Chuyên mục


70 năm hành trình tình sâu nghĩa nặng sau sự kiện Tập kết ra Bắc

17/11/2024 22:01 (GMT +7)

Nếu như đồng bào miền Nam chia ly, tạm biệt nhau bằng cách giơ 2 ngón tay để hẹn 2 năm sẽ đoàn tụ theo như Hiệp định Geneve, thì đồng bào miền Bắc hẹn ngày thống nhất với đồng bào miền nam bằng tình yêu thương, ấp ôm, nuôi dưỡng như máu mủ ruột rà....

70 năm đã qua đi, những người con Miền Nam tình nguyện từ giã quê hương lên đường ra Bắc nuôi dưỡng một khát vọng học tập, rèn luyện, đấu tranh vì độc lập dân tộc. Những người Miền Bắc tình nguyện nhường cơm sẻ áo, ôm ấp nuôi dưỡng người con Miền Nam như người thân ruột thịt của chính mình.  Mối tình gắn bó keo sơn 2 miền Nam Bắc khắc sâu, in đậm như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng, đường lối cách mạng của Đảng ta. 

z6039499068448_bb0fc7f1822b5f4d8a65ded6e18c07a9638673920301470797

Chương trình cầu truyền hình trực tiếp lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại điểm cầu Hải Phòng. Ảnh: Đàm Thanh

Ngay sau Hội nghị Geneve kết thúc, ngày 22/7/1954, từ chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geneve thành công, kêu gọi đồng bào, cán bộ, chiến sĩ ra sức củng cố nền hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong toàn quốc. Trong đó có đoạn: “Để thực hiện hòa bình, bước đầu tiên là quân đội hai bên phải ngừng bắn. Để ngừng bắn, thì cần phải tách quân đội hai bên ra hai vùng khác nhau: tức là điều chỉnh khu vực. Điều chỉnh khu vực là việc tạm thời, là bước quá độ để thực hiện đình chiến, lập lại hòa bình và tiến đến thống nhất nước nhà bằng cách tổng tuyển cử. Điều chỉnh khu vực quyết không phải là chia xẻ đất nước ta, quyết không phải là phân trị"(1).

Trong khi đình chiến, quân đội ta tập trung vào miền Bắc, quân đội Pháp tập trung vào miền Nam, nghĩa là có sự đổi vùng. Một số địa phương trước kia là vùng Pháp chiếm, nay thành vùng giải phóng của ta. Ngược lại, một số vùng giải phóng cũ của ta, nay sẽ là nơi Pháp tạm đóng quân trước khi rút về Pháp. Đó là một việc cần thiết. Nhưng Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”.

z6039629934114_71e70d213048a9f12738811ad7c5f5f1638673921149828201

Các tiết mục văn nghệ tại điểm cầu Hải Phòng. Ảnh: Đàm Thanh

Hưởng ứng lời kêu gọi thiêng của Hồ Chủ Tịch, hơn 7 vạn quân và dân ta ở miền Nam đã tiến hành cuộc tập kết chuyển quân ra Bắc, bảo đảm an toàn. Vì hoà bình, tự do thống nhất, đồng bào, chiến sĩ miền Nam đã hy sinh vì nghĩa lớn, để hướng tới mục tiêu chung lớn lao, cao cả của toàn dân tộc.

Thực hiện việc chuyển quân, tập kết theo quy định của Hội nghị Genève, địa điểm tập kết của quân và dân ta ở Nam Bộ được xác định tại 3 địa điểm là Hàm Tân - Xuyên Mộc, Cao Lãnh - Đồng Tháp Mười và Cà Mau. Tính từ ngày Hiệp định Genève được ký kết, thời gian tập kết tại Hàm Tân - Xuyên Mộc là 80 ngày; tại Cao Lãnh - Đồng Tháp Mười là 100 ngày, tại Cà Mau là 200 ngày.

Trong vòng 300 ngày kể từ khi Hiệp định Genève có hiệu lực, chúng ta đã thi hành nghiêm chỉnh nhiệm vụ chuyển quân tập kết, đưa hơn 120 nghìn cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, 500 tấn súng đạn, 600 tấn máy móc khí tài, 236 ô tô các loại từ Nam ra Bắc.

Quá trình tập kết ra Bắc là một sự kiện quân sự mang tầm chiến lược đối với cả hai miền Nam - Bắc, bởi đây chính là một bước chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài, nhằm tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geneve thành công, đã nhấn mạnh việc tập kết ra Bắc “quyết không phải là chia xẻ đất nước ta, quyết không phải là phân trị”, mà chỉ là “bước quá độ để thực hiện đình chiến, lập lại hòa bình và tiến đến thống nhất nước nhà”. Người đã khẳng định rằng: “Trung Nam Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”(2).

Sự kiện này còn mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định truyền thống yêu nước, tinh thần đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân dân miền Nam đã chấp hành tuyệt đối sự phân công, điều động của tổ chức với tinh thần “Đi hay ở đều là nhiệm vụ”. Còn Nhân dân miền Bắc đã chuẩn bị chu đáo những điều kiện tốt nhất để đón tiếp tận tình cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam. Họ không chỉ xem đây là nhiệm vụ, mà còn coi việc đón tiếp này như đón người thân, anh em ruột thịt của mình.

Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, không chỉ về việc tập kết quân đội mà còn về cách thức quản lý, sử dụng, và bồi dưỡng lực lượng. Đây không chỉ là cuộc di chuyển để bảo đảm tuân thủ Hiệp định Geneve mà còn là kế hoạch dài hạn trong việc đào tạo một thế hệ cán bộ cho cách mạng. Những người ra Bắc đã tiếp tục học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước sau này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho đồng bào miền Nam. Trong các cuộc gặp gỡ, Người luôn căn dặn, động viên cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tập kết ra Bắc. Trong Thư gửi bộ đội, cán bộ và gia đình cán bộ miền Nam ra Bắc, ngày 22/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Đồng bào đã tạm xa quê hương, nhưng lại được gần Trung ương Đảng, Chính phủ, gần quân đội và đồng bào miền Bắc. Nam Bắc vẫn là một nhà"(3). Những lời động viên chân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho quân dân miền Nam khi phải tạm xa quê hương để tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước ở miền Bắc và thổi bùng "ngọn lửa đoàn kết dân tộc".

Kết quả của sự kiện tập kết ra Bắc đã trở thành nền tảng quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Những cán bộ, chiến sĩ, học sinh, các gia đình miền Nam tập kết ra Bắc đã có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong đó, nhiều người đã trở thành cán bộ, lãnh đạo các cấp, các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, các nhà khoa học đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, các văn nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà báo nổi tiếng, nhiều doanh nhân tài ba; nhiều người đã trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động… góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước, như: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; là Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động Huỳnh Phương Liên; là Anh hùng lao động Thái Phụng Nê, người được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh, người trực tiếp đặt nền móng và xây dựng thủy điện Hòa Bình và tham gia vào nhiều công trình thủy điện khác như Sơn La, Lai Châu, Sêrêpôk; là Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Nhà giáo nhân dân Trần Đình Long - người đặt nền móng cho công trình tải điện siêu cao áp 500Kv Bắc Nam...

Với khoảng 15.000 học sinh Miền Nam học tại gần 20 trường học, Hải Phòng trở thành “vườn ươm hạt giống đỏ”, là nơi tôi luyện nên biết bao thế hệ cán bộ, lãnh đạo đã sống, cống hiến và dựng xây nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc là chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam. Cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc “Tình sâu nghĩa nặng” là hành trình nhìn lại dấu mốc lịch sử của dân tộc, ở đó có những cống hiến, những hy sinh tạo nên nền độc lập, hòa bình, phồn vinh và hạnh phúc. Sự kiện Tập kết ra Bắc đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, của tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm, thống nhất của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Hải Phòng là một trong ba địa phương (Hải Phòng – Thanh Hóa – Cà Mau) được Ban Tuyên giáo Trung ương lựa chọn để tổ chức Chương trình Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc, điều đó một lần nữa thể hiện sự đóng góp của quân và dân thành phố trong một giai đoạn lịch sử đầy hào hùng của dân tộc. 

Trải qua 70 năm, những giá trị lịch sử, bài học từ sự kiện này vẫn còn nguyên giá trị, là nền tảng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Và bài học từ sự kiện lịch sử này vẫn được vận dụng vào việc xây dựng, rèn luyện các thế hệ cách mạng. Trong đó, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực luôn là ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng ngày nay./.

(1), (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.9, tr.2. (3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, sđd, t.9, tr.60.

Vân Lam
Tags:
Rixos mang khái niệm “Khu nghỉ dưỡng trọn gói sang trọng” tới Phú Quốc
Sun Group cùng Accor & Ennismore - tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới vừa ký kết hợp tác, đưa thương hiệu nghỉ dưỡng trọn gói xa xỉ hàng đầu thế giới Rixos tới Hòn Thơm, Phú Quốc.

Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN 2024
Sáng 2/12, PC Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Huyết học truyền máu - Bệnh viện TW Huế tổ chức hiến máu tình nguyện trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ hồng EVN lần thứ X (02/12/2024 - 08/12/2024) với thông điệp “Trách nhiệm – Nghĩa tình”.

Chủ tịch Bắc Ninh: Không để ô nhiễm môi trường trở thành nỗi đau kéo dài
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn nhấn mạnh: "Trong công tác xử lý môi trường tại thôn Mẫn Xá, xã Văn Môn (Yên Phong), khẳng định quan điểm của tỉnh Bắc Ninh là “không để ô nhiễm môi trường trở thành nỗi đau kéo dài”".

Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ
Tạp chí điện tử Kinh doanh và Phát triển cùng Trung tâm Phát triển doanh nghiệp nông thôn Việt (VietED) vừa phối hợp tổ chức Tọa đàm "Tài chính vi mô: Cơ hội vươn lên cho người nghèo và doanh nghiệp siêu nhỏ".

Hành trình kết nối nhịp đập trái tim từ Thủ đô đến Huế
Được sự điều phối của Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, sự hỗ trợ của Bệnh viện Quân Y 103 và Trung ương Quân đội 108, đội ngũ y bác sỹ Bệnh viện Trung ương Huế chạy đua với thời gian, vượt qua trở ngại về không gian, đưa trái tim an toàn về ghép cho bệnh nhân.

Nghỉ 9 ngày liên tục dịp Tết Nguyên đán
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.

Hải Phòng: Tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT
Hưởng ứng “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông” (TNGT), chiều ngày 28/11 tại thành phố Hải Phòng, Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp cùng Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp mang tên “Tưởng nhớ người đi, vì người ở lại.