Chuyên mục


Đại gia Việt sau những cú chơi “ngông”

25/01/2023 18:18 (GMT +7)

Thị trường tài chính từng "choáng" vì tin ông Trịnh Văn Quyết sẽ mua đội bóng Anh, ông Đỗ Anh Dũng trả giá cao 8 lần nhận phần đất Thủ Thiêm, bầu Thuỵ - ThaiHolding với dự án cảng vũ trụ... kết quả là một vài cái tên đang nằm trong vòng lao lý.

Còn nhớ, tính đến cuối tháng 5/2022, Chi cục Thuế TP Thủ Đức công khai vẫn chưa thu được tiền dù đã quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản với 2 công ty trúng đấu giá đất Khu đô thị Thủ Thiêm (CTCP Dream Republic và CTCP Sheen Mega). Tài khoản của hai đơn vị này đều “không đồng”; trong khi tổng thuế phải nộp là gần 3.600 tỷ đồng.

Sau 4 tháng (tháng 10/2022), Cục Thuế TP.HCM có văn bản gửi UBND TP.HCM liên quan đến việc xử lý số tiền cọc của các doanh nghiệp trúng đấu giá đất tại Thủ Thiêm. Ngày 6/10 nơi này đã ban hành các thông báo thu hồi, hủy bỏ các thông báo nghĩa vụ tài chính của toàn bộ 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đối với các lô đất thuộc khu chức năng nói trên nhưng đã bỏ cọc. Cục Thuế TP.HCM cũng cho biết tài khoản của Cục Thuế TP.HCM đang giữ hơn 40 triệu đồng trích từ tài khoản ngân hàng của CTCP Sheen Mega và 820.916 đồng trích từ tài khoản ngân hàng của CTCP Dream Republic để nộp theo quyết định cưỡng chế nợ thuế của Cục Thuế TP.HCM. 

Như vậy là, không có tiền thì cưỡng chế cũng vô tác dụng! Nếu doanh nghiệp không làm trò xin gia hạn nộp tiền thì Chi cục Thuế đã không mất thời gian và nhân sự để giải quyết vụ việc kéo dài đến thế. Nhưng cũng có thể, họ không có tiền nhưng không dám bỏ cọc vì sợ lăn phải vết xe đổ của doanh nghiệp “tiền bối”. Trong số 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm, hai doanh nghiệp đã “bỏ của chạy lấy người” hồi đầu năm; một doanh nghiệp thì đã “mất tích”, một doanh nghiệp cùng lãnh đạo rơi vào vòng lao lý.

Tâm thư muộn của ông Dũng khiến cộng đồng xôn xao

Tâm thư muộn của ông Dũng khiến cộng đồng xôn xao

Có lẽ cũng chính vì trả giá cao gấp 7 lần (2,4 tỷ/m2), mà Công ty TNHH đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt dẫn lãnh đạo Tân Hoàng Minh đi vào lối cụt. Đầu tháng 4/2022, UBCKNN công bố hủy bỏ 9 đợt chào bán trái phiếu trị giá gần chục nghìn tỷ đồng từ tháng 7/2021- 3/2022 của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt; CTCP Cung điện Mùa Đông và CTCP Đầu tư và Dịch vụ Khách sạn Soleil do có hành vi công bố thông tin sai sự thật, che giấu thông tin.

Ngay sau đó, Bộ Công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch kiêm CEO Tân Hoàng Minh về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đi cùng ông Dũng còn có 6 bị can khác, trong đó có con trai ruột là Đỗ Hoàng Việt. Và trong vụ án này, ông Đỗ Anh Dũng cũng đã kéo nhiều lãnh đạo ngân hàng, công ty chứng khoán và các bạn hàng liên đới; bởi trước đó 11 dự án bất động sản ở Hà Nội của Tân Hoàng Minh cũng bị Bộ Công an đưa vào danh sách xem xét điều tra.

Ông Trịnh Văn Quyết - nguyên Chủ tịch Bamboo Airways

Ông Trịnh Văn Quyết - nguyên Chủ tịch Bamboo Airways

Một tháng trước khi Chủ tịch Tân Hoàng Minh bị bắt (ngày 29/3), Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC, để điều tra tội thao túng thị trường chứng khoán. FLC được "đánh lên" với giá rất cao cho đến ngày 10/1, vị Chủ tịch này bất ngờ xả chui 75 triệu cổ phiếu, đút túi hàng trăm tỷ đồng mặc kệ nhà đầu tư gào thét. Ông Quyết bị bắt khiến một dàn nhân sự mẫn cán của FLC theo chân vào tù; nhưng có lẽ đau đầu nhất lại là chủ nợ của FLC. Họ thấp thỏm vừa sợ nhắc tên liên luỵ, vừa thót tim lo lộ các khoản nợ và cũng vừa tính phương án lấy nợ để giải trình trước cổ đông. Tất nhiên, tới thời điểm cuối năm 2022, nỗi lo này đã vơi đi phần nào. 

