Chuyên mục


Công ty Giao hàng tiết kiệm IPO

06/06/2022 13:24 (GMT +7)

Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK), một công ty giao nhận ra đời năm 2013, đang gây chú ý với kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo thông tin từ TechInAsia và DealStreetAsia, GHTK dự kiến IPO ngay trong năm 2022 với định giá lên đến 1 tỷ USD.

Thị trường thương mại điện tử phát triển thúc đẩy sự lớn mạnh của các startup logistics. Theo đó, thị trường giao hàng Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ phần lớn nhờ thương mại điện tử. Từ khi đại dịch bùng phát, nhu cầu mua sắm trên các trang thương mại điện tử ngày càng cao. Cụ thể, thương mại điện tử của Việt Nam đã bùng nổ trong 5 năm trở lại đây, tăng trưởng kép trên 25%. Xét về quy mô, thị trường này đã tăng trưởng đến 53% so với 2020, lên 13 tỷ USD.

Chiến lược của GHTK là tập trung vào đơn hàng của các nhà bán hàng vừa và nhỏ thay vì các sàn thương mại điện tử, nhờ vậy có biên lợi nhuận cao hơn so với một số công ty cùng ngành

Chiến lược của GHTK là tập trung vào đơn hàng của các nhà bán hàng vừa và nhỏ thay vì các sàn thương mại điện tử, nhờ vậy có biên lợi nhuận cao hơn so với một số công ty cùng ngành

Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK), một công ty giao nhận ra đời năm 2013, đang gây chú ý với kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo thông tin từ TechInAsia và DealStreetAsia, GHTK dự kiến IPO ngay trong năm 2022 với định giá lên đến 1 tỷ USD. GHTK có thể sẽ là startup kỳ lân tiếp theo xuất hiện tại Việt Nam, sau khi J&T Express nhận vốn 2 tỷ USD trước thềm IPO. Định giá hiện tại của GHTK là khoảng 900 triệu USD. Thương vụ IPO này dự kiến diễn ra vào quý IV năm 2022.

Được thành lập năm 2013, trải qua 9 năm hình thành và phát triển, hiện GHTK đã có mặt tại 63 tỉnh thành với quy mô đạt hơn 20 trung tâm vận hành, số lượng xe tải đường bộ hơn 1.000++ xe, trên 700 chi nhánh với tổng diện tích hạ tầng kho bãi lên đến trên 220.000m2. Ngoài ra, GHTK hiện có 1.500 điểm giao nhận. Công ty có khoảng 30.000 nhân viên giao hàng và sở hữu hệ thống 600.000 m2 nhà kho. Tháng 4 năm nay, GHTK cán mốc một tỷ đơn hàng luân chuyển qua hệ thống.

GHTK đã len lỏi hoạt động tại 63 tỉnh thành, phủ hoạt động tại 11 ngàn phường xã. Theo tự bạch của GHTK mỗi tháng công ty phục vụ trung bình nửa triệu khách hàng, hầu hết là khách hàng cá nhân – người trực tiếp bán hàng qua mạng xã hội hoặc kinh doanh trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee. Công ty có 30 ngàn nhân viên giao hàng, có 300 kỹ sư, trong đó nhiều người là kỹ sư công nghệ. GHTK sở hữu hệ thống vật chất với 600 ngàn m2 nhà kho, tương đương 80 sân bóng đá tiêu chuẩn World Cup. Công ty có 1.500 địểm giao nhận tại các vị trí chiến lược, con số khá đáng nể với một công ty xây dựng từ số 0.

Công ty này không đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông như nhiều đối thủ khác, thậm chí người dùng dễ dàng tìm thấy các chủ đề như “Tẩy chay GHTK”, “GHTK lừa đảo” hay “Chủ shop kinh doanh bức xúc với chất lượng của GHTK”... trên Internet. Thế nhưng, theo số liệu, GHTK vẫn lãi hàng trăm tỷ đồng mỗi năm (ít nhất là trong 3 năm gần đây).

