Chuyên mục


Cẩn thận với vé tàu "pass"

25/11/2022 08:55 (GMT +7)

Doanh nghiệp đường sắt khuyến cáo hành khách không mua vé tàu Tết “pass” (bán lại), tránh không được đi tàu hoặc phải mua bổ sung gấp đôi giá trị.

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, hiện trên các trang mạng xuất hiện hiện tượng "pass" (bán lại) vé tàu. Hành khách mua vé tàu này sẽ đối diện nguy cơ không được đi tàu hoặc bị phạt.

Vé "pass" có thể là vé khách khi mua có nhu cầu đi thật, sau không đi tàu nữa; Hoặc đối tượng đầu cơ mua, nhất là vé đi tàu các ngày cao điểm dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sau đó bán lại hưởng chênh lệch. Với vé "pass", giá thông thường theo thỏa thuận, nhưng đa số rẻ hơn giá do đường sắt ban hành.

Đường sắt khuyến cáo khách không mua vé trôi nổi

Đường sắt khuyến cáo khách không mua vé trôi nổi

Dù trường hợp nào, nếu khách đi tàu không đúng với tên, số giấy tờ tùy thân thể hiện trên thẻ lên tàu, đồng thời lưu trên hệ thống vé tàu điện tử (thông tin khách đi tàu phải khai báo khi mua vé) sẽ không được đi tàu.

Do đó, khách mua vé thật nhưng là vé "pass", hoặc thẻ lên tàu sửa thông tin hành khách đều không hợp lệ. Vì vậy, để tránh mua phải vé giả, vé không hợp lệ, đường sắt khuyến cáo hành khách lưu ý các quy định khi mua vé và đi tàu.

Cụ thể, hành khách chỉ được vào ga và đi tàu trong trường hợp thông tin trên giấy tờ tùy thân của hành khách trùng khớp với thông tin trên Thẻ lên tàu hỏa, bao gồm: Họ và tên, số CCCD, CMND, giấy khai sinh, hộ chiếu.

Trường hợp hành khách đi tàu không có vé, hoặc vé không đúng với thông tin của người đi tàu thì phải mua vé bổ sung với số tiền chênh lệch bằng 1,3 lần giá trị của loại chỗ ghi trên vé theo quy định hiện hành và sẽ gấp 2 lần giá trị theo quy định sắp ban hành.

Tốt nhất hành khách không mua vé qua các đối tượng trung gian "cò mồi, chợ đen", mạo danh nhân viên đường sắt mà chỉ mua vé qua website của đường sắt; mua trực tiếp tại các cửa bán vé của các ga hoặc tại các đại lý bán vé của đường sắt, mua qua các ứng dụng điện tử để tránh tình trạng mua phải vé giả, vé không đúng thông tin, vé bị cạo sửa giá vé, ngày đi tàu nên không có giá trị đi tàu.

Được biết, đến nay, số lượng vé tết cả 2 chiều còn 63.000 chỗ. Trong đó, giai đoạn trước tết, chiều từ TP.HCM đi Hà Nội còn khoảng 15.000 chỗ, chủ yếu là các vé đi tàu từ ngày 12/1 đến ngày 14/1 và từ ngày 19/1 đến 21/1/2023 (tức ngày 21 đến 23 và 28 đến 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần).

Giai đoạn sau Tết chiều từ Hà Nội đi TPHCM còn khoảng hơn 44.000 chỗ, tập trung các vé đi tàu từ ngày 22/1 đến ngày 5/2/2023 (từ ngày 1 đến ngày 15 tháng Giêng năm Quý Mão).

Theo Cổng thông tin Điện tử Chính phủ
Xe khách Kumho Việt Thanh bỏ bến chính, lập bến “cóc”
Doanh nghiệp vô tư lập "bến cóc" hoạt động đón trả khách cả ngày lẫn đêm cạnh BX Mỹ Đình (Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhưng lực lượng chức lại ngó lơ một cách khó hiểu.

Dấu hiệu “sân sau, lợi ích nhóm” tại Dự án khu dân cư Đò Mười
Nhà thầu giao khoán cho người dân tự thi công, sắt thép hoen gỉ, đơn vị giám sát có “vết đen” trong hồ sơ của Cục quản lý đấu thầu… là những dấu hiệu bất thường, khiến dư luận hoài nghi tại dự án khu tái định cư và khu dân cư thôn Đò Mười, Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định.

Đường cấm khu bến xe Mỹ Đình không có hiệu lực?
Quanh khu vực BX Mỹ Đình hiện có hàng chục hãng vận tải có lộ trình đi vào đường cấm, lập bến cóc đón trả khách như Kumho Việt Thanh chạy tuyến cố định Hà Nội - Quảng Ninh ,Vũ Hán, Cường An, Hải An, Năm Thủy, Hải Vân, Quang Nghị, Mạnh Quân, Hải Phú... gây tắc nghẽn giao thông.

Huyện Cao Phong: Dân lái xe vô tư không mũ bảo hiểm
Mặc dù mức phạt đối với người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm đã tăng lên gấp đôi từ ngày 1/1/2022. Thế nhưng, mức phạt đó dường như không đủ tính răn đe với với một số người dân và học sinh tham gia giao thông tại huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình.

Khóc dở mếu dở trước văn bản “hứa trả nợ” của doanh nghiệp
Luật sư Đặng Huy Hoàng cho rằng, một số doanh nghiệp ban hành những văn bản “ hứa trả nợ” một cách mập mờ, không những vi phạm các điều khoản đã ký kết, mà còn phạm vào điều tối kỵ trên thương trường, đó là “đạo đức kinh doanh”.

Nguy hiểm trập trùng khi đi qua dự án nghìn tỷ ở Hà Đông
Quá trình thi công dự án Cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố Hà Nội trên tuyến đường Ngô Quyền (thuộc địa bàn phường La Khê, quận Hà Đông, TP Hà Nội) ngổn ngang, lầy lội gây mất ATGT, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người đi đường.

Căng thẳng trên đường Lê Hồng Phong: Khách hàng tố TNR Thái Hòa huy động vốn trái phép
Nhiều người dân Nghệ An bất đắc dĩ mới phải ra đường để căng băng rôn biểu tình đòi quyền lợi vì cho rằng CTCP đầu tư phát triển BĐS Thành Vinh có dấu hiệu lừa dối khách hàng, huy động vốn trái phép. Tại nhiều dự án, khu chung cư khác của chủ đầu tư TNR cũng đã gửi đi đơn kêu cứu.