Chuyên mục


Cổ phiếu hàng hải lên "đầu sóng"

10/06/2024 15:19 (GMT +7)

Đà tăng của nhóm cổ phiếu hàng hải nói chung diễn ra trong bối cảnh giá cước liên tục tăng cao do tác động dây chuyền từ cuộc khủng hoảng hàng hải ở khu vực Biển Đỏ thời gian qua.

Cụ thể, tuần qua, chỉ số Container Thế giới của Drewry (WCI) đã tăng 12%, đạt mức 4.716 USD/container 40 feet (FEU), tương ứng mức tăng 181% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, chỉ số vận tải container Thượng Hải (SCFI) vào ngày 7/6 ghi nhận ở mức 3.184,87 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 8/2022.

van-tai-bien

Giá cước vận chuyển container đã tăng 181% so với cùng kỳ khi Cảng Singapore - cảng container lớn thứ hai thế giới xảy ra tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng hơn cả thời điểm đại dịch Covid-19.

Nguyên nhân giá cước liên tục tăng cao do tác động dây chuyền từ cuộc khủng hoảng hàng hải ở khu vực Biển Đỏ thời gian qua, buộc các hãng tàu conatiner phải thay đổi lịch trình. Ngoài ra, nhiều chủ hàng cũng đang gấp rút vận chuyển hàng hoá đến Mỹ do lo ngại rủi ro đình công vào tháng 9/2024 khi các cuộc đàm phán tiền lương của công nhân ngành cảng biển ở khu vực Bờ Đông của nước Mỹ diễn ra không suôn sẻ.

Do đó, lượng tàu dồn về Cảng Singapore ngày một lớn, đây là cảng container lớn thứ hai thế giới và là đầu mối trung chuyển hàng, kết nối đến hơn 600 cảng khác trên toàn cầu. Tình trạng tắc nghẽn đột biến đã xảy ra với mức độ nghiêm trọng hơn cả thời điểm đại dịch Covid-19.

Cũng theo HSBC, các nhà phân tích đã đánh giá thấp thời điểm và sức mạnh của mùa cao điểm trước đó trong các chuyến vận tải đường dài. Điều này đã thúc đẩy đà tăng giá gần đây của giá cước vận tải container giao ngay.

Đồng quan điểm, các nhà phân tích của Drewry, công ty tư vấn và nghiên cứu hàng hải có uy tín toàn cầu tin rằng, giá cước vận chuyển hàng hóa bên ngoài Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng vào tuần tới do bắt đầu mùa cao điểm sớm.

Nhờ đó mà, Chứng khoán TPS nhận định các công ty vận tải biển sẽ được hưởng lợi nhờ áp lực lạm phát trên toàn cầu hạ nhiệt và nhu cầu tại thị trường Trung Quốc phục hồi khi những chính sách hỗ trợ nền kinh tế đã bắt đầu "thẩm thấu".

Điển hình, từ đầu năm đến nay, cổ phiếu các công ty thương mại quốc tế như Gemadept (GMD), Hải An (HAH), Cảng Sài Gòn (SGP) và CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) đã tăng 50% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mức tăng 20% của chỉ số VN-Index.

Trong đó, mã GMD của Gemadept hiện đang giao dịch quanh mức 84.000 đồng/cp. Năm nay, GMD lên mục tiêu doanh thu kỷ lục 4.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp sẽ triển khai Gemalink 2 với tổng đầu tư vào khoảng 300 triệu USD. Sau khi hoàn thành, tổng công suất thiết kế cảng sẽ đạt 3 triệu TEU, mức cao nhất so với các đối thủ lớn khác trong khu vực Đông Nam Á. Khu vực cảng mới dự kiến đưa vào khai thức từ 2025 – 2026.

