Chuyên mục


Chi tiết tài chính giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án đường Vành đai 4

22/02/2023 17:24 (GMT +7)

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa ký quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thành phần 1.1: bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường song hành, hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia địa phận TP.Hà Nội) dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Theo đó, dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội là chủ đầu tư tổng thể (trong đó đồng thời thực hiện di chuyển công trình điện cao thế từ 110kV đến 500kV). Chủ đầu tư các dự án thành phần hạng mục xây dựng các khu tái định cư là UBND các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Chủ đầu tư các dự án thành phần hạng mục xây dựng các khu tái định cư là UBND các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Chủ đầu tư các dự án thành phần hạng mục xây dựng các khu tái định cư là UBND các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Dự án thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các phần diện tích thuộc địa bàn 7 quận, huyện gồm Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín với tổng diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường vành đai 4 và đất hành lang dự trữ đường sắt quốc gia khoảng 812,07ha (diện tích trong chỉ giới khoảng 796,77ha; diện tích ngoài chỉ giới phục vụ hoàn trả kênh mương nội đồng, hoàn trả hệ thống điện cao thế, vuốt nối đường giao thông hiện hữu khoảng 15,30ha).

Diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng các khu tái định cư là khoảng 39,28ha (tương ứng với 13 khu tái định cư trên địa bàn 5 huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín).

Việc cải tạo, di chuyển một đoạn tuyến thuộc khoảng cột số 82-83 đường dây 500kV mạch kép Thường Tín - Phố Nối, chiều dài tuyến cải tạo khoảng 2,13km thuộc địa bàn xã Vân Tảo - Thường Tín. Cải tạo, di chuyển 9 đoạn tuyến đường dây 220kV trên địa bàn các xã Tân Dân - Sóc Sơn, xã Kim Hoa - Mê Linh, xã Đông La - Hoài Đức, xã Nhị Khê, Văn Bình, Ninh Sở - Thường Tín và phường Yên Nghĩa, Phú Lãm - Hà Đông, tổng chiều dài khoảng 20,02km. Cải tạo, di chuyển 6 đoạn tuyến đường dây 110kV trên địa bàn các xã Thanh Lâm - Mê Linh, xã Đức Thượng, An Thượng - Hoài Đức, xã Văn Bình - Thường Tín và phường Phú Lãm - Hà Đông, tổng chiều dài khoảng 8,45km.

Dự án được chia thành các dự án thành phần hạng mục, gồm: xây dựng 3 khu tái định cư trên địa bàn huyện Mê Linh, 2 khu tại huyện Hoài Đức, 2 khu trên địa bàn huyện Đan Phượng, 2 khu tại huyện Thanh Oai, và 4 khu tại huyện Thường Tín.

Theo UBND TP. Hà Nội, tổng mức đầu tư dự án thành phần 1.1 là 13.362 tỷ đồng, bao gồm cả nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 11.252,58 tỷ đồng; di chuyển điện cao thế từ 110kV đến 500kV là 530,02 tỷ đồng; xây dựng các khu tái định cư là 960,87 tỷ đồng; chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư tổng thể là 7,58 tỷ đồng; các chi phí khác liên quan của dự án đầu tư tổng thể là 611,19 tỷ đồng.

Dự án có tổng chiều dài khoảng 112,8 km, bao gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài-Hạ Long. Đoạn trên địa bàn Hà Nội khoảng 58,2 km, đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên khoảng 19,3 km và đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng 35,3 km.

Tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 28.173 tỷ đồng, ngân sách địa phương 28.193 tỷ đồng (Hà Nội 23.524 tỷ đồng, Hưng Yên 1.505 tỷ đồng, Bắc Ninh: 3.164 tỷ đồng); vốn BOT 29.447 tỷ đồng. Các cơ quan chủ quản cơ quan có thẩm quyền gồm UBND thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Hưng Yên, UBND tỉnh Bắc Ninh.

Thời gian chuẩn bị, thực hiện dự án từ năm 2022 đến  2024 (hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023, thực hiện xong toàn bộ dự án thành phần 1.1 trong năm 2024).

Dự án có tổng chiều dài khoảng 112,8 km, bao gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài-Hạ Long. Đoạn trên địa bàn Hà Nội khoảng 58,2 km, đoạn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên khoảng 19,3 km và đoạn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng 35,3 km.

Tổng mức đầu tư 85.813 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 28.173 tỷ đồng, ngân sách địa phương 28.193 tỷ đồng (Hà Nội 23.524 tỷ đồng, Hưng Yên 1.505 tỷ đồng, Bắc Ninh: 3.164 tỷ đồng); vốn BOT 29.447 tỷ đồng. Các cơ quan chủ quản/cơ quan có thẩm quyền gồm UBND thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Hưng Yên, UBND tỉnh Bắc Ninh.

Dự kiến sẽ đưa vào khai thách đường Vành đai 4 vào năm 2027.

Mỹ Diệu
Điện Biên: Lũ quét trong đêm, 7 người chết và mất tích
Rạng sáng nay (25/7) tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên xảy ra trận lũ quét khiến 7 người chết, mất tích. Hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp.

Sơn La: Sạt lở trên QL279, giao thông ùn tắc nhiều giờ
Khối lượng lớn đất đá từ ta luy dương sạt xuống, phủ kín mặt đường trên QL279 khiến giao thông ùn tắc nhiều giờ. Rất may thời điểm sạt lở trên tuyến đường này không có phương tiện qua lại.

CSGT dùng xe chuyên dụng đưa người dân qua điểm ngập úng
Lực lượng chức năng tỉnh Sơn La đã dùng xe chuyên dụng, đưa người dân lưu thông an toàn qua các điểm ngập úng, nước chảy xiết.

'Bì bõm' di chuyển qua tỉnh lộ 421B
Tỉnh lộ 421B, đoạn qua địa phận xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai ngập lớn khiến nhiều phương tiện chết máy, gặp nhiều khó khăn khi di chuyển.

Sơn La: 6 người chết và mất tích do sạt lở đất
Sáng sớm nay (24/7), mưa lớn và liên tục tại huyện Mai Sơn (Sơn La) đã khiến đất đá sạt lở vào 5 ngôi nhà tại xã Chiềng Nơi, Phiêng Pằn làm 6 người chết và mất tích.

Giám đốc BQL dự án giao thông TT.Huế vướng 'phốt' môi trường
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ cơ sở trang trại ở tiểu khu 113, thuộc tổ dân phố Chầm, phường Hương Hồ, TP.Huế về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Nguy cơ sạt lở dọc đường sắt Bắc - Nam
Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, trên toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam có 132 vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở, ngập úng trong mùa mưa bão, cần được kiên cố hóa.