Chuyên mục


Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với tỉnh TT Huế

21/04/2023 14:58 (GMT +7)

Sáng ngày 21/4, Đoàn công tác Bộ Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác chuyển đổi số.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cùng đoàn công tác đã thẳng thắn trao đổi, chỉ ra những mặt tích cực cũng như những mặt còn hạn chế trên lộ trình chuyển đổi số của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tiếp theo.

bộ 4t

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu khẳng định, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sát sao trong công tác thực chuyển đổi số của tất cả các ngành, các lĩnh vực; tạo sức lan tỏa trong tất cả hoạt động của đời sống xã hội và bước đầu đã tạo sự thay đổi căn bản trong hoạt động của chính quyền, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn. Tỉnh Thừa Thiên Huế duy trì 2 năm liên tiếp (2020,2021) vị trí thứ 2/63 tỉnh, thành phố về chỉ số đánh giá chuyển đổi.

"Hiện tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số toàn diện cho các cấp, các ngành, doanh nghiệp, người dân trên toàn tỉnh. Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số. Xây dựng hạ tầng số đảm bảo triển khai chính quyền số trong giai đoạn tới; phát triển hạ tầng số phục vụ doanh nghiệp người dân thụ hưởng kết quả chuyển đổi số.

Xây dựng, hoàn thiện và triển khai các nền tảng trong phục vụ chỉ đạo điều hành của chính quyền, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhân dân, du khách. Xây dựng lộ trình để hoàn thiện dữ liệu số đầy đủ, chính xác, dữ liệu sống theo thời gian thực. Tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng cho hoạt động chuyển đổi số. Đào tạo nhân lực đảm bảo triển khai chính quyền số, nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho người dân. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, hình thành khu CNTT tập trung nhằm phát triển kinh tế số. Triển khai các hoạt động thúc đẩy xã hội số toàn diện.'', Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận và đánh giá cao khi Thừa Thiên Huế luôn là địa phương đi đầu trong chuyển đổi số và dịch vụ đô thị thông minh. Luôn lấy người dân làm trung tâm trong quá trình chuyển đổi số. Bộ Thông tin và Truyền thông luôn xem Huế là địa phương làm điểm trong cả nước về chuyển đổi số.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế để triển khai các giải pháp hỗ trợ công tác số hóa cổ vật trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy cho các kế hoạch triển khai chuyển đổi số của ngành văn hóa, du lịch. Đồng thời, yêu cầu các Cục, Vụ liên quan hỗ trợ công tác truyền thông trên nền tảng số, quảng bá hình ảnh của tỉnh; những kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, Festival Huế và tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, thu hút đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã ghi nhận các kiến nghị của tỉnh Thừa Thiên Huế và yêu cầu các Cục, Vụ, các doanh nghiệp công nghệ số phối hợp với tỉnh nghiên cứu “giải các bài toán khó về chuyển đổi số” cho tỉnh. Trong đó, tập trung vào các nội dung như các giải pháp để quản lý, giám sát, theo dõi tình hình thiên tai, bão lụt, các vùng thường xuyên sạt lở bằng công nghệ số; thực hiện hệ thống ngầm hóa, chỉnh trang cáp viễn thông trên địa bàn; hỗ trợ giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ và năng lực chuyển đổi số cho công chức, viên chức.

Thông qua buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc, đưa sách vào cộng đồng; tích cực lồng ghép văn hóa đọc trong tất cả phong trào như: xây dựng văn hóa, khuyến học...; tiếp tục tạo môi trường thuận lợi nhất để khuyến khích mọi người tham gia viết sách, đọc sách nhằm tạo ra tác phẩm tốt, làm phong phú thêm nguồn sách.

Hồng Nhi
TP.HCM ra mắt ứng dụng Công dân số có thể gửi phản ánh, tra hồ sơ
App Công dân số là một ứng dụng di động thông minh, là kênh giao tiếp hai chiều giữa chính quyền thành phố và người dân bằng tương tác “một chạm” dễ dàng, thuận tiện.

Đề xuất quy định về nội dung, trình tự phê duyệt quy hoạch kho số viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Thông tư quy định về nội dung, trình tự phê duyệt quy hoạch kho số viễn thông, quy hoạch tài nguyên Internet.

Chủ đầu tư khu KidZania dính lùm xùm nợ tiền nhà thầu
Khu trải nghiệm vui chơi trẻ em KidZania được nhiều gia đình yêu thích. Chủ đầu tư Công ty TNHH MBC PlayBe Việt Nam cũng là thành viên của một trong ba đơn vị truyền thông lớn nhất Hàn Quốc - Tập đoàn truyền thông MBC. Thế nhưng, công ty thi công dự án này lại chật vật đi đòi nợ.

Định danh cuộc gọi để chống lừa đảo trên mạng
Nếu nhận được cuộc gọi từ các số điện thoại có 10 chữ số (đầu số 03, 05, 07, 08, 09) mà không hiển thị tên định danh, người dân cần cảnh giác và không nên thực hiện theo các yêu cầu từ cuộc gọi này.

Sắp diễn ra Hội thảo 'Tổng quan sản xuất bán dẫn'
Hội thảo "Tổng quan sản xuất bán dẫn" diễn ra ngày 7/11 tới đây tại Hà Nội sẽ quy tụ các chuyên gia hàng đầu từ Đài Loan và nhiều tập đoàn công nghệ quốc tế, hướng đến mục tiêu thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn - một trụ cột quan trọng của nền kinh tế số.

EU chính thức áp thuế xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc
Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua việc áp thuế quan có thể lên tới 45,3% đối với xe điện nhập khẩu được sản xuất tại Trung Quốc. Động thái này được đưa ra sau khi các nỗ lực đàm phán giữa hai bên đã không thể dẫn tới một thỏa thuận giúp chấm dứt những bất đồng về thương mại

Đi theo Google Maps, xe container mắc kẹt dưới gầm cầu vượt
Tài xế điều khiển container đi theo Google Maps lên đường vành đai 2 trên cao và xuống nút giao Ngã Tư Sở thì bị kẹt dưới gầm cầu.