Bệnh lý khó nói của "cánh tài xế"
Đi tiểu là hoạt động bài tiết bình thường và cần thiết theo nhu cầu của cơ thể. Thế nhưng đối với cánh tài xế thì nó lại là một chuyện khá nan giải khi phải ngồi hàng giờ có khi cả ngày cùng tay lái, nên những nhu cầu này đôi khi lại là trở ngại đối với các bác tài.
Đây là một trong những căn bệnh nghề nghiệp sẽ khiến tài xế gặp phiền toái, thậm chí nguy hiểm khi làm việc. Thậm chí họ sẽ phải đối mặt với vô vàn những hiểm nguy trên cung đường di chuyển, do căn bệnh đặc trưng của nghề này mang lại, đặc biệt với những bác tài đường xa.
Cụ thể, do tính chất công việc, tài xế sẽ hình thành thói quen nhịn tiểu nhiều năm từ đó có thể xuất hiện tình trạng tiểu ra máu. Tiểu ra máu nếu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm người bệnh mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận có thể dẫn đến tình trạng tiểu ra máu.
Tiểu máu (có thể thấy bằng mắt thường hoặc chỉ phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu) thường do các nguyên nhân: bướu hệ tiết niệu (bướu bàng quang, bướu thận, bướu TTL), sỏi tiết niệu, nhiễm khuẩn niệu hoặc do bệnh lý của tế bào thận. Ở phụ nữ, tiểu máu thường do viêm bàng quang cấp tính. Còn ở nam giới, đặc biệt ở người hút thuốc lá, tiểu máu thường do u bướu của bàng quang.
TS BS Nguyễn Hoàng Đức, chuyên gia tiết niệu
Vậy tiểu ra máu là căn bệnh như thế nào, nguy hiểm ra sao? Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu. Đây là bệnh liên quan đến các bộ phận trong hệ tiết niệu. Nhiều trường hợp bệnh có thể tự khỏi nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan bởi đến 95% trường hợp tiểu ra máu lại là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm
Như chúng ta đã biết, nước tiểu là chất thải dạng lỏng, do thận lọc và bài tiết ra khỏi cơ thể. Trong nước tiểu, ngoài nước và muối còn có các chất điện giải (potassium, phosphorous) và chất thải (urea, uric acid). Nước tiểu tuy là chất thải của cơ thể, nhưng quan trọng ở chỗ nếu cơ thể không thải được các chất độc như urea ra khỏi cơ thể thì sẽ gây nguy hại cho cơ thể. Bình thường nước tiểu có màu vàng rất nhạt, thậm chí màu trắng nếu uống nhiều nước. Khi nước tiểu có “màu sắc”, chẳng hạn màu hồng, màu đỏ (thậm chí có máu cục) hoặc màu cam, màu xanh… đều là những dấu hiệu bất thường cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.
Theo TS BS Nguyễn Hoàng Đức, chuyên gia tiết niệu, để xác định nguyên nhân gây tiểu máu, bác sĩ sẽ cho làm thêm xét nghiệm tìm vi khuẩn và chất đạm trong nước tiểu, siêu âm hệ tiết niệu, chụp cắt lớp hệ tiết niệu hoặc soi bàng quang…
Điều trị tiểu máu phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh. Nếu tiểu máu do u bướu thì phải can thiệp ngoại khoa tùy vào giai đoạn của bướu. Nếu do sỏi thì có thể phải can thiệp lấy sỏi tùy thuộc kích thước sỏi. Các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc bệnh rối loạn của tế bào thận gây tiểu máu thì thuần túy điều trị bằng thuốc. Một số bệnh nhân tiểu máu vi thể không tìm thấy nguyên nhân thì không cần điều trị đặc hiệu, chỉ cần theo dõi định kỳ với bác sĩ chuyên khoa mỗi 3 – 6 tháng.
Cũng theo TS BS Nguyễn Hoàng Đức, phát hiện sớm tiểu máu là điều rất cần thiết. Muốn vậy, phải tuân thủ việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Và lưu ý đặc biệt đối với các bạn cầm vô lăng đường dài, phải đảm bảo uống nhiều nước để hạn chế các bệnh lý của đường tiết niệu.