Chuyên mục


Đề xuất tăng giá vé máy bay

16/03/2022 00:03 (GMT +7)

Vietnam Airlines kiến nghị miễn thuế môi trường với nhiên liệu bay, tăng trần giá vé máy bay bằng mức của năm 2014 và cho các hãng phụ thu nhiên liệu với chặng bay nội địa.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Bộ Tài chính kiến nghị điều chỉnh tăng giá trần vé máy bay từ 1/4 và cho phép hãng phụ thu nguyên liệu cho chặng nội địa.

Theo Vietnam Airlines, mức giá trần khung giá dịch vụ vận chuyển hàng không quy định tại Thông tư 17 năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải đã không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Giá dịch vụ vận chuyển khách nội địa đang được thực hiện theo cơ chế giá linh hoạt, gồm dải giá với nhiều mức từ thấp đến cao tùy theo điều kiện vé, thời điểm xuất vé và tình hình thị trường.

Từ năm 2015, ngành hàng không đã áp dụng giá trần vé máy bay, song sau khi giá xăng dầu giảm mạnh, Bộ GTVT đã điều chỉnh giảm giá trần vào năm 2019. Theo đó, đường bay dài nhất từ 1.280 km trở lên có giá trần là 3,75 triệu đồng một vé, thấp nhất là đường bay dưới 850 km có mức giá là 2,2 triệu đồng mỗi vé. Hiện, khi giá nguyên liệu tăng, hãng hàng không này cho rằng giá trần cũng cần điều chỉnh tăng.

Vietnam Airlines kiến nghị tăng giá trần vé máy bay bằng mức năm 2014, miễn thuế môi trường

Vietnam Airlines kiến nghị tăng giá trần vé máy bay bằng mức năm 2014, miễn thuế môi trường

Văn bản nêu rõ, việc điều chỉnh khung giá dịch vụ hành khách không có nghĩa là các hãng hàng không tăng giá vé bất hợp lý, mà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hãng tiếp tục thực hiện chính sách giá vé linh hoạt, để một mặt có thể bù đắp chi phí tăng thêm do giá dầu tăng, mặt khác có điều kiện cải thiện chất lượng dịch vụ.

 

Đường bay dài nhất từ 1.280 km trở lên có giá trần là 3,75 triệu đồng một vé, thấp nhất là đường bay dưới 850 km có mức giá là 2,2 triệu đồng mỗi vé.

Hiện, khi giá nguyên liệu tăng, giá trần cũng cần điều chỉnh tăng.

Vietnam Airlines kiến nghị

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng phê duyệt phương án áp dụng chính sách miễn 100% thuế môi trường đối với nhiên liệu hàng không trong năm 2022. Nếu được áp dụng chính sách này, riêng Vietnam Airlines sẽ tiết giảm thêm được 600 tỷ đồng.

Hãng cũng đề nghị bổ sung quy định cho phép các hãng hàng không triển khai phụ thu nhiên liệu trên các đường bay nội địa. Bởi, theo thông lệ quốc tế, trước đây, khi giá nhiên liệu luôn biến động, các hãng hàng không đã tách phần phụ thu nhiên liệu ra khỏi giá vé để chủ động điều chỉnh giá bán nhằm bù đắp một phần chi phí nhiên liệu tăng cao. Đây là các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hãng hàng không trong bối cảnh giá nhiên liệu bay tăng mạnh.

Theo Vietnam Airlines, việc giá nhiên liệu bay Jet A1 trung bình đầu tháng 3 đạt trên 130 USD một thùng đang khiến chi phí nhiên liệu của hãng tăng mạnh. Nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD mỗi thùng cho cả năm 2022, chi phí ước tính sẽ tăng thêm 5.700 tỷ đồng.

Nếu giá lên khoảng 160 USD mỗi thùng, chi phí sẽ tăng đến 9.120 tỷ đồng, càng làm trầm trọng hơn mức lỗ mà hãng dự kiến trong năm nay. Trong khi đó, mạng bay quốc tế thường lệ đi và đến Việt Nam đóng băng trong cả năm 2021. Ảnh hưởng của dịch bệnh đối với Vietnam Airlines là nghiêm trọng nhất, nhiều thời điểm hầu như không có chuyến bay, sản lượng vận chuyển hành khách bằng 27% so với 2019.

Với thị trường nội địa, dịch bệnh bùng phát ở Việt Nam vào cao điểm Tết và hè khiến tổng thị trường nội địa đạt khoảng 14,6 triệu khách, giảm 61% so với 2019. Các hãng hàng không Việt Nam hầu như chỉ có thể khai thác được trên 60% công suất đội tàu bay, trong đó riêng Vietnam Airlines chỉ đạt 40%.

Hiệp hội Doanh nghiệp Hàng không (VABA) cho biết, giá xăng chiếm tới 40% tổng chi phí của các hãng hàng không. Mỗi chuyến bay từ Hà Nội - TP.HCM, nếu bay loại tàu thân hẹp, tân tiến, tiết kiệm nhất thì cũng phải dùng hơn 4 tấn, nếu tàu bay thân rộng A330 thì phải đến 10 tấn xăng.

Trước đó, năm 2021, các hãng hàng không đã đề xuất điều chỉnh giá vé cho phù hợp thực tiễn khai thác và giá nhiên liệu bay. Tuy nhiên, theo chỉ đạo Chính phủ về bình ổn giá, Bộ GVT tải vẫn giữ nguyên khung giá tối đa đã ban hành.

Khánh Uyên
Vietnam Airlines tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Vietnam Airlines Group sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025.

Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.