Chuyên mục


Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam tham gia xây dựng Đề án chuyển đổi số

18/04/2023 05:58 (GMT +7)

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng cần làm rõ hơn tình hình thực hiện công nghệ thông tin và chuyển đổi số ở từng lĩnh vực vận tải, phương tiện, người lái, kết cấu hạ tầng,... qua đó đánh giá cụ thể để xác định cần phải đầu tư cho hiệu quả và tránh lãng phí.

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vừa nhận được công văn số 2177/ĐBVN-KHCN, MT&HTQT ngày 11/4/2023 của Cục Đường bộ Việt Nam về việc tham gia ý kiến dự thảo Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số (CĐS) trong lĩnh vực đường bộ giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030. 

Chuẩn bị cho công tác triển khai đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS trong giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến năm 2030

Chuẩn bị cho công tác triển khai đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS trong giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến năm 2030

Sau khi nghiên cứu văn bản, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhất trí và đồng tình về sự cần thiết phải xây dựng đề án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở cho việc triển khai đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS trong giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Qua đó triển khai công tác này một cách cụ thể trên từng lĩnh vực và giải quyết đồng bộ về định hướng, chính sách, nguồn lực của đề án; tránh hiện tượng chồng chéo hay gây lãng phí hoặc bỏ sót những lĩnh vực cần thiết áp dụng CNTT hoặc CĐS.

Nghiên cứu tổng quát, Hiệp hội nhận thấy trong đề án có một số nội dung dự thảo khác với quy phạm pháp luật hiện hành như phần về quản lý vận tải. Hiệp hội đề nghị sửa theo hướng: Đề án là định hướng để tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật hiệu quả hơn, tiện lợi cho cơ quan quản lý Nhà nước, người dân, doanh nghiệp; tạo sự công khai minh bạch; giảm chi phí thực thi quy định của pháp luật, chứ không thể định hướng cho sửa đổi quy định của pháp luật hoặc chủ quan đưa ra những quy định trái với quy định của pháp luật.

Ở phần phân tích hiện trạng, Hiệp hội đề nghị cần làm rõ hơn ở từng lĩnh vực vận tải, phương tiện - người lái, kết cấu hạ tầng hiện nay đều đã áp dụng CNTT và CĐS nhưng ở mức độ khác nhau. Qua đó đánh giá cụ thể để xác định rõ cần phải đầu tư cơ bản (bao gồm phần cứng, phần mềm, nhân lực, mặt bằng) ở lĩnh vực nào? Lĩnh vực nào cần nâng cấp phần mềm? Phần mềm đã đủ để đảm bảo an cho hệ thống chưa? Nên tích hợp dữ liệu từ thiết bị GSHT với Camera như thế nào?

Riêng lĩnh vực vận tải cần đánh giá hết sức cụ thể vì hiện nay cơ chế quản lý của trung tâm tích hợp dữ liệu chưa rõ ràng. Ở phần quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cần khẩn trương hình thành cơ sở dữ liệu thống nhất từ Cục ĐBVN đến các Sở GTVT với nền tảng đủ mạnh, phần mềm tiện lợi cho người sử dụng...

Việc áp dụng giao thông thông minh cũng cần nghiên cứu để giải quyết các vấn đề như: Đèn tín hiệu giao thông thông minh ở các đô thị; biển báo trên hệ thống đường bộ cũng cần chuyển đổi số để đáp ứng hoạt động giao thông thông suốt, an toàn, hiệu quả khai thác cao,... Tóm lại, những nội dung nghiên cứu về ứng dụng giao thông thông minh có thể chi phí sẽ lớn nhưng nếu có một đầu mối nghiên cứu về phần mềm rồi chuyển giao cho các địa phương thì sẽ rất hiệu quả.

Thống nhất về cơ chế có thể Cục ĐBVN trực tiếp quản lý hoặc thuê dịch vụ của các nhà cung ứng. Tuy nhiên, dù theo hình thức nào thì cũng cần phải nghiên cứu, xây dựng dự án, lấy ý kiến rộng rãi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Còn khi triển khai nếu thuê dịch vụ phải tổ chức đấu thầu công khai theo quy định của pháp luật để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có đủ năng lực và giá cả cạnh tranh nhất.

Dự kiến nguồn kinh phí đầu tư, và bảo trì, vận hành khai thác; đề nghị nghiên cứu thêm một số nội dung sau:

Ở nhóm ứng dụng quản lý cơ sở dữ liệu hạ tầng đường bộ, đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí hoặc nghiên cứu cơ chế dễ để sớm hình thành cơ sở dữ liệu đường bộ trong toàn quốc: Bước 1 là cơ sở dữ liệu cầu đường hệ thống quốc lộ (bao gồm cả đường cao tốc) và đường tỉnh; bước 2 là đường huyện và đường đô thị).