Thông tin xấu của ông Trịnh Văn Quyết dù bị rò rỉ trước đó khá lâu nhưng nhiều người vẫn không tin đó là sự thật. Vì cũng chỉ mới trước đó thôi, FLC truyền thông mạnh việc sẽ tổ chức Diễn đàn xúc tiến đầu tư tại Anh. Một tuần trước khi Chủ tịch FLC bị bắt, tập đoàn này và Công ty Thương mại Dầu khí Lào (PetroTrade) vẫn ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển Dự án tuyến đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng kết nối Lào - Việt Nam.

Cuối năm 2021, ông Trịnh Văn Quyết công bố kế hoạch mua một đội bóng giải ngoại hạng Anh thu hút sự chú ý của cả giới doanh nhân, doanh nghiệp và những người làm bóng đá. Bởi theo bình luận viên Ngô Quang Tùng, việc một doanh nghiệp Việt có ý định mua cổ phần của một đội bóng nước Anh không phải chưa từng xảy ra nhưng vướng quy định về Luật đầu tư ra nước ngoài khi đó. Ngoài ra, tiềm lực tài chính cũng là vấn đề được đặt câu hỏi khi giá của một đội bóng này luôn ở mức cao, khoảng 160 triệu USD trở lên. Trong danh sách 20 câu lạc bộ bóng đá giá trị nhất thế giới năm 2021, giải ngoại hạng Anh đóng góp 9 cái tên, gồm Manchester United, Liverpool, Manchester City, Chelsea, Arsenal, Tottenham Hotspur, Eveton, West Ham United, Leicester City.

Khi đó, cũng có người tin về kế hoạch lớn của ông Trịnh Văn Quyết và chẳng mấy ai nghĩ doanh nghiệp của vị đại gia này thật sự là con nợ quá rủi ro…cho đến khi các ngân hàng nháo nhác nghĩ cách lấy nợ FLC. Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của FLC lên tới gần 34.000 tỷ đồng. Nợ phải trả của tập đoàn này vượt 24.000 tỷ đồng. Quý 1/2022, FLC lỗ khoảng 450 tỷ đồng, nhưng các con số nợ và lợi nhuận thể hiện trên báo cáo tài chính còn thấp hơn nhiều số liệu thực tế.  

2-16523570149421001467653

Bà Nhàn khá nổi tiếng trong giới doanh nhân, khi được trao hàng loạt giải thưởng như: Bông hồng vàng, doanh nhân nữ Asean tiêu biểu, giải thưởng Sao đỏ, doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu, gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu...Năm 2015, bà Nhàn được một Viện hàn lâm của Nga trao 2 danh hiệu cao quý: "Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004 - 2014" và phần thưởng Ngôi sao Vernadski. Điều ngạc nhiên là năm 2017, bà Nhàn được tạp chí Forbes Việt Nam xếp trong danh sách 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam. Đến năm 2018, bà Nhàn tiếp tục nhận giải thưởng quốc tế dành cho ý tưởng và mô hình quốc gia thông minh xuất sắc nhất. Cũng trong cuối năm đó, bà Nhàn nhận Huân chương Mặt trời mọc của Nhật Bản.

Thế mà đùng một cái, ngày 29/4/2022, Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt giam bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Tiến bộ Quốc tế (AIC Group) để điều tra về sai phạm đấu thầu tại dự án Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (53 tuổi, quê Bắc Ninh) là người sáng lập Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC. Từ một người kinh doanh xuất khẩu lao động, bà Nhàn đã trở thành tiến sỹ, Viện sỹ trước khi thực hiện nhiều dự án tai tiếng. Bà Nhàn bị bắt cũng là cú sốc cho giới doanh nhân nữ từng thần tượng vị đại gia kín tiếng và tạo được uy tín này!

