Chuyên mục


Xây dựng Bắc Giang trở thành đô thị loại I

04/05/2023 11:13 (GMT +7)

Bắc Giang là tỉnh đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo Quy hoạch này, đến năm 2030, thành phố Bắc Giang sẽ là đô thị loại I.

Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch đô thị Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đảm bảo phát triển bền vững, lâu dài cho TP. Bắc Giang nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Đây là một điều rất cần thiết. Theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, phạm vi quy hoạch TP. Bắc Giang bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng hiện hữu. Diện tích lập quy hoạch gần 26.000 ha, trong đó thành phố Bắc Giang 6.656 ha; huyện Yên Dũng hơn 19.000 ha. Mục tiêu quy hoạch nhằm cụ thể hoá các định hướng chiến lược của Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan để xây dựng và phát triển đô thị Bắc Giang trở thành một đô thị trung tâm, cửa ngõ quan trọng phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội.

Cũng đến năm 2030, tỉnh Bắc Giang sẽ cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn phù hợp với Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã. Theo quy hoạch, đến năm 2030, dân số đô thị Bắc Giang khoảng 472.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 365.000 người, chiếm 77% tổng dân số; đến năm 2045, dân số đô thị Bắc Giang khoảng 666.000 người, trong đó dân số nội thị đô thị Bắc Giang khoảng 565.000 người, chiếm 85% tổng dân số.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang kiểm tra công tác quy hoạch ( Ảnh: KT)

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang kiểm tra công tác quy hoạch ( Ảnh: KT)

Tập trung khai thác các lợi thế có vị trí chiến lược

Để thực hiện Quy hoạch này, một trong các yêu cầu trọng tâm cần nghiên cứu là tập trung khai thác các lợi thế có vị trí chiến lược: Là đô thị cửa ngõ, trung tâm phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và nằm trên nhiều tuyến giao thông đối ngoại rất đa dạng, thuận lợi và quan trọng, dễ dàng kết nối với các trung tâm lớn trong vùng. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Bắc Giang đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

Muốn vậy, Bắc Giang cần tính đến việc phát huy các lợi thế phát triển công nghiệp với các ngành sản xuất có giá trị cao và dịch vụ hỗ trợ công nghiệp cấp vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đô thị mạnh mẽ và gia tăng sức hút lực lượng chuyên gia, lao động đến sinh sống và làm việc tại đô thị Bắc Giang; phát triển các chức năng cấp vùng có sức lan tỏa mạnh, lôi kéo phát triển các vùng khác trong tỉnh, đồng thời chia sẻ các chức năng trong vùng Thủ đô Hà Nội. Mặt khác, Bắc Giang cần khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú: Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc, nhiều cảnh quan thiên nhiên như: sông Thương, vùng đồi núi bao quanh thành phố Bắc Giang (dãy núi Nham Biền (Đồng Sơn), hệ thống đồi Quảng Phúc (Song Mai)), phát triển các loại hình dịch vụ du lịch, điểm trung chuyển khách du lịch đến các khu du lịch lớn trong và ngoài tỉnh.

Đến năm 2030, xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành đô thị loại I

Đến năm 2030, xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành đô thị loại I

Để xứng đáng là đô thị loại I, Bắc Giang cũng phải chú ý đến việc nghiên cứu các chức năng cải thiện mức độ đáng sống của đô thị Bắc Giang trên cơ sở phát triển các dịch vụ nền tảng như: chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí, thể dục thể thao và nhà ở chất lượng.

Thiết kế đô thị hiện đại, hấp dẫn, giàu bản sắc

Về định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2030, Bắc Giang tập trung  phát triển, chỉnh trang, bổ sung hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, không gian mở tại khu vực thành phố hiện hữu và các thị trấn (huyện Yên Dũng), các xã dự kiến lên phường để tập trung nguồn lực đầu tư phát triển và mở rộng đô thị

trong tương lai, đáp ứng tiêu chí đô thị loại I. Đến năm 2045, Bắc Giang tiếp tục phát triển đô thị theo hướng Nam và hướng Đông, gồm các khu đô thị mới đồng bộ, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu nhà ở công nhân có kết hợp với sản xuất tạo được nét đặc thù của đô thị, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu cây xanh vui chơi giải trí và dịch vụ du lịch.

