Chuyên mục


Việt Nam có tiềm năng lớn trở thành trung tâm logistics thế giới

10/07/2024 10:45 (GMT +7)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ghi nhận sự hỗ trợ của FIATA đối với ngành logistics Việt Nam, đồng thời đề nghị FIATA tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm nhằm giúp Việt Nam hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành dịch vụ logistics đến năm 2045, hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm logistics của khu vực và thế giới.

Vừa qua, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải Quốc tế (FIATA) Turgut Erkeskin đang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải Quốc tế (FIATA) Turgut Erkeskin

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải Quốc tế (FIATA) Turgut Erkeskin

Thủ tướng đánh giá cao FIATA đã hỗ trợ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội thế giới FIATA vào năm 2025. FIATA luôn là cầu nối quan trọng góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam với các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận những đóng góp của FIATA trong phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam.

Thủ tướng cho biết, tốc độ tăng trưởng logistics Việt Nam bình quân hàng năm từ 14-16%, đóng góp quan trọng trong việc đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 lên gần 700 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2024 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 370 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2023, xuất siêu 11,63 tỷ USD; là nền kinh tế mở, logistics có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam theo xu thế của thế giới.

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang triển khai xây dựng Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2045. Thủ tướng đề nghị FIATA chia sẻ thêm thông tin, tư vấn, hỗ trợ về chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, chú trọng các giải pháp phát triển logistics nông, công nghiệp, phát triển đội tàu biển Việt Nam, các hành lang kinh tế thương mại - vận tải và hỗ trợ kỹ thuật để Việt Nam sớm hoàn thiện Chiến lược quốc gia về phát triển dịch vụ logistics trong năm 2024.

Theo Thủ tướng, tời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét thành lập cơ quan chỉ đạo về dịch vụ logistics với bộ máy chuyên môn đủ mạnh, có năng lực, có thẩm quyền để giúp Chính phủ chỉ đạo phát triển, đẩy mạnh lĩnh vực quan trọng này, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển dịch vụ logistics đặt ra, đảm bảo phù hợp với xu hướng và bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hiện nay; đề nghị FIATA quan tâm hỗ trợ công tác phát triển nhân lực cho ngành logistics Việt Nam; mở rộng các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt Nam.

Đồng thời, Việt Nam cũng đang tập trung phát triển hạ tầng chiến lược, trong đó có hạ tầng logistics, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ đồng hành cùng các đối tác trong và ngoài nước, hỗ trợ, tạo mọi thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại - dịch vụ, trong đó đặc biệt chú trọng đến hợp tác phát triển dịch vụ logistics đem lại lợi ích nhiều hơn cho các bên theo tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ.

Theo Chủ tịch FIATA, trong tình hình hiện nay, logistics có vai trò quan trọng, song đứng trước thách thức lớn; đề nghị và tin tưởng Chính phủ, các bộ, ngành Việt Nam ủng hộ, tham gia tích cực vào tổ chức thành công Đại hội thế giới FIATA vào năm 2025 tại Hà Nội tới đây. FIATA đánh giá cao Chiến lược phát triển dịch vụ logistics Việt Nam thời kỳ 2025 - 2035, tầm nhìn đến 2045, nhất là trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và cam kết của Việt Nam giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; cho rằng, Việt Nam có tiềm năng lớn trở thành trung tâm logistics của khu vực và thế giới, Chủ tịch FIATA cho rằng Việt Nam cần huy động mọi nguồn lực xã hội vào phát triển ngành kinh tế này.

Theo Báo điện tử Chính phủ
Không “bó cứng” quy hoạch chi tiết bến, cảng biển
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 406/TB-VPCP ngày 5/9/2024 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giám đốc Công ty Thành Bưởi từ trần
Sau một thời gian dài điều trị bệnh, ông Lê Đức Thành, Giám đốc Công ty TNHH Thành Bưởi đã qua đời tại TP.HCM vào sáng ngày 5/9/2024, hưởng thọ 68 tuổi. 

Đã đến lúc hiện thực hóa tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của Việt Nam
Có đường sắt tốc độ cao là khát khao chính đáng mà bất cứ quốc gia, người dân nào cũng mong muốn để hạ tầng giao thông vượt lên một tầm cao mới; hiện đại, văn minh, đáp ứng nhu cầu của người dân và nền kinh tế.

Gỡ vướng, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Chỉ thị 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.

Thủ tướng chỉ thị kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường trong nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 27/8/2024 về việc kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước. Trong đó, chú trọng kết nối về logistics, tạo thuận lợi trong hoạt động vận chuyển hàng hóa lưu thông.

Đẩy nhanh dự án giao thông trọng điểm tại Lâm Đồng
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh Lâm Đồng về các dự án giao thông trọng điểm. Đồng thời, Thủ tướng đề ra 3 đột phá chiến lược đặc thù cho tỉnh nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh và tạo động lực phát triển mới.

Đề xuất quy định tốc độ thiết kế của đường bộ
Bộ Giao thông vận tải đề xuất quy định về tốc độ thiết kế của đường bộ nhằm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Đường bộ.