Ngày 29/12/2022, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 35 bị cáo trong đại án AIC, với phần Viện KSND TP.Hà Nội đối đáp lại các quan điểm bào chữa của luật sư và bị cáo trước đó. Tuy nhiên, VKS giữ nguyên quan điểm về đề nghị mức án 30 năm tù đối với bị cáo Nhàn về 2 tội “đưa hối lộ” và “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. 

"Lái" cổ phiếu đã thành... đừng lỡ chuyến bay vào vũ trụ!

Trong vụ trái phiếu của Tân Hoàng Minh phức tạp kéo dài nửa năm, có thời điểm Bộ Công an (C03) yêu cầu Thaigroup trả lại 840 tỷ đồng cho Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Đây là số tiền Thaigroup bán cổ phần dự án 11A Cát Linh cho Tân Hoàng Minh. Thaigroup đã mua lại cổ phần của CTCP Bình Minh Group (Chủ đầu tư dự án 11A Cát Linh) với mức giá chỉ có 40 tỷ đồng.

Bầu Thụy vừa thông báo muốn bán toàn bộ 87,4 triệu cổ phiếu Thaiholdings, tương ứng thoái 24,97% vốn. Giao dịch dự kiến thực hiện trong tháng 6 tới đây.

Bầu Thụy vừa thông báo muốn bán toàn bộ 87,4 triệu cổ phiếu Thaiholdings, tương ứng thoái 24,97% vốn. Giao dịch dự kiến thực hiện trong tháng 6 tới đây.

Nhưng mà tại quý I/2022, Thaiholding - đơn vị "chủ quản" của ThaiGroup hiện chỉ còn có 60 tỷ đồng tiền mặt, chiếm chưa đầy 1% trên tổng tài sản 11.000 tỷ đồng. Nó cho thấy, hoạt động kinh doanh của công ty không tạo ra được dòng tiền. Dù báo lãi nghìn tỷ đồng, nhưng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 211 tỷ đồng. Nếu quan sát rộng hơn, trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong tay bầu Thuỵ, còn rất nhiều vấn đề phải lưu tâm khi các khoản phải thu, tài sản dài hạn, chuyển nhượng,…chỉ lòng vòng trong hệ sinh thái. Do đó, những con số nghìn tỷ theo chuẩn mực kế toán không loại trừ khả năng chỉ là những con số giấy.

Vậy tiền đào đâu ra để trả khoản hơn 800 tỷ nói trên? Thực tế thì, không chỉ dừng lại ở mối quan hệ kinh doanh, ông Thụy cũng có mối quan hệ cá nhân thân thiết với Chủ tịch Tân Hoàng Minh. Cũng nhờ sự thân thiết này mà công việc kinh doanh của cả Tân Hoàng Minh và Thái Holdings thăng hoa hơn. Thuỵ từng là một ông bầu nổi tiếng tại Câu lạc bộ bóng đá Xi măng Xuân Thành Sài Gòn và Quảng Nam. Ngoài ra, ông cũng khá thành công với thương hiệu Xi măng Xuân Thành và bắt đầu nổi danh với các vụ thâu tóm bất động sản tại Hà Nội thông qua Thaigroup: Khách sạn 5 sao Park Hyatt tại 17 Tôn Đản (Hà Nội), Khách sạn Kim Liên… Ông Thụy đặc biệt "gây bão" ra tận nước ngoài với siêu dự án cảng hàng không vũ trụ tỷ USD.

Bầu Thuỵ sẽ bay vào vũ trụ trong thời gian sớm nhất. Hi vọng kế hoạch đó không bị dang dở như ước mơ mua đội bóng Anh của ông Trịnh Văn Quyết hoặc mục tiêu biến đất Thủ Thiêm thành đất trên sao hoả của ông Đỗ Anh Dũng

Bầu Thuỵ sẽ bay vào vũ trụ trong thời gian sớm nhất. Hi vọng kế hoạch đó không bị dang dở như ước mơ mua đội bóng Anh của ông Trịnh Văn Quyết hoặc mục tiêu biến đất Thủ Thiêm thành đất trên sao hoả của ông Đỗ Anh Dũng

Lại nói đến tham vọng bay vào vũ trụ của bầu Thuỵ, kế hoạch này cũng hoành tráng không khác gì mục tiêu mua đội bóng ngoại hạng của ông Quyết hay trả giá cao gấp 7 lần đất Thủ Thiêm của ông Dũng. Mà thực tế nó còn cao siêu hơn. Bởi trên thế giới, thậm chí tại các quốc gia lớn, việc bay vào vũ trụ là kế hoạch không hề dễ dàng.