Bắc Giang sẽ định hướng thiết kế đô thị hiện đại, hấp dẫn, giàu bản sắc, dựa trên cấu trúc cảnh quan và sinh thái tự nhiên, đặc biệt là cảnh quan dãy núi Nham Biền và cảnh quan dọc hai bên sông Thương, sông Cầu... phải được khai thác có hiệu quả. Thiết kế đô thị phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội, trong đó nâng cấp, cải tạo và khai thác các khu đô thị hiện hữu; tăng cường khả năng giao lưu và tạo sự hấp dẫn của đô thị du lịch thông qua hệ thống không gian công cộng, quảng trường, không gian cảnh quan tự nhiên.

Bắc Giang là đô thị trung tâm phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội

 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ tính chất quy hoạch chung đô thị Bắc Giang là đô thị trung tâm phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn). Đồng thời đô thị Bắc Giang là đầu mối kinh doanh - thương mại quan trọng với các tỉnh Đông Bắc của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Bắc Giang là đô thị loại I (thành phố trực thuộc tỉnh), là trung tâm hành chính - chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bắc Giang; là đô thị xanh và thông minh, trung tâm phát triển của vùng trọng điểm kinh tế (vùng Tây Nam của tỉnh) với động lực phát triển chính là công nghiệp, dịch vụ, đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch - nghỉ dưỡng, có sức lan tỏa mạnh, lôi kéo phát triển các vùng khác trong tỉnh.

Trước đó, thị xã Bắc Giang được công nhận là đô thị loại III năm 2003 và trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ số 75/2005/NĐ-CP ngày 7/6/2005. Hiện tại, TP. Bắc Giang là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bắc Giang. Đây là trung tâm hành chính của tỉnh; cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)110km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) 130km…  Với việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Bắc Giang của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố Bắc Giang sẽ phát triển theo hướng thông minh và đạt đô thị loại I vào năm 2030, trở thành một đô thị trung tâm, cửa ngõ quan trọng phía Đông Bắc của Vùng Thủ đô Hà Nội.

Thanh Tuyền
Chờ mặt bằng sạch, rút ngắn thời gian thi công cao tốc
Dự án thành phần 2 cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột sẽ rút ngắn tiến độ hoàn thành vào tháng 12/2026 trong trường hợp các địa phương hoàn thành bàn giao toàn bộ mặt bằng trong tháng 7/2024.

Ngày 26 - 27/7, Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng
Dự báo, hôm nay (26/7), khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt hơn 37 độ C. Thời gian có nắng nóng trong ngày từ 11-17 giờ.

Điện Biên: Lũ quét trong đêm, 7 người chết và mất tích
Rạng sáng nay (25/7) tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên xảy ra trận lũ quét khiến 7 người chết, mất tích. Hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp.

Sơn La: Sạt lở trên QL279, giao thông ùn tắc nhiều giờ
Khối lượng lớn đất đá từ ta luy dương sạt xuống, phủ kín mặt đường trên QL279 khiến giao thông ùn tắc nhiều giờ. Rất may thời điểm sạt lở trên tuyến đường này không có phương tiện qua lại.

CSGT dùng xe chuyên dụng đưa người dân qua điểm ngập úng
Lực lượng chức năng tỉnh Sơn La đã dùng xe chuyên dụng, đưa người dân lưu thông an toàn qua các điểm ngập úng, nước chảy xiết.

'Bì bõm' di chuyển qua tỉnh lộ 421B
Tỉnh lộ 421B, đoạn qua địa phận xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai ngập lớn khiến nhiều phương tiện chết máy, gặp nhiều khó khăn khi di chuyển.

Sơn La: 6 người chết và mất tích do sạt lở đất
Sáng sớm nay (24/7), mưa lớn và liên tục tại huyện Mai Sơn (Sơn La) đã khiến đất đá sạt lở vào 5 ngôi nhà tại xã Chiềng Nơi, Phiêng Pằn làm 6 người chết và mất tích.