốc hội để xin ý kiến nhưng còn nhiều ý kiến trái chiều, chưa thống nhất và không được thông qua, dẫn đến việc thực hiện giải pháp này không hiệu quả.

Đối với cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, cơ quan chức năng qua kiểm tra đã tiến hành xử lý vi phạm, kiến nghị khắc phục các lỗi vi phạm về an toàn PCCC, an toàn trong sử dụng điện nhưng nhìn chung không có sự chuyển biến. Như vụ cháy kho ở Gia Lâm vừa qua, đây là cơ sở đã xảy ra cháy năm 2022, đã bị đình chỉ nhưng vẫn lén lút hoạt động, nguyên nhân cháy ban đầu vẫn là do điện , Đại tá Phạm Trung Hiếu nói rõ.

Về các khó khăn vướng mắc, Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH CATP cho biết, việc xử lý cưỡng chế, chế tài xử lý của nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi xây dựng, hoạt động không phép, trái phép trên đất dự án, đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất, công trình đưa vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về PCCC... không đảm bảo an toàn về PCCC, đang rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn.

Ngành Điện lực sẽ phân loại khách hàng theo lĩnh vực, địa bàn có nguy cơ cháy nổ

Theo Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội, tại Hà Nội, từ năm 2018 đến nay có 76,4% các vụ cháy liên quan đến điện thì đây là vấn đề quan trọng cần nhìn nhận, từ dó cần cơ chế phối hợp giữa Công an Thành phố và Điện lực TP. Hà Nội để có giải pháp tiếp theo.

Nguy cơ cháy nổ ở Hà Nội vẫn tiềm ẩn, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân.

Nguy cơ cháy nổ ở Hà Nội vẫn tiềm ẩn, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân.

Đại tá Dương Đức Hải đề nghị các đơn vị làm rõ giải pháp ngăn ngừa cháy do điện ở các công trình xây dựng trái phép, không phép, các cơ sở nhà ở kết hợp kinh doanh; giải pháp để phối hợp hiệu quả hơn cũng như đề nghị cần kiểm tra, làm rõ các vụ việc, xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan.

Ông Nguyễn Đỗ Tùng Cương, Chủ tịch Hiệp hội PCCC và cứu nạn, cứu hộ Việt Nam cho biết, Hiệp hội sẽ phối hợp với Công an Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền với nội dung trọng tâm là kỹ năng phòng chống cháy nổ liên quan đến điện; nghiên cứu giải pháp xử lý sự cố cháy nổ với thiết bị điện mới phát sinh như với xe ô tô điện.

Phó Tổng Giám đốc EVN Hà Nội Nguyễn Anh Dũng cho biết, qua rà soát hơn 2,8 triệu khách hàng của EVN Hà Nội, hiện còn lại 1.569 khách hàng là hộ gia đình đang nằm trên đất nông nghiệp, có tranh chấp, hợp đồng hết hạn vẫn còn vướng mắc. EVN Hà Nội sẽ khẩn trương phân loại các trường hợp có nguy cơ cháy nổ và có giải pháp chi tiết để khắc phục.

Kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn nhận định, nguy cơ cháy nổ ở Hà Nội vẫn tiềm ẩn, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân.

Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Hà Nội cũng chỉ rõ nguyên nhân và khó khăn về thể chế, vướng mắc trong sự phối hợp giữa Cảnh sát PCCC và ngành điện lực; người dân chưa ý thức đầy đủ về nguy cơ ; hạ tầng kỹ thuật của Thành phố chưa bắt kịp quá trình đô thị hóa. Trong khi chờ sửa đổi các văn bản pháp luật, trước mắt, cần có cơ chế linh hoạt để khắc phục ngay các tồn tại.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị tổ chức tổng kiểm tra PCCC theo từng nhóm như Công an TP. Hà Nội và EVN Hà Nêu và nhấn mạnh, người đứng đầu các đơn vị phải tổng kiểm tra địa bàn mình phụ trách và phải có hướng dẫn khắc phục, xử lý vi phạm.

Đồng tình với ý kiến của EVN Hà Nội, Phó Chủ tịch Lê Hồng Sơn yêu cầu phân loại khách hàng theo lĩnh vực, địa bàn có nguy cơ cao. UBND Thành phố sẽ chỉ đạo toàn hệ thống chính trị, từ các sở ngành đến quận huyện, các đoàn thể thực hiện các nhiệm vụ rõ ràng. Địa bàn nào có nguy cơ phải cảnh báo, lãnh đạo chính quyền cơ sở phải vào cuộc quyết liệt, chịu trách nhiệm với lãnh đạo thành phố nếu để xảy ra cháy nổ.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Điện Biên: Lũ quét trong đêm, 7 người chết và mất tích
Rạng sáng nay (25/7) tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên xảy ra trận lũ quét khiến 7 người chết, mất tích. Hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp.

Sơn La: Sạt lở trên QL279, giao thông ùn tắc nhiều giờ
Khối lượng lớn đất đá từ ta luy dương sạt xuống, phủ kín mặt đường trên QL279 khiến giao thông ùn tắc nhiều giờ. Rất may thời điểm sạt lở trên tuyến đường này không có phương tiện qua lại.

CSGT dùng xe chuyên dụng đưa người dân qua điểm ngập úng
Lực lượng chức năng tỉnh Sơn La đã dùng xe chuyên dụng, đưa người dân lưu thông an toàn qua các điểm ngập úng, nước chảy xiết.

'Bì bõm' di chuyển qua tỉnh lộ 421B
Tỉnh lộ 421B, đoạn qua địa phận xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai ngập lớn khiến nhiều phương tiện chết máy, gặp nhiều khó khăn khi di chuyển.

Sơn La: 6 người chết và mất tích do sạt lở đất
Sáng sớm nay (24/7), mưa lớn và liên tục tại huyện Mai Sơn (Sơn La) đã khiến đất đá sạt lở vào 5 ngôi nhà tại xã Chiềng Nơi, Phiêng Pằn làm 6 người chết và mất tích.

Giám đốc BQL dự án giao thông TT.Huế vướng 'phốt' môi trường
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ cơ sở trang trại ở tiểu khu 113, thuộc tổ dân phố Chầm, phường Hương Hồ, TP.Huế về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Nguy cơ sạt lở dọc đường sắt Bắc - Nam
Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, trên toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam có 132 vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở, ngập úng trong mùa mưa bão, cần được kiên cố hóa.