Chuyên mục


"Cơn sốt lạ" mang tên Honda Vision

25/06/2022 09:44 (GMT +7)

Honda Vision bản tiêu chuẩn có giá 47,55 triệu đồng, bản cao cấp có giá 49,195 triệu đồng, bản đặc biệt có giá 50,2 triệu đồng; bản cá tính giá bán là 53,173 triệu đồng. Như vậy, thêm cả đăng ký thì phiên bản cao nhất gần 60 triệu đồng.

Khảo sát nhiều điểm bán xe tại Hà Nội, Honda Vision ghi nhận ngưỡng giá khó tin. Chỉ so với giá bán của tuần trước, mẫu xe này hiện đã tăng thêm từ 2-4 triệu đồng. Được biết, tình trạng khan hiếm của Honda Vision - "mẫu xe ga quốc dân" bắt đầu từ giữa tháng 4/2022. Giá vẫn tiếp tục leo thang và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở cả thị trường xe mới và cũ.

So với giá bán của tuần trước, giá mẫu xe Honda vision đã tăng thêm từ 2-4 triệu đồng. Thêm cả đăng ký xe, thì mẫu xe cao nhất của Vision là bản cá tính có giá lên tới gần 60 triệu đồng

So với giá bán của tuần trước, giá mẫu xe Honda vision đã tăng thêm từ 2-4 triệu đồng. Thêm cả đăng ký xe, thì mẫu xe cao nhất của Vision là bản cá tính có giá lên tới gần 60 triệu đồng

Đây cũng là giai đoạn tăng giá cao kỉ lục của Honda Vision tại thị trường Việt Nam. Số lượng xe Vision tại các đại lý không còn nhiều và người mua phải chờ đợi một thời gian dài mới có thể nhận xe. Thậm chí, nhiều đại lý cho biết, tình trạng khan hàng đội giá bán của mẫu xe Honda Vision sẽ còn tiếp diễn trong vài tháng tới đến khi nào nguồn cung được đảm bảo.

Theo tìm hiểu, Honda Vision là mẫu xe tay ga giá rẻ được giới trẻ ưa chuộng, luôn đạt doanh số ấn tượng tại thị trường Việt Nam nhờ kiểu dáng thanh lịch, nhỏ gọn và trẻ trung. Sức mạnh của Honda Vision được cung cấp bởi động cơ eSP, 110cc, làm mát bằng không khí. Xe sản sinh công suất 8,8 mã lực tại 7.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 9,23 Nm tại 5.500 vòng/phút.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ưu điểm như thiết kế trẻ trung, nhiều trang bị hiện đại thì mẫu xe này cũng tồn tại khá nhiều nhược điểm như xe hơi nhỏ nên với những người có chiều cao trên 1m70 sẽ có phần hơi quá khổ. Đặc biệt, cốp chứa đồ của xe cũng hơi nhỏ so với nhiều xe tay ga khác trên thị trường hiện nay.

Mức tăng giá phi mã của Honda Vision đang là tâm điểm chú ý trên thị trường Việt. Chia sẻ trên một hội nhóm mạng xã hội, nick facebook M.Đ.T cho rằng: "Trước chi 37 triệu để mua, giờ lên 60 rồi hay mang đi bán lấy tiền nhỉ?. Hay, P.P cho biết " Mua từ năm 2018 là 36 triệu mà giờ lên gấp đôi". Cũng có người cho rằng với giá này thì thêm tiền mua xe khác: "60 triệu thì chọn mua xe khác đi việc gì phải mua Vision".  

Mức tăng giá phi mã của Honda Vision đang là tâm điểm chú ý trên thị trường Việt. Dân mạng ngán ngẩm 'Đại gia mới dám mua Vision'

Mức tăng giá phi mã của Honda Vision đang là tâm điểm chú ý trên thị trường Việt. Dân mạng ngán ngẩm "Đại gia mới dám mua Vision"

Theo Honda Việt Nam, ảnh hưởng từ các biến động kinh tế - chính trị và cuộc khủng hoảng thiếu hụt chip bán dẫn toàn cầu, quá trình sản xuất, cung cấp sản phẩm của nhiều ngành hàng bị tác động nặng nề và hãng không ngoại lệ. Hiện, Honda cũng đang nỗ lực tìm kiếm nguồn cung cấp linh kiện mới nhằm khắc phục tình trạng thiếu xe bán như hiện nay. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, sẽ cần nhiều thời gian mới có thể giải quyết.

Ở phân khúc xe tay ga, hiện tại sản lượng tháng 5 dự kiến giảm tới 73% so với kế hoạch ban đầu. Honda Vision là mẫu xe chiếm doanh số và sản lượng lớn nhất của Honda tại Việt Nam, vì vậy khi tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào vẫn đang tiếp diễn, sản lượng sản xuất mẫu xe này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, sở dĩ thị trường xe máy khan hàng, giá tăng cao là bởi giá xăng dầu - nguyên vật liệu đầu vào tăng cao và thiếu chip để sản xuất, lắp ráp xe máy. Hiện, Việt Nam chưa sản xuất được chip, mà chủ yếu nhập từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, trong đó phần lớn nhập từ Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc thực hiện chính sách zezo covid, nên nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa, đây là diễn biến được vị đại diện cho rằng, đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung chip của cả ngành công nghiệp ô tô, điện tử, xe máy toàn cầu.

Kim Khánh
Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.