Công ty cũng dự kiến xin ý kiến về phương án chào bán tối đa 103,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng với tỷ lệ thực hiện quyền 3:1 tại ĐHĐCĐ sắp tới đây. Với giá chào bán dự kiến 29.000 đồng/cp, Công ty sẽ thu về hơn 3.000 tỷ đồng. Ban lãnh đạo đánh giá việc tăng vốn điều lệ là cần thiết nhằm đảm bảo nguồn lực mở rộng quy mô, nâng cao năng lực tài chính, cân đối vốn cho các hoạt động thường xuyên và hoạt động đầu tư thời gian tới.

Tương tự, CTCP vận tải và xếp dỡ Hải An (HAH) cũng đề mục tiêu doanh thu hơn 3.500 tỷ đồng, tăng 32%, với đóng góp chính từ hoạt động khai thác tàu khi sản lượng dự kiến đạt 702.000 TEU, tăng 60% so với năm 2023. HAH vừa ghi nhận kết quả tích cực trong quý 1/2024 với doanh thu 700 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ sau khi mở thêm các tuyến vận tải mới. Đặc biệt, trong phiên giao dịch ngày 10/6, cổ phiếu HAH cũng chuyển tím, đạt 47.300 đồng/cp, tương ứng mức vốn hóa hơn 4.800 tỷ đồng. 

Hoạt động thương mại khu vực châu Á cũng được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định trong 2024. Thêm vào đó, giá cước neo cao sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp vận tải biển có hoạt động cho thuê tàu như Xếp dỡ Hải An. Tuy nhiên, TPS vẫn lưu ý về tình trạng dư cung tàu container trên thị trường nội địa, điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá cước nội địa.

Các chuyên gia của VinaCapital cũng kỳ vọng sự phục hồi xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục sau năm 2024. Theo đơn vị này, nền kinh tế mạnh mẽ của Mỹ đang thúc đẩy xuất khẩu trên khắp châu Á. Trong quý I/2024, nhập khẩu của nước này đã tăng 7% và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm .

Vào tháng 4 vừa qua, chỉ số đơn đặt hàng mới PMI các thị trường mới nổi toàn cầu của S&P đạt mức cao nhất trong hơn 3 năm, trong đó số lượng đơn đặt hàng mới ở Việt Nam đạt mức cao nhất trong gần 2 năm.

Tương tự, Chứng khoán SSI đánh giá, ngành logistics có thể phục hồi về sản lượng nhờ hoạt động sản xuất đang gia tăng, từ đó làm giảm áp lực lên giá cước trung bình. Bên cạnh đó, chi phí nhiên liệu giảm cũng là một yếu tố tích cực.

Trang Anh
Siêu tàu du lịch mang theo hàng nghìn du khách đến vịnh Hạ Long
Siêu tàu Costa Serena (Italy) chở 3.000 du khách quốc tế cùng hơn 1.000 thủy thủ đoàn vừa cập Cảng tàu du lịch quốc tế Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) vào sáng ngày 30/9.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu
Tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ phân cấp thực hiện dự án Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 Km53+000 trên địa bàn tỉnh Hoà Bình).

Sớm đầu tư đường cất hạ cánh số 2 của Cảng hàng không Phù Cát
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có buổi làm việc với tỉnh Bình Định, các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Cảng hàng không Phù Cát.

Lừa bán vé máy bay, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng
Đối tượng Lê Trung Thành bị bắt sau khi sử dụng nhiều tài khoản Facebook ảo để rao bán vé máy bay giả, chiếm đoạt khoảng 200 triệu đồng từ hàng chục nạn nhân trên cả nước.

Giá xăng, dầu tăng trở lại
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa thông báo điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, áp dụng từ 15h hôm nay, ngày 26/9.

Bất bình đẳng về quy chuẩn kỹ thuật trong kinh doanh vận tải ô tô
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) vừa có công văn gửi đến Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam về việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh vận tải ô tô.

Cước vận tải biển giảm sâu, tạo đà cho xuất khẩu
Cước vận tải biển giảm ổn định 3-4% mỗi tuần, sau khi tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn được giải quyết. Nhờ đó, sản lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam tăng trưởng mạnh, đặc biệt tại các cảng nước sâu như Cái Mép - Thị Vải