Chiến lược của GHTK là tập trung vào đơn hàng của các nhà bán hàng vừa và nhỏ thay vì các sàn thương mại điện tử, nhờ vậy có biên lợi nhuận cao hơn so với một số công ty cùng ngành. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng dịch vụ bản đồ của Google với chi phí hàng năm khá đắt đỏ, GHTK đã tự xây bản đồ riêng phục vụ cho hoạt động giao nhận.

Được biết, GHTK có vốn điều lệ 12,9 tỷ đồng, một con số khá nhỏ bé nếu nhìn vào doanh thu và lợi nhuận hàng năm của công ty. Năm 2021, GHTK lãi hơn 300 tỷ đồng trong khi 2 năm 2019-2020, lợi nhuận sau thuế đều đạt trên 500 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2021, khoản lợi nhuận chưa phân phối là hơn 1.447 tỷ đồng.

GHTK được sáng lập và điều hành bởi Phạm Hồng Quân, cựu sinh viên Đại học Thủy lợi Hà Nội. CEO sinh năm 1987 này từng làm chuyên viên xây dựng sản phẩm cho Zamba, sàn thương mại điện tử của VCCorp (đã bị khai tử). Làm trong lĩnh vực thương mại điện tử, Quân nhận thấy dịch vụ chuyển phát thời đó “khá tệ” và nảy ra ý định lập ra công ty giao hàng đem đến những trải nghiệm tốt hơn.

Chân dung CEO Phạm Hồng Quân

Chân dung CEO Phạm Hồng Quân

GHTK chuyên hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ bưu chính và chuyển phát, là đơn vị vận chuyển dành cho thương mại điện tử (eLogistics); cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi (Last-Mile Delivery) và thu tiền tận nơi (Cash-on Delivery) cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trực tuyến.

Trong danh sách các cổ đông sáng lập của công ty còn có ông Mai Thanh Bình, đồng sáng lập Garena Việt Nam và Phó chủ tịch VNLife, công ty được cho là sở hữu nền tảng thanh toán trực tuyến VNPay.

Theo Tech in Asia đưa tin, trong một tài liệu gửi tới các nhà đầu tư tiềm năng gần đây, Giao hàng tiết kiệm (GHTK) đang rao bán khoảng 23% cổ phần trong đợt bán thứ cấp. Sea Group được xác định là nhà đầu tư muốn bán 20% cổ phần của GHTK. Nhà đầu tư này đã rót vốn cho GHTK từ năm 2017 và là một trong 2 cổ đông ngoại lớn nhất, cùng với Kerry Logistics.

Trước đó, 6/2020, các cổ đông chính của Giao hàng tiết kiệm gồm có Kerry Logistics (nắm 42% - mới đầu tư từ năm 2020) và SEA Group, công ty mẹ của Shopee. Theo nguồn tin, trong năm 2019-2020, Giao hàng tiết kiệm đều đạt trên 500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong khi những đối thủ chính khác như Giao hành nhanh, J&T, Ninja Van hay Lazada Express đều báo lỗ lớn.

Trước những thông tin đồn đoán về việc GHTK sẽ về tay Sea hay Kerry Logistics, CEO Phạm Hồng Quân nói với Forbes Việt Nam rằng công ty này đang sắp xếp lại cổ phần trước IPO. “GHTK sẽ là công ty của Việt Nam, do người Việt lãnh đạo và phát triển bằng công nghệ Việt. Cổ đông ngoại sẽ không giữ quá 49% cổ phần và chỉ có vai trò đối tác tài chính”, vị CEO khẳng định.

Kể từ khi “bắt tay” với Sea, doanh số của GHTK đã tăng vọt so với trước đây. Sea là công ty mẹ của Shopee, một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi một lượng lớn đơn hàng của GHTK trong những năm đầu sau thương vụ hợp tác đến từ Shopee.

