Chuyên mục


Đại gia nào nhắm làm điện gió ngoài khơi?

29/05/2022 14:43 (GMT +7)

Năng lượng sạch đã trở thành trào lưu rót vốn của doanh nghiệp lớn và ngân hàng trong 2-3 năm trước khi được Chính phủ cho cơ chế ưu đãi. Gần đây, điện gió ngoài khơi lại đang trở thành miếng bánh thơm cho nhiều đại gia khi dư địa gần như còn nguyên.

Việt Nam chưa có điện gió ngoài khơi

Với hơn 3.000 km đường bờ biển, Việt Nam có nguồn tài nguyên gió ngoài khơi dồi dào và là thị trường mới nổi về gió ngoài khơi. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), điện gió ngoài khơi có tiềm năng cung cấp 12% điện năng của Việt Nam vào năm 2035.

Điện gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng tái tạo có nhiều triển vọng phát triển vượt trội

Điện gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng tái tạo có nhiều triển vọng phát triển vượt trội

Kết quả khảo sát của chương trình đánh giá về năng lượng cho châu Á của WB cho thấy Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn nhất khu vực Đông Nam Á với tổng năng điện gió ước đạt 513.360 MW, lớn gấp 200 lần công suất của nhà máy thủy điện Sơn La (công suất lớn nhất Việt Nam) và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện Việt Nam năm 2020.

Theo Báo cáo về tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam của Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), các tỉnh có khả năng khai thác tiềm năng năng lượng gió tốt nhất là Bình Định đến Ninh Thuận, Bình Thuận đến Cà Mau và một phần vùng biển trung tâm vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt, khu vực biển Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu có tiềm năng gió đạt ở mức tốt đến rất tốt với tốc độ gió trung bình năm từ 8 - 10 m/giây, mật độ năng lượng trung bình năm phổ biến từ 600W đến trên 700 W/m2.

Điện gió ngoài khơi là một nguồn năng lượng tái tạo có triển vọng phát triển lớn, có thể lắp đặt các trang trại gió ngoài khơi trên vùng biển rộng lớn. Ưu điểm chính của năng lượng gió ngoài khơi là khả năng tạo ra điện cao hơn vì tốc độ gió trên đại dương thường ổn định và mạnh hơn so với trên đất liền. Ngoài ra, một điểm cộng khác là thực tế không giới hạn các địa điểm ngoài khơi để triển khai trang trại điện gió mà ít hoặc không ảnh hưởng đến xung đột dân cư. Hơn nữa, những tiến bộ gần đây trong công nghệ gió ngoài khơi giúp giảm chi phí vốn, lắp đặt và vận hành.

Có thể thấy, tại Việt Nam, tiềm năng gió ngoài khơi lớn hơn nhiều so với tiềm năng gió trên bờ do địa hình bờ biển dài và gió ngoài khơi thường có tốc độ cao, ổn định hơn. Hạ tầng cho điện gió ngoài khơi và lưới điện cũng ít bị hạn chế bởi vấn đề sử dụng đất. Hệ số công suất điện gió ở Việt Nam ước tính vào khoảng 36% cho khu vực trên bờ và 54% cho khu vực ngoài khơi. Có thể thấy, gió ngoài khơi có tốc độ ổn định hơn trong suốt cả năm so với gió trên đất liền.

Tại các tỉnh như Ninh Thuận lượng gió lớn kéo dài trong 10 tháng. Tuy nhiên do hạn chế đất liền nên lượng gió hạn hẹp vào buổi sáng không đủ để khiến các tourbin trong đất liền ở đây hoạt động hiệu quả, gần như lượng điện tới từ những nhà máy này chỉ hoạt động vào chiều gây ra không ít lãng phí về thời gian và tiền bạc.

Trong khi, dự án điện gió, điện mặt trời là những dự án tốn nhiều diện tích đất liền, không được tối ưu hóa, điển hình như tháng 4 vừa rồi Trung Nam Group bị cháy 1 tourbin làm ảnh hưởng tới những khoảng không xung quanh, trong đó một tourbin chiếm tới 0,4 ha sẽ không thể hoạt động sản xuất kinh doanh ở khu vực dưới cánh quạt. 