Để chứng minh không nói suông, cuối năm 2021, Thaiholdings đã quyết định lập hẳn công ty con để đầu tư Dự án Cảng Vũ trụ Du lịch tại thành phố Phú Quốc. Theo Thaiholdings, công ty này cũng tính  huy động vốn từ thị trường chứng khoán Mỹ với kế hoạch IPO trong năm 2022. Trong đó, ông Nguyễn Đức Thuỵ trực tiếp đứng tên cho số cổ phần có giá trị theo mệnh giá lên tới 20.016 tỷ đồng, chiếm 75% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, hai người con lớn của bầu Thuỵ là ông Nguyễn Xuân Thái và bà Nguyễn Ngọc Mỹ Anh, mỗi người đứng tên sở hữu 10% vốn điều lệ. 

Không rõ dự án bay vào vũ trụ của ThaiHoldings đã chuẩn bị cất cánh chưa nhưng vụ IPO tại Mỹ chắc bỏ lại phía sau vì năm 2022 đã qua; chưa kể một loạt các động thái thoái vốn, hạ vốn điều lệ và đổi tên cũng đã được thực hiện. Nhưng vấn đề là, với loạt dự án vấn đề, tiền không có, thì ông chủ bầu Thuỵ sẽ tính cách gì để không đi theo vết xe đổ của các đại gia nổ trong giới tài chính. Bầu Thuỵ là đại gia đa tài, không chỉ là buôn đất, bóng đá, vật liệu xây dựng, du lịch, khám phá vũ trụ; mà còn là một ông lớn có tầm nhìn xa; có là cao thủ về tài chính. Quả làm liều của ông Trinh Văn Quyết hồi tháng 1/2022 chưa chắc đã bằng cách tạo cơ sốt cho cổ phiếu THD cách đây hơn 1 năm.

Ảnh chụp Màn hình 2023-01-21 lúc 15.29.46

Lên sàn giữa năm 2020, TDH đã trở thành một hiện tượng lạ trên HNX khi tăng trần 20 phiên và tăng giá 13 lần, nhanh hơn cả cổ phiếu Tesla của tỉ phú giàu nhất thế giới Elon Musk. Vậy, THD đã leo từ 15.000 đồng/cổ phiếu lên hơn 277.000 đồng/cổ phiếu bằng con đường nào?

Đẩy lợi nhuận tăng gấp hơn 20 lần là mũi tên chính. Quý IV/2020, Thaiholdings ghi nhận doanh thu thuần 1.821 tỷ đồng, tăng 140% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp tương ứng 176 tỷ đồng, tăng 112%. Điểm đáng lưu ý, khoản lãi khác gần 1.135 tỷ đồng, giúp Thaiholdings ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong quý IV/2020 lên đến 1.267 tỷ đồng, gấp 21 lần so với năm 2019. Qua đó, lợi nhuận sau thuế đạt 1.091 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2020, doanh thu thuần của Thaiholdings đạt hơn 2.976 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.162 tỷ đồng, gấp 23 lần so với năm trước.

Bên cạnh sự bứt phá về lợi nhuận, nhà đầu tư thời điểm đó cũng bàn tán đến “độ dài” BCTC doanh nghiệp này. Thay vì công bố toàn bộ nội dung, Thaiholdings chỉ công bố một số trang của bản báo cáo, bao gồm bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất trong quý IV/2020. Mặc dù nội dung được Thaiholdings công bố chưa có phần thuyết minh báo cáo tài chính, nên chi tiết về khoản “lợi nhuận khác” nói trên không rõ. Tuy nhiên có thể liên hệ đến các khoản lợi nhuận kỳ vọng mà lãnh đạo doanh nghiệp này từng tiết lộ.

Thaiholdings dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch IPO và tăng vốn điều lệ cho công ty con - Công ty CP Tập đoàn Thaigroup trong quý II

Thaiholdings dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch IPO và tăng vốn điều lệ cho công ty con - Công ty CP Tập đoàn Thaigroup trong quý II

Giới phân tích tài chính không lạ gì câu chuyện tài chính của ThaiGroup và truyền tai nhau các chiêu trò tạo lợi nhuận và doanh thu ảo qua công ty hệ sinh thái. Ông Thuỵ đã khá thành công trong việc đẩy vốn hoá kinh điển cho niêm yết “cửa sau” cho ThaiGroup. Thông qua kế hoạch thâu tóm ngược lại công ty mẹ, các khoản tiền cho dự án nghìn tỷ của Thaiholding hay ThaiGroup sẽ xuất hiện trên báo cáo tài chính, qua mắt được cổ đông. Bởi không ngay cả Thaigroup cũng có kết quả kinh doanh không hề ấn tượng.

