Chuyên mục


Chi 1.500 tỷ đồng lấy mặt bằng cho cao tốc TP.HCM - Mộc Bài

20/06/2022 10:42 (GMT +7)

Giai đoạn 1 của Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có 4 làn xe với tổng mức đầu tư gần 16.000 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng gần 7.500 tỷ đồng. Riêng tỉnh Tây Ninh dự kiến chi hơn 1.500 tỷ đồng để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án.

Theo Sở GTVT tỉnh Tây Ninh, dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài đang trong giai đoạn thẩm định để sớm khởi công, UBND tỉnh Tây Ninh sẽ bố trí đủ nguồn vốn để giải phóng mặt bằng nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Được biết, Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có chiều dài 53,5km, trong đó đoạn qua TP.HCM dài 23,7km, còn lại đi qua tỉnh Tây Ninh. Dự án bắt đầu từ vành đai 3 thuộc huyện Củ Chi (TP.HCM), đi song song Quốc lộ 22 hiện tại, điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 tại khu vực cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh).

Tuyến đường cao tốc TP.HCM- Mộc Bài

Tuyến đường cao tốc TP.HCM- Mộc Bài

Giai đoạn 1 của dự án, sẽ có 4 làn xe với tổng mức đầu tư gần 16.000 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng gần 7.500 tỷ đồng. Riêng tỉnh Tây Ninh dự kiến chi hơn 1.500 tỷ đồng để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án.

Nguồn vốn xây lắp của dự án hơn 8.400 tỷ đồng kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn BOT. Thời gian thực hiện giai đoạn 2022 - 2027.

Cũng được biết, dự án có diện tích bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 223 ha, diện tích thu hồi đất của dự án thuộc phạm vi tỉnh Tây Ninh khoảng 231 ha, trong đó, 7,22 ha đất công. Đến nay, dự án này đã hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Các cơ quan chuyên môn thẩm định tham mưu UBND TP HCM ký trình Bộ Kế hoạch & Đầu tư thẩm định vào tháng sau.

Dự án khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh qua các tuyến Vành đai 3, 4 trong quy hoạch hệ thống giao thông khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giảm tải cho Quốc lộ 22 nhiều năm nay đang trong tình trạng quá tải.

Kim Khánh
Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Hoàn thành 2 tuyến cao tốc tại Cao Bằng - Lạng Sơn trong năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thành 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) ngay trong năm 2025, góp phần thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025.

Chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỉ USD
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.

Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Báo cáo tiền khả thi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã tính đến việc kết nối với các tuyến đường sắt hiện hữu và quy hoạch cũng như mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM, mạng đường sắt quốc tế; các cảng hàng không, cảng biển lớn, các khu kinh tế quan trọng.