Nhưng hiện tại, chia sẻ với Forbes Việt Nam, CEO Phạm Hồng Quân cho biết nguồn đơn hàng hiện tại từ Shopee chiếm tỷ lệ không đáng kể trong doanh thu của công ty khi nền tảng này cũng có bộ phận giao hàng riêng Shopee Xpress.

Bên cạnh GHTK, những công ty chuyển phát, giao hàng được nhiều người biết đến của Việt Nam có thể kể đến VNPost, Viettel Post, Scommerce (công ty mẹ của Giao Hàng Nhanh và Ahamove)... Nếu như VNPost và Viettel Post đều thuộc những tập đoàn lớn, Scommerce đã được Temasek - quỹ đầu tư nhà nước Singapore đầu tư hơn 100 triệu USD năm 2019. 

Bên cạnh đó, thị trường giao hàng Việt Nam cũng đang thu hút những doanh nghiệp nước ngoài với nhiều kinh nghiệm và tiềm lực tài chính tốt như Ninja Van – kỳ lân Singapore được Alibaba “chống lưng” – đã huy động được 578 triệu USD trong vòng gọi vốn Series E vào tháng 9 năm ngoái.

Một đối thủ “đáng gờm” khác là J&T Express – công ty Indonesia cũng được Temasek rót vốn và có định giá đến 20 tỷ USD trong vòng gọi vốn gần nhất. Hoạt động tại Việt Nam từ năm 2018, đến nay công ty này đã có 1.900 bưu cục và điểm nhận hàng, trang bị 850 xe tải các loại, phủ rộng 19.000 nhân viên và cộng tác viên trên khắp 63 tỉnh thành, đồng thời từng bước mở rộng quy mô với mô hình nhượng quyền thương hiệu.

Cuộc chơi trên thị trường Việt Nam còn có sự góp mặt của các ứng dụng gọi xe như Grab, Gojek, be... Bản thân các hãng thương mại điện tử tại Việt Nam cũng có mảng giao hàng riêng như Shopee Xpress hay Lazada Express. Ngoài ra, còn có hàng chục startup khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này.

Hồng Thơ
Giá xăng lại tăng
Kể từ 15 giờ hôm nay (28/3), giá xăng E5 tăng 410 đồng/lít, giá bán là 23.620 đồng/lít. Giá xăng RON95 tăng 530 đồng/lít, giá bán là 24.810 đồng/lít.

Yêu cầu báo cáo về thực hiện thu phí gửi xe thông minh tại Hà Nội
40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố vừa được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.

Hàng không thiếu máy bay
Ngày 26/3, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết số máy bay hoạt động thương mại của 6 hãng hàng không đến cuối tháng 3 khoảng 170 chiếc, giảm 40-45 chiếc so với cùng kỳ năm 2023.

Bác bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho CSGT
Dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất đã bỏ đề xuất lực lượng cảnh sát giao thông được trích tối thiểu 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Tăng thêm tàu khách tuyến Bắc - Nam
Giá vé chặng Hà Nội - Sài Gòn suốt một chiều loại chỗ ghế ngồi từ 958.000 đồng/vé, giường nằm từ 1.170.000 đồng/vé trở lên, phụ thuộc ngày đi, loại chỗ.

Từ 1/4, dừng hoạt động 5 tuyến xe buýt ở Hà Nội
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội vừa phát đi thông báo về việc dừng hoạt động các tuyến buýt số 10, 14, 18, 44, 145. Việc dừng các tuyến xe buýt này sẽ bắt đầu từ ngày 1/4/2024.

Quảng Trị: Tái khởi động dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy sau nhiều năm 'đắp chiếu'
Sau nhiều năm "đắp chiếu", dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (tại xã Hải An, huyện Hải Lăng - thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị) khởi động lại vào 25/3/2024.