Chuyên mục


6 phương án xây dựng cầu Cần Giờ

20/11/2023 10:39 (GMT +7)

Mới đây, Sở Giao thông vận tải TPHCM vừa hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Cầu Giờ nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đơn vị tư vấn đưa ra 6 phương án hướng tuyến xây cầu Cần Giờ nhưng đề xuất xem xét phương án hướng tuyến có điểm đầu nối vào đường 15B (huyện Nhà Bè) với tổng chiều dài cầu 7,3 km.

Theo phương án đề xuất, đường dẫn cầu sẽ đi dọc tuyến 15B (huyện Nhà Bè), cách rạch Mương Ngang khoảng 500m, sau đó cắt qua đường Nguyễn Bình rồi vượt sông Soài Rạp

Theo phương án đề xuất, đường dẫn cầu sẽ đi dọc tuyến 15B (huyện Nhà Bè), cách rạch Mương Ngang khoảng 500m, sau đó cắt qua đường Nguyễn Bình rồi vượt sông Soài Rạp

 
Dự án cầu Cần Giờ chuẩn bị được Sở Giao thông vận tải TPHCM báo cáo UBND TPHCM xem xét trước khi trình HĐND TPHCM thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm. Nếu được thông qua, cầu Cần Giờ sẽ khởi công năm 2025, hoàn thành năm 2028.

Theo phương án đề xuất, đường dẫn cầu sẽ đi dọc tuyến 15B (huyện Nhà Bè), cách rạch Mương Ngang khoảng 500m, sau đó cắt qua đường Nguyễn Bình rồi vượt sông Soài Rạp. Khi sang Cần Giờ, cầu sẽ nối đến đường Rừng Sác tại vị trí cách phà Bình Khánh khoảng 2,5 km về phía Nam. Hướng tuyến này trước đó UBND TPHCM đã lựa chọn và được Thủ tướng chấp thuận bổ sung trong quy hoạch giao thông trên địa bàn.

Cụ thể, hai phương án được đánh giá khả thi là 4A và 4B (hướng tuyến tương tự nhau), với điểm đầu nối vào đường 15B. Theo Sở Giao thông vận tải TPHCM, đây là hướng tuyến đã quy hoạch và các đơn vị đang hoàn thiện để sắp tới trình thông qua chủ trương đầu tư.

Cùng theo hướng kết nối vào đường 15B này còn một phương án khác là 2A, theo đó cầu Cần Giờ sẽ kết nối vào đường 15B rồi cắt qua đường Nguyễn Bình gần khu vực miếu chùa Bà Xứ. Sau đó, cầu sẽ vượt sông Soài Rạp qua Cần Giờ, tiếp tục vượt sông Chà rồi kết nối đến đường Rừng Rác.

Các phương án còn lại, phương án 1, cầu Cần Giờ có điểm đầu từ đường Huỳnh Tấn Phát đi sát chung cư Phú Mỹ Thuận. Khi đến Trường THCS Phú Xuân sẽ chuyển hướng đến nhà máy X51 của Công ty TNHH MTV đóng và sửa tàu Hải Minh. Sau đó, cầu vượt sông Soài Rạp qua huyện Cần Giờ, kết nối vào đường Rừng Sác, cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Với phương án 2, đường dẫn cầu Cần Giờ từ đường Huỳnh Tấn Phát, sau đó cắt qua đường Nguyễn Bình rồi đi về hướng chùa Phước Nguyên. Từ đây, cầu vượt sông Soài Rạp hướng tuyến phương án 2A; và phương án 3, đường dẫn cầu theo đường Huỳnh Tấn Phát đi sát chung cư Phú Mỹ Thuận. Khi đến Trường THCS Phú Xuân, công trình đi về hướng miếu Bà Châu Đốc 2 rồi vượt sông Soài Rạp. Khi sang Cần Giờ, hướng tuyến của cầu tương tự phương án 2A.

Theo thiết kế, cầu Cần Giờ được xây dựng theo dạng dây văng, 6 làn xe (4 làn cơ giới, hai làn thô sơ), vận tốc 60 km/h. Ngoài cầu chính, trong dự án còn một số cầu nhỏ vượt sông Chà, Tắc Sông Chà và cầu rạch Mương Ngang.

Kết cấu nhịp cầu dây văng với 2 trụ tháp hình cây đước - đặc trưng của Cần Giờ. Chiều cao tháp khoảng 230m tính từ bệ trụ. Công trình được đề xuất đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tổng vốn hơn 10.500 tỷ đồng (chưa tính lãi vay). Trong đó, ngân sách góp gần 50%, còn lại là vốn do nhà đầu tư huy động.

Trang Anh
Xe máy phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới
Bắt đầu từ năm 2026, xe mô tô hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam sẽ phải tuân thủ tiêu chuẩn khí thải (TCKT) Mức 4 thay vì Mức 3 như hiện tại. Trong khi đó, xe gắn máy hai bánh sẽ phải đáp ứng TCKT Mức 4 từ ngày 1/7/2027, thay vì Mức 2 như hiện nay.

Bảo đảm công suất khai thác mỏ cát san lấp theo kịp tiến độ dự án cao tốc
Tại cuộc họp thúc đẩy các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị thi công có phương án điều phối lực lượng thi công các cầu trên cao tốc trong khi chưa có đủ cát san lấp.

Hà Nội sắp xây ba cầu lớn vượt sông Hồng
UBND TP Hà Nội vừa thống nhất chủ trương xây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi trong giai đoạn 2025-2030 bằng vốn đầu tư công.

Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.