"Sân chơi" mới tinh của nhiều đại gia

Trong báo cáo gần đây về tình hình cung cấp điện giai đoạn 2022 - 2025, với tinh thần tìm mọi giải pháp khắc phục các khó khăn về cung cấp điện, nhất là ở khu vực miền Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã báo cáo Chính phủ và các bộ ngành đề xuất một số giải pháp đồng bộ. Trong đó, EVN đề xuất sớm có cơ chế phát triển nhanh các nguồn NLTT ở khu vực miền Bắc nhằm tránh nguy cơ thiếu điện.

Cụ thể để đến năm 2025 đưa vào vận hành thêm khoảng 5.500 MW các nguồn điện NLTT bao gồm 4.000 MW điện gió và khoảng 1.500 MW điện mặt trời kèm theo hệ thống lưu trữ phù hợp để đáp ứng nhu cầu công suất trong các giờ cao điểm tối.

 
Một số tỉnh ven biển phía Bắc cũng trình đề xuất phát triển nguồn điện gió ngoài khơi như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, tuy nhiên mức độ nghiên cứu còn khá nhiều khác biệt. 

Bà Cao Thị Thu Yến - chuyên gia năng lượng tái tạo và môi trường, EVNPECC 1 cho biết: "Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức gồm cả EVNPECC 1, tiềm năng gió ở vịnh Bắc Bộ, kể cả tính đến yếu tố biến đổi khí hậu, được đánh giá là khá tốt, phù hợp phát triển điện gió ngoài khơi. Ở độ cao 100m, tốc độ gió khu vực này đạt trung bình khoảng 7,5- 8,5 m/s. Theo cơ quan năng lượng Đan Mạch (DEA), tiềm năng kỹ thuật điện gió ngoài khơi ở khu vực này khoảng 18GW khi tính đến các tiêu chí loại trừ."

Đáng chú ý, về điện gió ngoài khơi, EVN cũng kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành xem xét bổ sung quy hoạch và chấp thuận của trương cho phép EVN triển khai đầu tư điện gió ngoài khơi khu vực Bắc bộ để tăng cường nguồn cấp điện khu vực phía Bắc và kết hợp đảm bảo an ninh quốc gia.

Trong bối cảnh nguồn điện khu vực Bắc đang có nhiều khó khăn, EVN cho rằng việc đề xuất cơ chế phát triển nhanh các nguồn NLTT ở khu vực miền Bắc cũng cần được xem xét là một trong những giải pháp phù hợp và điều này cũng theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc khuyến khích thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và thực hiện đúng tinh thần cam kết của Việt Nam tại Hội nghị khí hậu toàn cầu COP 26 như Thủ tướng đã tuyên bố.

 
Na Uy là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực gió nổi ngoài khơi. Na Uy có một trong những cơ sở thử nghiệm hàng đầu thế giới về các giải pháp gió nổi. Các đơn vị nghiên cứu và trường đại học nổi tiếng của Na Uy như NTNU, SINTEF, Đại học Bergen và Trung tâm Thử nghiệm Năng lượng Biển. Tua bin gió nổi đầu tiên trên thế giới, Hywind Demo, được lắp đặt tại đây vào năm 2009. Năm 2017, Equinor đã khởi động Hywind Scotland, trang trại điện gió nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới.

Còn đối với những cơ hội và tiềm năng lớn trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi miền Nam, Công ty Equinor (Na Uy), một đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực này đã nhanh chóng mở văn phòng tại Hà Nội và phối hợp cùng doanh nghiệp trong nước là PetroVietnam, nộp đơn xin thực hiện dự án ở năm địa phương là Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Hải Phòng và Thái Bình; đồng thời nộp đơn xin Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp quyền khảo sát.

Điện gió ngoài khơi là xu hướng dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo hiện nay trên thế giới. Để đạt được mục tiêu carbon trung tính (Net Zero), Ủy ban châu Âu ước tính ngành điện gió ngoài khơi châu Âu phải đạt công suất 300 GW vào năm 2050. Trên toàn cầu, theo đánh giá của Liên minh Hành động năng lượng tái tạo đại dương, thì công suất 1.400 GW gió ngoài khơi là một mục tiêu thực tế vào năm 2050.

Tiêu thụ năng lượng sạch thế nào?

Liên quan đến vấn đề tiêu thụ năng lượng sạch, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sáu tháng đầu năm 2021, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 128,51 tỷ kWh, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) huy động đạt 14,69 tỷ kWh, chiếm tỷ trọng 11,4%. Riêng điện mặt trời mái nhà, đến 14/12/2021 đã có 104.282 dự án được lắp đặt, tổng công suất 9.580 MWp, sản lượng phát lên lưới hơn 3,57 tỷ MWh. Nếu giá lắp đặt điện mặt trời mái nhà trung bình 12 triệu đồng/kWp thì tổng số tiền đầu tư đã gần 115 nghìn tỷ (tương đương khoảng 5 tỷ USD), khoảng 1,1 tỷ đồng cho một công trình.

