Chuyên mục


TT.Huế xử lý đất nhiễm độc ở sân bay A So

12/08/2022 08:27 (GMT +7)

Bộ Tư lệnh Hóa học đang tập trung mọi nguồn lực, nhân lực đẩy nhanh tiến độ Dự án Xử lý ô nhiễm chất độc hoá học Dioxin tại sân bay A So (huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế) nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân và tạo điều kiện cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

Dự án xử lý ô nhiễm chất độc hoá học Dioxin tại sân bay A So (huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế) được khởi công vào tháng 10/2020. Trải qua gần 2 năm triển khai nhưng do đại dịch Covid-19 bùng phát và lây lan trên diện rộng nên quá trình thực hiện dự án còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, Bộ Tự lệnh hóa học đang tập trung mọi nguồn lực, nhân lực đẩy nhanh tiến độ xử lý để sớm hoàn thành dự án đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân và tạo điều kiện địa phương phát triển kinh tế - xã hội.

Thừa Thiên Huế nỗ lực xử lý đất nhiễm chất độc hoá học dioxin tồn lưu sau chiến tranh tại sân bay A So

Thừa Thiên Huế nỗ lực xử lý đất nhiễm chất độc hoá học dioxin tồn lưu sau chiến tranh tại sân bay A So

Được biết, sân bay A So đã hứng chịu hậu quả nặng nề của hơn 432.812 gallon với khối lượng dioxin ước tính khoảng 11kg. Kết quả khảo sát của một số dự án cho thấy, diện tích ô nhiễm ước tính khoảng 5ha, chiều sâu ô nhiễm trung bình 0,7m, tổng khối lượng trầm tích cần xử lý 35.000 m3. Trong đó, 6.600 m3 đất nhiễm có nồng độ ô nhiễm trên 200ppt (mức độ rất nặng).

Các cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác xử lý được huấn luyện nghiêm ngặt về công tác đảm bảo an toàn cũng như mang mặc bảo hộ lao động đáp ứng tất cả các quy chuẩn khi làm việc đối với chất độc hại.

Các cán bộ, chiến sĩ tham gia công tác xử lý được huấn luyện nghiêm ngặt về công tác đảm bảo an toàn cũng như mang mặc bảo hộ lao động đáp ứng tất cả các quy chuẩn khi làm việc đối với chất độc hại.

Trong quá trình xử lý đất nhiễm chất độc hoá học dioxin tại sân bay A So, cán bộ, chiến sĩ gặp không ít khó khăn do dịch bệnh Covid-19 bùng phát; thời tiết nắng mưa thất thường. Bên cạnh đó, sân bay A So nằm trong vùng thung lũng nên trong quá trình xử lý đáy hố gặp rất nhiều mạch nước ngầm… Trong quá trình khai thác gặp nhiều khó khăn, nhưng đơn vị đã nỗ lực khắc phục, hoàn thành tiến độ đề ra.

Dioxin là một hóa chất vô cùng nguy hiểm đối với con người và môi trường

Dioxin là một hóa chất vô cùng nguy hiểm đối với con người và môi trường

Thiếu tá Nguyễn Phượng Minh, Phó Trưởng phòng Sinh học - Viện Hóa học Môi trường Quân sự, Binh chủng Hóa học cho biết: "Dioxin là một hóa chất vô cùng nguy hiểm đối với con người và môi trường, là 1 trong những chất cực độc tồn lưu sau chiến tranh. Để xử lý chất nhiễm dioxin thì chúng tôi kết hợp hai phương pháp xử lý, chôn lấp cô lập tích cực và xử lý sinh học. Ưu điểm của phương pháp xử lý sinh học là sẽ xử lý được triệt để nồng độ dioxin ở trong đất, phục hồi môi trường tốt hơn so với các phương pháp khác. Đối với phương pháp này thì dự kiến cuối năm 2022 cơ bản hoàn thành được tiến độ của dự án".

Cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Hóa học không quản ngại khó khăn, gian khổ, độc hại làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.

Cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Hóa học không quản ngại khó khăn, gian khổ, độc hại làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.

Xử lý triệt để ô nhiễm chất độc hóa học tại sân bay A So (A Lưới) là mong ước nhiều năm nay của người dân nơi đây. Dự án được tiến hành trong 2 năm 2020 - 2022 cho thấy việc cụ thể hóa, hành động hóa Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Huyện A Lưới là một trong những nơi bị Mỹ rải chất độc da cam nhiều nhất, trong đó nặng nhất là sân bay A So.

Huyện A Lưới là một trong những nơi bị Mỹ rải chất độc da cam nhiều nhất, trong đó nặng nhất là sân bay A So.

Sân bay A So nằm ở xã biên giới Đông Sơn, huyện A Lưới, cách trung tâm TP Huế khoảng 100 km, dân số chủ yếu là đồng bào Pa Cô, Tà Ôi. Sân bay do Mỹ xây dựng từ những năm 1960 nhằm tăng cường tiềm lực, khả năng quân sự, với mục đích khống chế hành lang chiến lược phía Tây dãy Trường Sơn. Vùng đất này được hồi sinh sẽ có ý nghĩa về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng cho tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Hồng Nhi
Quảng Bình đẩy mạnh công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 1040/SGTVT-KCHT về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHT GTĐB) trên địa bàn toàn tỉnh.

Quảng Ninh: Thi công ẩu tại Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334
Cán bộ đang phụ trách thi công Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334, qua xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết: "Trong lúc thi công không tránh được thiếu sót, hôm nay xe tưới nước đường bị hỏng nên mong các anh thông cảm"... Thế nhưng, người dân địa phương lại gánh ô nhiễm hết ngày này qua ngày khác.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa làm việc với UBND TP.Hà Nội về chuyên đề giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Chiều 15/4, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Xuất hiện hố sụt có vị trí tương ứng tọa độ sạt lở trong hầm Bãi Gió
Cơ quan chức năng vừa phát hiện xuất hiện một hố sụt diện tích khoảng (2x2m) có vị trí tương ứng với tọa độ vị trí sụt lún trong hầm đường sắt bên dưới. Các phương án phân luồng giao thông trên quốc lộ 1 cũng đã được triển khai.

Khởi công đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn
Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn với chiều dài gần 29km, tổng mức đầu tư khoảng 1.665 tỷ đồng dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào dịp 30/4 - 1/5 tới đây.

Thông xe đường kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang
Sau gần 1 năm thi công, ngày 13/4 đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang có chiều dài 4,2km gồm 1 tuyến chính và 2 tuyến nhánh với tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng chính thức thông xe kỹ thuật.