Chuyên mục


Giảm thêm gánh nặng cho dân và doanh nghiệp

13/07/2022 13:03 (GMT +7)

Việc giảm giá xăng dầu trực tiếp làm giảm mức lạm phát của nền kinh tế, giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho xăng dầu của người dân; giúp doanh nghiệp giảm chi phí, mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm,..

Giảm giá xăng dầu, giảm bớt gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp

Ngày 11/7/2022, giá xăng dầu giảm mạnh so với mức tăng, giảm trong các lần điều chỉnh trước. Đây là tín hiệu vui đối với người dân và cộng đồng doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh. Điều này thể hiện nỗ lực của Chính phủ, sự đồng hành và xử lý khẩn trương đầy trách nhiệm, hiệu quả của Quốc hội đối với việc kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.

TS. Nguyễn Bích Lâm: Giảm giá mặt hàng xăng dầu sẽ trực tiếp cắt giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp; giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho xăng dầu của người dân.

TS. Nguyễn Bích Lâm: Giảm giá mặt hàng xăng dầu sẽ trực tiếp cắt giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp; giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho xăng dầu của người dân.

Lý giải về những tác động từ việc giá xăng dầu giảm đối với kinh tế-xã hội đất nước, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhấn mạnh: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, nhiên liệu quan trọng, là chi phí đầu vào của hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Giảm giá mặt hàng xăng dầu sẽ trực tiếp cắt giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời, góp phần làm giảm giá nguyên vật liệu đầu vào do giảm chi phí trong khâu vận chuyển, từ đó giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, giảm giá xăng dầu trực tiếp làm giảm mức lạm phát của nền kinh tế, giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho xăng dầu của người dân. 

Giảm giá xăng dầu đồng nghĩa với làm giảm kỳ vọng lạm phát, giữ ổn định vĩ mô; góp phần đảm bảo hiệu quả thực hiện các chính sách, giải pháp và Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. Từ đó tiếp tục tạo thêm việc làm, tạo thêm thu nhập góp phần nâng cao mức sống dân cư, đặc biệt đối với người lao động.

Giảm giá xăng dầu - giảm áp lực lạm phát

Về tác động đến chỉ số CPI, TS. Nguyễn Bích Lâm cho biết: Theo tính toán, mức giảm giá xăng dầu ngày 11/7/2022 có tác động tốt tới giảm áp lực lạm phát. Nếu trong tháng này, giá xăng dầu không biến động; việc giảm giá ngày 11/7/2022 sẽ làm giá xăng dầu giảm 4,31% và CPI giảm 0,16 điểm phần trăm so với tháng trước.

Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần chia sẻ lợi ích, cùng gánh vác khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp và người dân

Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần chia sẻ lợi ích, cùng gánh vác khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp và người dân

Tuy vậy tác động đến giảm chi phí, thúc đẩy sản xuất và kiềm chế lạm phát không nhiều, vì giá xăng dầu vẫn ở mức cao; đồng thời, giá sau khi giảm sẽ giữ ổn định, tiếp tục giảm trong thời gian tới hay lại biến động tăng lên.

Thực trạng đối với nền kinh tế Việt Nam đó là khi giá xăng dầu tăng thì giá các mặt hàng thiết yếu, giá cước vận tải sẽ tăng. Thế nhưng khi giá xăng dầu giảm thì các mặt hàng này lại không được điều chỉnh giảm theo tương ứng bởi vì cần có thời gian doanh nghiệp và các hộ kinh doanh điều chỉnh chi phí sản xuất, chi phí tiền lương.

Bên cạnh đó mạng lưới phân phối bán lẻ do hệ thống chợ truyền thống chiếm tỷ trọng chi phối chính, các tư thương và người buôn bán nhỏ vì lợi nhuận luôn chủ động và khẩn trương tăng giá bán hàng hoá, nhưng miễn cưỡng giảm giá bán những mặt hàng này.

Cần xác định ngưỡng giá xăng dầu đối với nền kinh tế

TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng: Để giá hàng hoá và dịch vụ biến động theo cơ chế thị trường, các cơ quan chức năng cần có tín hiệu và giải pháp giữ cho giá xăng dầu ổn định, không biến động thất thường, hoặc tiếp tục giảm. Có như thế mới mang lại hiệu quả của việc giảm giá xăng dầu.

Bên cạnh đó, Chính phủ giao cho Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xác định ngưỡng giá xăng dầu đối với nền kinh tế để khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, Chính phủ điều hành giá xăng dầu trong nước không vượt ngưỡng này.

"Điều này rất quan trọng để các doanh nghiệp chủ động tính toán chi phí xăng dầu trong giá bán sản phẩm", TS. Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh. 

Giữ giá xăng dầu ổn định theo mức giá trần phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế

Theo TS. Nguyễn Bích Lâm, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, huyết mạch của nền kinh tế. Chính vì vậy, việc bình ổn giá xăng dầu có ý nghĩa quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng.

Thời gian vừa qua Quỹ bình ổn xăng dầu đã thực hiện tốt vai trò và ý nghĩa quan trọng theo đúng tên của nó, mang lại hiệu quả nhất định trong việc giữ cho giá xăng dầu ổn định.

Hiện nay Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Giá sửa đổi, trong đó kiến nghị Chính phủ xem xét bỏ Quỹ bình ổn giá để giá xăng dầu được vận động hoàn toàn theo cơ chế thị trường.

Khi đó Chính phủ cần có giải pháp giữ giá xăng dầu ổn định theo mức giá trần phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam.

Doanh nghiệp xăng dầu cần chia sẻ lợi ích, cùng gánh vác khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp, người dân

TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng, giá xăng dầu sau kỳ điều chỉnh ngày 11/7/2022 vẫn đứng ở mức rất cao. Cụ thể giá xăng vẫn cao hơn khoảng 6.000 đồng/lít, giá dầu cao hơn khoảng 9.000 đồng/lít so với thời điểm cuối năm 2021.

Vì vậy, Chính phủ cần khẩn trương xây dựng phương án giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế Giá trị gia tăng đối với xăng dầu nhằm cắt giảm và ổn định giá xăng dầu ở mức kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, thúc đẩy nhanh, hiệu quả quá trình phục hồi và phát triển kinh tế sau những hệ luỵ nặng nề do dịch COVID-19 gây ra.

Bên cạnh việc cắt giảm thuế, Bộ Tài chính cần rà soát, tính toán lại chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và các đối tượng sử dụng xăng dầu.

"Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần chia sẻ lợi ích, cùng gánh vác khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp và người dân", TS. Nguyễn Bích Lâm nêu quan điểm.

Theo Chính phủ
Chủ đầu tư xây cao tốc vướng khi khai thác mỏ cát
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và khai thác mỏ cát theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công gói thầu XL02 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vũng Áng - Bùng.

Quảng Ngãi giải ngân vốn đầu tư công thấp
Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Ngãi giải ngân hơn 1.500 tỷ đồng, đạt hơn 22% kế hoạch được giao.

Vietjet mua 20 tàu bay thân rộng thế hệ mới A330neo
Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus vừa ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD.

6 giải pháp ứng phó với cước vận tải biển leo thang
Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các Hiệp hội đề xuất 6 giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay.

Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không
Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ phải trả phí thuê hạ tầng đường bộ
Luật Đường bộ mới được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định thu phí từ khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Nâng cao năng lực cảng biển Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 5030/VPCP-TH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc khai thác các cảng biển Việt Nam.