Khi cổ phiếu đang trên đà leo thang mạnh, Công ty của ông Thuỵ công bố sẽ triển khai một khu phức hợp có tổng mức đầu tư lên đến hơn 14.000 tỷ đồng theo báo cáo nghiên cứu khả thi do Savills Việt Nam thực hiện. Nhu cầu vốn lớn phần nào giải thích cho việc Thaiholdings đang chạy hoả tốc đẩy vốn hóa thị trường lên đến gần 35.000 tỷ đồng (tạm tính trên vốn điều lệ sau khi hoàn thành tăng vốn là 3.500 tỷ đồng) - trở thành cổ phiếu lớn nhất trên sàn HNX thời điểm đó và là doanh nghiệp bất động sản lớn thứ 4 trên sàn chứng khoán sau VinHomes, Novaland và Becamex IDC.

Nhưng rồi, "Bầu Thụy" đã phải mang trụ sở chính của Thaiholdings tại số 210 Trần Quang Khải và 17 Tông Đản, Hà Nội để thế chấp, vay khoản tiền 700 tỷ đồng và còn rất nhiều khoản vay được giấu đi. Nhìn lại chặng đường trượt dốc của cổ phiếu THD từ hơn 277.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 41.700 đồng/cổ phiếu (tính tới phiên cuối cùng năm 2022), thì cổ đông THD "đau" khác gì cổ đông nhóm cổ phiếu FLC đã trải qua?

Ánh Sa
Tập đoàn Dabaco bị tố thu phí nhà ở xã hội bất thường
Tại Bắc Ninh, cư dân sinh sống ở Khu nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm mới đây liên tục căng băng rôn khẩu hiệu trên đường trước trụ sở chủ đầu tư CTCP Tập đoàn Dabaco đề nghị cấp lại nước, đối thoại về mức phí dịch vụ 8.500 đồng/m2...

Bài 2: 'Xe đạp điện trá hình' và hiểm hoạ tai nạn giao thông ở học sinh
Tai nạn giao thông gia tăng liên quan đến học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện thời gian gần đây đã ít nhiều tạo cái nhìn không tốt trong dư luận. Tuy nhiên, thực trạng này lại mâu thuẫn với những giá trị tiện ích đem lại cho người tiêu dùng và xã hội mà nhiều nhà sản xuất xe mong muốn.

Bài 1: Xe đạp điện 'trá hình trước mặt' cơ quan chức năng!
Xe đạp điện là một trong những mặt hàng đang bị bát nháo nhiều nhất về chất lượng và nguồn gốc. Đáng ngại lên mức cảnh báo đỏ bởi những chiếc xe "râu ông nọ cắm cằm bà kia", hàng nhái hoặc là có tên lạ hoắc lạ hơ... đang được học sinh, con em điều khiển với tốc độ xe máy đến trường.

Tập đoàn Anh Vinh đẩy BIDV vào vụ kiện thế nào?
BIDV phát hành thư bảo lãnh khoản tạm ứng cho CTCP Tập đoàn Thành Vinh tại 2 dự án thầu giao thông và đảm bảo hoàn trả vô điều kiện cho chủ đầu tư Ban Giao thông TPHCM. Nhưng các cam kết đang bị phá vỡ.

Thông báo về 02 tổ chức khủng bố “Nhóm Hỗ trợ người Thượng - MSGI” và “Người Thượng vì công lý - MSFJ”
Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, Bộ Công an thông báo 02 tổ chức dưới đây đã và đang tiến hành hoạt động khủng bố.

CSGT kịp thời đưa bệnh nhân tai biến đi cấp cứu
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên quốc lộ 91, CSGT tỉnh An Giang đã nhanh chóng dùng xe đặc chủng, kịp thời đưa người phụ nữ có biểu hiện tai biến đi cấp cứu.

Tài xế xe khách chạy quá tốc độ, nhiều lần tông vào xe CSGT
CSGT phát hiện Nguyễn Văn Giang điều khiển xe khách chạy quá tốc độ nên ra hiệu lệnh dừng xe, tuy nhiên Giang không chấp hành mà bỏ chạy, tông nhiều lần vào đuôi xe chuyên dụng.