Chuyên mục


Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư nhà máy điện khí tại Việt Nam

15/04/2022 06:56 (GMT +7)

Bên cạnh việc sử dụng nhiên liệu LNG sạch, các dự án của Tập đoàn Hanwha cũng sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các cam kết của Việt Nam tại COP26.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Năng lượng Hanwha (Hàn Quốc), ông In Sub Jung liên quan đến nhiều vấn đề về đầu tư phát triển năng lượng tại Việt Nam. 

Đầu năm 2022, liên doanh bao gồm các đơn vị Hanwha, KoGas, KOSPO của Hàn Quốc và Tập đoàn T&T của Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 - 1.500MW tại Quảng Trị.

Đầu năm 2022, liên doanh bao gồm các đơn vị Hanwha, KoGas, KOSPO của Hàn Quốc và Tập đoàn T&T của Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 - 1.500MW tại Quảng Trị.

Việt Nam đã và đang tích trong việc quy hoạch điện theo hướng giảm nhiệt điện, tăng năng lượng tái tạo và phát triển hợp lý điện khí. Thực tế, thủy điện hiện hết dư địa còn điện khí thì không thể phát triển quá nóng, vì thế Việt Nam cần đầu tư phát triển thêm năng lượng tái tạo từ mặt trời, gió, sóng biển để bảo đảm cân đối và duy trì hệ thống các nguồn điện.

Sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng tái tạo trong thời gian qua đã góp phần giảm đáng kể giá thành điện năng.

Bộ trưởng kết luận, tiềm năng về năng lượng ở Việt Nam hiện rất lớn nhưng phụ tải thấp, nên bài toán đặt ra ở đây là làm sao để truyền tải được điện năng đến những nơi có phụ tải cao. Để làm được điều đó cần nhiều giải pháp như lưới điện thông minh, sử dụng năng lượng tại chỗ để điều chế hydrogen và amoniac xanh.

Thời gian qua, nguồn khí tự nhiên cũng như khí hóa lỏng có nhiều biến động về giá, chủ trương của Việt Nam là khai thác và sử dụng hiệu quả trữ lượng khí tự nhiên có sẵn.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin, với tuyên bố của Thủ tướng tại COP26, Việt Nam sẽ cam kết thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" - Net Zero vào năm 2050, đây là một thách thức lớn. Gần đây, nhiều tập đoàn, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp đến tìm hiểu về quan điểm và lộ trình của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo.

Hanwha là doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực và luôn đứng trong nhóm các doanh nghiệp mạnh của Hàn Quốc cũng như có tên trong danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới. Tập đoàn Hanwha đã đầu tư nhà máy điện mặt trời Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa công suất 100 MW và đưa vào vận hành từ tháng 6/2019.

Bên cạnh việc sử dụng nhiên liệu LNG sạch, các dự án của Tập đoàn Hanwha cũng sẽ góp phần giảm thiểu những tác động ảnh hưởng đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, bảo đảm các tiêu chí về môi trường theo các cam kết của Việt Nam tại COP26.

Đầu năm 2022, liên doanh bao gồm các đơn vị Hanwha, KoGas, KOSPO của Hàn Quốc và Tập đoàn T&T của Việt Nam đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 - 1.500MW tại Quảng Trị. Theo đó, tập đoàn Hanwha bước đầu đã khẳng định vai trò của mình trong việc phát triển các dự án năng lượng và đóng góp vào quá trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam. 

Sau làn sóng đầu tư đổ bộ vào điện mặt trời, điện gió trong hơn 2 năm qua, Việt Nam đang chứng kiến sự đổ bộ mạnh mẽ vào lĩnh vực điện từ khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG). Báo cáo xuất bản tháng 1/2021 của Viện Kinh tế năng lượng và Phân tích tài chính (IEEFA) viết rằng, Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong những thị trường nhập khẩu LNG hứa hẹn nhất ở châu Á.

Rất nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế đã bày tỏ nguyện vọng theo đuổi các dự án tại Việt Nam. Họ được khích lệ bởi những thay đổi trong tư duy quản lý của Chính phủ (không còn coi nhiệt điện than là trọng tâm của hệ thống điện) và sự tăng trưởng thần tốc của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện Việt Nam trong những năm gần đây.

Về phía mình, các nhà đầu tư nhiệt điện khí đã tích cực truyền đi thông điệp rằng, khí thiên nhiên có thể là “nhiên liệu chuyển dịch sạch”, các tổ máy nhiệt điện khí với khả năng chạy phủ đỉnh sẽ là nguồn công suất cần thiết để bổ trợ cho các nguồn điện tái tạo không ổn định. “Dường như chưa bao giờ ngành điện Việt Nam lại được chứng kiến một làn sóng các nhà đầu tư bày tỏ quan tâm – cùng với áp lực ngoại giao đi kèm – chưa từng có trong lịch sử”, IEEFA nhận xét.

Khánh An
Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.

Bắc Ninh: Lập 6 chốt kiểm tra ở làng nghề, Cụm công nghiệp Mẫn Xá
Ngày 19/11, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh triển khai 6 Tổ chốt kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm về môi trường, nhất là việc vận chuyển nguyên vật liệu, xỉ thải, chất thải, rác thải công nghiệp… ra, vào thôn và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

Cận cảnh cầu nối Bắc Giang - Thái Nguyên sắp thông xe
Sau thời gian dài “đắp chiếu” không thể đi vào sử dụng, cuối cùng cầu Hòa Sơn có kinh phí hơn 540 tỷ đồng, nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên sắp chính thức thông xe kỹ thuật.

Thêm vốn để xây cầu Phong Châu mới
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1389 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.

Xử lý điểm sạt lở nguy hiểm trên Quốc lộ 6
Công ty CPĐB 224 đang tiến hành thi công vị trí sạt lở ta luy dương tại Km203+430 QL.6 đoạn qua xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La) do ảnh hường của đợt mưa từ ngày 20-23/9/2024.