Chuyên mục


Doanh nghiệp đề xuất đầu tư cao tốc Pleiku -Quy Nhơn

27/05/2022 12:19 (GMT +7)

Đây sẽ là tuyến giao thông thuận lợi nhất để lưu chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Bắc Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia với cảng biển quốc tế Quy Nhơn.

Từ năm 2020, 3 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Bình Định đã  làm tờ trình chung, đề xuất Thủ tướng xem xét triển khai làm cao tốc Pleiku -Quy Nhơn, chiều dài 160 km, với 4 làn xe, chạy song song với Quốc lộ 19 hiện hữu, kinh phí dự kiến 56.000 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách, vốn vay ODA và thu hút.   

Đây sẽ là tuyến giao thông thuận lợi nhất để lưu chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Bắc Tây Nguyên

Đây sẽ là tuyến giao thông thuận lợi nhất để lưu chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Bắc Tây Nguyên

Đây sẽ là tuyến giao thông thuận lợi nhất để lưu chuyển hàng hóa giữa các tỉnh Bắc Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia với cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Để sớm tận dụng được các cơ hội phát triển của Gia Lai, ông Hồ Văn Niên - Bí thư Tỉnh uỷ Gia Lai kiến nghị Trung ương, Chính phủ bố trí vốn đầu tư giai đoạn 2026 - 2030 hoặc giao các ban, bộ, ngành Trung ương giúp tỉnh Gia Lai tìm đối tác để sớm triển khai dự án trước năm 2030. 

ong-nien-4000-1601350744
Chúng tôi cũng trao đổi với các đồng chí ở Bình Định, 2 địa phương rất quyết tâm triển khai xây dựng đường cao tốc này. Nếu nói đường cao tốc trên địa bàn quốc gia, Tây Nguyên chưa có mét cao tốc nào. Đây là thiệt thòi lớn cho các tỉnh Tây Nguyên. Chúng tôi suy nghĩ rằng, nếu như hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông không được quan tâm đầu tư, nhất là đường cao tốc thì giữa Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung với các địa phương Duyên hải Miền trung, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và các tỉnh phía bắc sẽ có hạn chế nhất định”

Ông Hồ Văn Niên, Bí thư tỉnh Gia Lai cho hay

Gia Lai có tiềm năng lớn để phát triển nhanh và bền vững nhưng lại tồn tại nhiều nhiều hạn chế, trong đó hạ tầng giao thông hạn chế là điểm nghẽn mấu chốt khiến tỉnh chưa phát triển. Đây là một trong những nội dung quan trọng được tỉnh trình bày trong sáng 22/5, khi Thủ tướng Chính phủ có buổi làm việc với hệ thống chính trị tỉnh Gia Lai. Theo đó, Gia Lai kiến nghị Thủ tướng và các bộ, ngành xem xét, hỗ trợ tỉnh sớm triển khai tuyến cao tốc Pleiku- Quy Nhơn, khai thông luồng hàng hóa từ cao nguyên Gia Lai tới cảng biển.

Hiện nay, hạ tầng giao thông giúp Gia Lai kết nối với các tỉnh, thành trong cả nước gồm có Cảng Hàng không Pleiku và 3 tuyến quốc lộ 14, 19 và 25. Trong đó, tuyến Quốc lộ 19 kết nối Thành phố Pleiku (Gia Lai) đi Thành phố Quy Nhơn (Bình Định) có vai trò quan trọng, với khoảng 10 triệu tấn hàng hoá lưu thông trên tuyến đường này mỗi năm. Tuy nhiên, Đèo An Khê trên quốc lộ 19 lại quanh co, hiểm trở, độ dốc cao chưa thuận tiện khi nhu cầu vận tải hàng hoá đang tăng nhanh.

Sau khi lắng nghe ý kiến của đại diện tỉnh Gia Lai, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, về kiến nghị xây dựng cao tốc Pleiku- Quy Nhơn, trung ương và các bộ ngành sẽ đồng hành cùng các địa phương. Gia Lai cần phát huy tinh thần tự lực, xem xét triển khai bằng hình thức hợp tác công tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: “Giao Gia Lai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu đầu tư đường cao tốc từ Gia Lai về Bình Định dẫn ra cảng Quy Nhơn (Bình Định) và về Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (Gia Lai) bằng hình thức hợp tác công tư. Các đồng chí có một phần vốn bỏ ra giải phóng mặt bằng, còn lại trung ương kêu gọi, tìm đối tác cùng các đồng chí. Hoàn toàn tán thành, làm càng sớm, càng tốt, không có phụ thuộc. Nếu chúng ta lấy vốn nhà nước thì phải sau 2030, thậm chí sau 2045 chưa chắc làm được. Nhưng dùng vốn hợp tác công tư thì các đồng chí phải tiết kiệm vốn bỏ vào”.

Mới đây, CTCP Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID) đã có văn bản và làm việc với tỉnh Gia Lai đề xuất được nghiên cứu một số dự án trên địa bàn, trong đó có dự án cao tốc Pleiku - Quy Nhơn theo hình thức đầu tư phù hợp với quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và pháp luật khác. Được biết, công ty được thành lập bởi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và CTCP Cơ điện lạnh (REE).

Hồng Thơ
Vietnam Airlines tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025.

Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.