Chuyên mục


Dự báo sức khoẻ doanh nghiệp 2023

21/01/2023 05:38 (GMT +7)

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2023 ở mức 6% so với cùng kỳ, giảm 1% so với con số tăng trưởng 7% của năm 2022.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2023 các danh mục theo dõi của công ty chứng khoán vốn chiếm 47% vốn hóa toàn Vn-Index được dự báo ở mức 6% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 1% so với con số tăng trưởng 7% của năm 2022.

Đáng chú ý, nhóm doanh nghiệp thép dự báo quay trở lại mức tăng trưởng 60% chủ yếu nhờ sự phục hồi của giá thép và hoàn nhập các khoản lỗ tỷ giá trong khi sản lượng dự báo chỉ tăng trưởng nhẹ.
Các doanh nghiệp ngành bất động sản dân dụng nhìn chung được dự báo ghi nhận mức tăng trưởng 33% chủ yếu đến từ sự dẫn dắt của NLG từ điểm rơi bàn giao các dự án trong 2023 và chuyển nhượng Paragon Đại Phước. Trong khi hai doanh nghiệp còn lại trong danh mục theo dõi KDH và HDG kỳ vọng lợi nhuận sau thuế sẽ đi ngang so với 2022.

Nhóm doanh nghiệp thép dự báo quay trở lại mức tăng trưởng 60% chủ yếu nhờ sự phục hồi của giá thép và hoàn nhập các khoản lỗ tỷ giá trong khi sản lượng dự báo chỉ tăng trưởng nhẹ

Nhóm doanh nghiệp thép dự báo quay trở lại mức tăng trưởng 60% chủ yếu nhờ sự phục hồi của giá thép và hoàn nhập các khoản lỗ tỷ giá trong khi sản lượng dự báo chỉ tăng trưởng nhẹ

Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp phân bón dự báo tăng trưởng giảm 45% theo năm nguyên nhân chủ yếu đến từ giá bán có xu hướng giảm mạnh từ đỉnh từ nguồn cung tăng trở lại từ Nga và Trung Quốc, bên cạnh chi phí sản xuất có xu hướng hạ nhiệt cũng làm tác động giảm giá bán.

Các doanh nghiệp thủy sản dự báo cũng ghi nhận mức tăng trưởng giảm 30% do nhu cầu yếu từ xuất khẩu và mức nền cao trong năm 2022. Còn các doanh nghiệp Khu công nghiệp dự báo giảm 29% chủ yếu do giảm các khoản thu nhập bất thường từ việc chuyển nhượng đất cao su cho các dự án khu công nghiệp.

Xu hướng lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm cũng phù hợp với đánh giá của chuyên viên vĩ mô về triển vọng tăng trưởng GDP 2023 chậm lại trên mức nền cao năm 2022. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ suy giảm trong năm 2023 do triển vọng xuất khẩu kém ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng sản xuất công nghiệp, đầu tư và tiêu dùng trong nước. 

Khu vực FDI chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, hơn 50% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và 19% GDP (2021). Khu vực FDI bình quân đóng góp 1,8 điểm % vào tăng trưởng kinh tế 2015-2019. Xuất khẩu của khu vực FDI chiếm hơn 75% tổng kim ngạch xuất khẩu (2022).  Khu vực FDI trực tiếp và gián tiếp tạo ra việc làm cho khoảng 12 triệu lao động (24% tổng lao động có việc làm của nền kinh tế, 2021).

Chu kỳ đi xuống của bất động sản cũng sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 3,7% GDP (2022), bình quân đóng góp vào 0,2 điểm % vào tăng trưởng kinh tế trong 2015-2019. Tuy nhiên, bất động sản là một ngành có tính lan toả rộng với hệ số lan toả cao. Những ngành nghề có liên quan trực tiếp nhiều nhất với bất động sản gồm xây dựng (6,6% GDP) và tài chính – ngân hàng (5,4% GDP).

Niềm tin tiêu dùng, đầu tư vừa mới phục hồi sau Covid-19 sẽ suy yếu trở lại: Khó khăn của thị trường bất động sản sẽ kéo giảm niềm tin tiêu dùng, đặc biệt là đối với tiêu dùng hàng lâu bền và hàng hoá không thiết yếu. Lãi suất huy động tăng kèm theo rủi ro ở các kênh đầu tư khác khiến cho nhu cầu tiết kiệm tăng lên. Chi phí vay cao hơn cũng giảm động lực vay tiêu dùng và đầu tư mới.

Nền kinh tế Trung Quốc phát tín hiệu sẽ mở cửa từng bước trong năm 2023. Sự trở lại của Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng trái chiều lên triển vọng kinh doanh của các ngành nghề. Nhìn chung, giá cả các loại nguyên vật liệu mà Trung Quốc đóng vai trò cung ứng kỳ vọng sẽ hạ nhiệt.

Giá các loại hàng hóa được tiêu thụ nhiều có khả năng sẽ hồi phục. Một số nhóm ngành sẽ có biên lợi nhuận cải thiện mạnh, do những tác động trái chiều trên bao gồm dầu khí, thực phẩm, dược phẩm, điện, thép, dệt may, thực phẩm và dược. Trong đó dầu khí, điện và thép kỳ vọng sẽ là hai ngành có biên lợi nhuận cải thiện nhiều nhất.

Ở chiều ngược lại, hoạt động kinh doanh của các ngành hưởng lợi từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng, gây ra bởi đại dịch Covid và chiến tranh Nga - Ukraine, dự báo sẽ giảm tốc mạnh. Các nhóm ngành này bao gồm phân bón, hóa chất, kho vận, thủy sản.

Các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính cao có thể gặp nhiều thách thức trong bối cảnh (1) kênh huy động trái phiếu tạm thời ách tắc làm hạn chế nguồn cung vốn cho nền kinh tế, dẫn đến hệ quả (2) lãi suất vay tăng nhanh và có thể sẽ duy trì ở mức trao trong một khoảng thời gian. Trong các nhóm này, bất động sản dân dụng có thể là ngành kinh doanh đối diện nhiều thách thức nhất. 

Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng khó giữ ở mức cao như các năm vừa qua. Mặc dù nhiều ngân hàng đã rất thận trọng với việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu do Covid, vẫn tăng thêm chi phí tín dụng của ngành trong năm 2023, để phản ánh triển vọng kém khả quan của lĩnh vực bất động sản và hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này khiến tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 của ngành ngân hàng sẽ thấp hơn so với tăng trưởng thu nhập hoạt động.

Theo nhóm phân tích VDSC
Du lịch đường bộ và tàu hoả 'lên ngôi'
Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm nay, nhiều người dân lựa chọn phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt để di chuyển, du lịch những điểm quanh thành phố.

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Bắc Ninh tăng xe phục vụ người dân dịp Lễ
Do thời gian nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao. Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bắc ninh triển khai nhiều kế hoạch nhằm phục vụ nhu cầu tối đa nhu cầu đi lại của người dân, du khách.

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 trong dịp 30/4
Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 được áp dụng tại cảng hàng không gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5.

Yêu cầu đơn vị vận tải không tăng giá vé dịp lễ
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị vận tải không tăng giá cước hoặc có thì phải đáp ứng các biện pháp bình ổn giá cước vận tải theo chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan,…

Xem xét giảm phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ trong tháng 5/2024 về việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.