Chuyên mục


Dừng cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành

23/05/2022 11:13 (GMT +7)

Bộ GTVT quyết định dừng công tác chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc nối tỉnh Đắk Nông và TP.HCM (trong đó có đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành) đã được Bộ giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh triển khai vào tháng 6/2021.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có Công văn gửi Ban Quản lý Dự án (QLDA) đường Hồ Chí Minh về dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước). Theo đó, Bộ GTVT quyết định dừng công tác chuẩn bị đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc nối tỉnh Đắk Nông và TP.HCM (trong đó có đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành) đã được Bộ giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh triển khai vào tháng 6/2021.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, tuyến cao tốc đoạn Đắk Nông - Bình Phước có tổng chiều dài 212 km

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, tuyến cao tốc đoạn Đắk Nông - Bình Phước có tổng chiều dài 212 km

Ngoài ra, Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA đường Hồ Chí Minh rà soát, thực hiện các thủ tục dừng chuẩn bị đầu tư dự án (nếu có) theo đúng quy định pháp luật, không để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện sau này.

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, tuyến cao tốc đoạn Đắk Nông - Bình Phước có tổng chiều dài 212 km; trong đó, đoạn qua tỉnh Đắk Nông khoảng 110 km, qua Bình Phước 102 km. Dự án có quy mô đầu tư từ 4-6 làn xe, tốc độ thiết kế 80-100km/h. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình qua địa bàn tỉnh Đắk Nông bị chia cắt, lưu lượng phương tiện chưa cao và khả năng cân đối vốn còn khó khăn, hai bên thống nhất đề xuất đoạn qua tỉnh Đắk Nông dự kiến đầu tư với quy mô 4 làn xe, trong đó nền đường rộng 24,75m, mặt đường rộng 15m, dải phân cách 2,25, lề 7,5m.

Quyết định này được đưa ra sau khi Tập đoàn Vingroup và ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và Bộ GTVT đề xuất thực hiện dự án đầu tư tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây, đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức PPP.

Đề xuất này sẽ bỏ chi phí lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp không được phê duyệt, Vingroup – Techcombank cam kết chịu mọi chi phí liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư công trình.

Hồng Thơ
Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng - Lạng Sơn trong năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỉ USD
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.

Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Báo cáo tiền khả thi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã tính đến việc kết nối với các tuyến đường sắt hiện hữu và quy hoạch cũng như mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM, mạng đường sắt quốc tế; các cảng hàng không, cảng biển lớn, các khu kinh tế quan trọng.