Nhóm về vận tải: Cần sơ kết, tổng kết về quản lý cơ sở dữ liệu thiết bị giám sát hành trình. Nghiên cứu khả năng tích hợp dữ liệu camera với thiết bị giám sát hành trình cơ chế quản lý khai thác; yêu cầu cần nâng cấp phần cứng, phần mềm, bảo an cho hệ thống.

Nhóm quản lý đào tạo lái xe: Hệ thống quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX toàn quốc cần tách ra 2 phần: Phần dữ liệu quản lý sát hạch, cấp GPLX (bao gồm cả GPLX quốc tế). Và cần đánh giá lại xem về dung lượng đã đủ để quản lý số lượng GPLX tăng cao hiện nay không; phần mềm đã đủ bảo an cho hệ thống không,...

Còn hệ thống quản lý đào tạo: Cần nghiên cứu theo hướng cơ quan quản lý toàn quốc chỉ quản lý tiêu chuẩn quy chuẩn, nội dung, chương trình...Còn việc quản lý ở địa phương nên giao cho các Sở GTVT quản lý. Tuy nhiên, để tiết kiệm thì cơ quan Cục ĐBVN nên xây dựng phần mềm chung rồi chuyển giao cho các Sở GTVT.

Nhóm vấn đề về nghiên cứu thúc đẩy việc áp dụng giao thông thông minh như đèn tín hiệu giao thông thông minh điều chỉnh chu kỳ xanh, đỏ cần tối ưu theo lưu lượng phương tiện biến động trong ngày, trong tuần; biển báo thông minh,... Đề nghị có một dự án để viết phần mềm chung khi phần mềm được nghiệm thu sẽ chuyển giao cho các Sở GTVT sử dụng để tiết kiệm chi phí.

Về dự kiến nguồn kinh phí đầu tư, bảo trì và vận hành khai thác: Hiện Nhà nước đã đầu tư cho hệ thống quản lý trong đào tạo lái xe, sát hạch lái xe, cấp đổi GPLX, cấp GPLX quốc tế và hiện nay Cục ĐBVN đang quản lý thì nên giữ nguyên không nên chuyển sang hình thức thuê dịch vụ. Kinh phí thực hiện do Nhà nước chi trong kế hoạch quản lý, bảo trì đường bộ hoặc ngân sách cấp từ nguồn thu phí, lệ phí trên lĩnh vực này.

Hoài Linh
Nhân rộng mô hình 'cao tốc không barie'
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo Bộ GTVT về tình hình thí điểm mô hình thiết kế hệ thống thu phí điện tử không dừng (ETC) đối dự án thành phần đoạn Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm – Vĩnh Hảo.

Đề xuất mới về quản lý dữ liệu từ camera hành trình trên ô tô
Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình, dữ liệu hình ảnh người lái xe phải được truyền về máy chủ dịch vụ với tần suất không quá 30 giây/ lần khi xe chạy và không quá 15 phút/ lần khi xe dừng.

Trình tự các bước đăng ký xe qua cổng Dịch vụ công
Từ 1/8, công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có thể đăng ký xe lần đầu bằng dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước.

SHB cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: Giả mạo hỗ trợ đăng ký xác thực sinh trắc học
Nhiều đối tượng lừa đảo đã mạo danh cán bộ ngân hàng, cơ quan quản lý để liên hệ với người dân “hỗ trợ cài đặt dịch vụ xác thực sinh trắc học” nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tước gần 500 giấy phép lái xe qua VNeID
Từ ngày 1-7/7, Cảnh sát Giao thông toàn quốc đã kiểm soát 26.961 trường hợp thông qua ứng dụng Định danh Quốc gia VNeID; tước 499 giấy phép lái xe trên môi trường điện tử, tích hợp vào VNeID.

Có thể đăng ký và bấm biển số xe trực tuyến qua ứng dụng VNeID
Bắt đầu từ ngày 1/8/2024, công dân có thể đăng ký xe và tự chọn biển số xe trực tuyến thông qua ứng dụng VNeID, theo quy định tại Thông tư 28 mới được Bộ Công an ban hành.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo hỗ trợ cài đặt sinh trắc học
Lợi dụng tình trạng người dân khó khăn khi thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, tội phạm đã giả danh nhân viên ngân hàng đề nghị hỗ trợ cài đặt sinh trắc học để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.