Số liệu trên cho thấy, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà lớn là vậy, nhưng thực tế sản lượng phát lên lưới lại không cao, vì khi trời không nắng thì điện mặt trời cũng không có. Nếu có nắng tốt, như tại các tỉnh Nam Trung bộ, thì số giờ nắng trung bình trong năm cũng chỉ khoảng 6,3 giờ/ngày. Thực tế, số giờ nắng có thể lên tới 10 giờ, với cường độ bức xạ mặt trời khác nhau. Ở Việt Nam, trung bình có khoảng 4-5 giờ nắng mạnh trong một ngày, giúp hấp thu bức xạ tối đa cho các tấm pin năng lượng mặt trời.

Tuy nhiên, ngành điện đã dừng tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu về đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện mặt trời mái nhà. Lý do là bởi Quyết định số 13 ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam hết hiệu lực sau ngày 31/12/2020 và đến nay chưa có quyết định mới, hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công thương. Trong khi nhu cầu lắp đặt điện mặt trời mái nhà của hộ gia đình còn rất lớn, giá thành lắp đặt ngày càng hạ nhưng lại không thể triển khai.

Mới đây, phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thông báo dừng khai thác phần công suất không được hưởng ưu đãi giá FIT của 3 nhà máy điện thuộc sở hữu của Trung Nam Group trong đó bao gồm cả 450MW. 

Phía Trung Nam cho rằng, dù thời gian qua dự án đạt hiệu suất cao với sản lượng điện phát lên lưới lớn nhưng doanh thu không bảo đảm trang trải cho nguồn thanh toán khoản vay do không được hưởng ưu đãi giá FIT nên chưa xác định giá bán điện cho phần công suất ngoài quy mô tích lũy 2.000MW. Sau đó EVN đã quyết định tiếp tục khai thác phần công suất nói trên do Trung Nam cho rằng công ty đang gánh khoản nợ hàng chục nghìn tỷ đồng và không đảm bảo nguồn thu cho lao động.

Mỹ Diệu
Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.

Bắc Ninh đầu tư gần 1.500 tỷ làm đường kết nối các khu công nghiệp
Bắc Ninh chi gần 1.500 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các tuyến đường tỉnh ĐT.295C, ĐT.285B kết nối thành phố Bắc Ninh qua các khu công nghiệp với Quốc lộ 3 mới; ĐT.277B kết nối với cầu Hà Bắc 2, đường vành đai 4.

Hàn Quốc đề xuất hợp tác đường sắt tốc độ cao với Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Việt Nam và Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc (MOLIT) vừa có buổi làm việc về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt chú trọng đến đường sắt tốc độ cao.

Phương án thay thế ga Hà Nội cho tàu tốc độ cao Bắc-Nam và tàu quốc gia
Theo quy hoạch mới vừa được Bộ Giao thông Vận tải và TP Hà Nội thống nhất, ga Hà Nội sẽ chỉ phục vụ tàu nội đô, trong khi ga Ngọc Hồi sẽ trở thành tổ hợp ga đầu mối quốc gia cho cả tàu khách Bắc-Nam và tàu đường sắt tốc độ cao.

Đón hè sôi động cùng thẻ tín dụng VPBank Mastercard
Không dừng lại ở các ưu đãi trong nước, thẻ tín dụng VPBank Mastercard lần đầu tiên độc quyền mang đến cho khách hàng những ưu đãi miễn thuế (duty free) tại nước ngoài dành cho các tín đồ đam mê du lịch tại 4 đất nước xinh đẹp: Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore.

Thành lập Quỹ xoá nhà tạm
Quỹ có chức năng quản lý, điều phối các nguồn lực tài chính của Quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật.

Riverfront Financial Centre: Biểu tượng Tài chính mới của Sài Gòn
Riverfront Financial Centre, cao ốc văn phòng hiện đại bậc nhất Sài Gòn đã chính thức ra mắt. Với lợi thế về vị trí và thiết kế mang tính biểu tượng, Riverfront Financial Centre được kỳ vọng sẽ là nơi hội tụ của định chế tài chính danh tiếng trong nước và quốc tế.