Chuyên mục


Trừ điểm GPLX, quan ngại thiếu hụt tài xế vận tải

14/08/2024 16:14 (GMT +7)

Tổng Thư ký kiêm Chánh văn phòng Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) quan ngại đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải sẽ bị thiếu hụt, bỏ nghề sau khi bị trừ hết điểm GPLX, phải đi tìm công việc mới. Và nếu tài xế càng có kinh nghiệm lái nhiều, điểm số sẽ càng thấp?

Đoàn Chủ tịch biểu quyết thông qua Luật Trật tự ATGT đường bộ

Đoàn Chủ tịch biểu quyết thông qua Luật Trật tự ATGT đường bộ

Sáng 26/7/2024, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với 388 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 79,84%). Đáng chú ý có Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe trong Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Theo Điều 58 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ: Điểm của giấy phép lái xe được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm 12 điểm. Số điểm trừ mỗi lần vi phạm tùy thuộc tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Dữ liệu về điểm trừ giấy phép lái xe của người vi phạm sẽ được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành và thông báo cho người bị trừ điểm giấy phép lái xe biết.

Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.

Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm thì người có giấy phép lái xe không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo giấy phép lái xe đó. Sau thời hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày bị trừ hết điểm, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 7 Điều 61 của Luật này do lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì được phục hồi đủ 12 điểm.

Giấy phép lái xe sau khi đổi, cấp lại, nâng hạng được giữ nguyên số điểm của giấy phép lái xe trước khi đổi, cấp lại, nâng hạng.

Ông Phan Thanh Uy - Tổng Thư ký kiêm Chánh văn phòng Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam

Ông Phan Thanh Uy - Tổng Thư ký kiêm Chánh văn phòng Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam

Chỉ còn vài tháng nữa, từ 1/1/2025, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực. Nhưng tới nay, nhiều doanh nghiệp, lái xe đang băn khoăn, lo ngại xoay quanh vấn đề trừ điểm GPLX. Trước vấn đề này, PV có buổi trao đổi trực tiếp với ông Phan Thanh Uy - Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.

Ông Uy cho biết, tại Khoản 2 điều 58 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định: Giấy phép lái xe chưa bị trừ hết điểm và không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất thì được phục hồi đủ 12 điểm.

Về vấn đề này, Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho hay, trong quá trình góp ý vào Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam thể hiện quan điểm đồng thuận với việc trừ điểm GPLX với cách hiểu: GPLX của một người trong một năm có 12 điểm, sau 12 tháng, GPLX chưa bị trừ hết điểm sẽ được phục hồi 12 điểm.

Ví dụ, GPLX của của anh A có 12 điểm, có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, trong 12 tháng của năm 2024, GPLX của anh A bị trừ mất 6 điểm, còn lại 6 điểm, ngày trừ gần nhất vào 15/12/2024 thì đến ngày 1/1/2025, GPLX của anh A được phục hồi đủ 12 điểm.

Có hơn 100 lỗi bị trừ điểm GPLX

Có hơn 100 lỗi bị trừ điểm GPLX

Tuy nhiên, theo đúng câu từ ghi tại Khoản 2, Điều 58 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì GPLX của anh A phục hồi đủ 12 điểm vào ngày 16/12/2025 với điều kiện trong 1 năm đó anh A không bị trừ thêm bất cứ điểm số nào.

Cũng theo ông Uy, đây là vấn đề rất lớn, khó khăn cho người lái xe, đặc biệt sau 6 tháng bị trừ hết điểm GPLX, người có giấy phép lái xe được tham gia kiểm tra nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do lực lượng CSGT tổ chức, có kết quả đạt yêu cầu thì mới được phục hồi 12 điểm.

Ông Phan Thanh Uy cũng bày tỏ, theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp vận tải, sau dịch COVID-19, lượng lái xe kinh doanh vận tải đặc biệt là vận tải hành khách, lái xe container, đầu kéo thiếu hụt trầm trọng. Sau khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ được thông qua, doanh nghiệp vận tải sẽ phải lo lắng nhiều hơn vì đội ngũ lái xe tiếp tục có nguy cơ thiếu hụt.

“Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, nếu thực hiện đúng quy định tại Điều 58, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì nhiều lái xe kinh doanh vận tải khi bị trừ hết điểm sẽ bỏ nghề để tìm kiếm công việc khác, điều này dẫn đến thiếu hụt đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải, từ đó sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội của đất nước”, Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhận định.

Theo Khoản 5, Điều 58, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền trừ điểm giấy phép lái xe

Theo Khoản 5, Điều 58, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thẩm quyền trừ điểm giấy phép lái xe

Trước đó, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền cũng chỉ ra một số bất hợp lý trong Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Cụ thể, có 52 lỗi bị trừ điểm, trong đó có 18 lỗi bị trừ 2 điểm, 3 lỗi bị trừ 6 điểm, 23 lỗi bị trừ 8 điểm, 4 lỗi bị trừ 10 điểm và 4 lỗi bị trừ 12 điểm. Số lỗi bị trừ 8 điểm là nhiều nhất mà không có lỗi nào bị 4 điểm. Đây là bất hợp lý cần được nghiên cứu để điều chỉnh, lỗi càng nặng thì điểm trừ càng nhiều. Số lỗi bị trừ 2 điểm nên là nhiều nhất. Phân bố hợp lý số điểm bị trừ theo mức độ tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông của hành vi vi phạm. Giảm thiểu số lỗi bị trừ 12 điểm, vì trừ 12 điểm tương tự như thu hồi GPLX có thời hạn.

Trong khi đó, đối với lái xe kinh doanh vận tải, mức trừ điểm thấp nhất 8 điểm đang được đánh giá là quá cao vì nếu trong 12 tháng vi phạm thêm 1-2 lỗi khác dù nhỏ cũng có thể bị trừ hết điểm và tới 6 tháng sau mới được thi để phục hồi lại, có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt lái xe.

Đức Mạnh
Hà Nội: Hơn 40 cầu chưa đủ điều kiện lưu thông
Do ảnh hưởng của bão số 3, đến nay Hà Nội vẫn còn hơn 40 cây cầu bị ngập, không đủ điều kiện an toàn khai thác.

Quảng Bình: Tóm gọn đối tượng mang theo súng để chuyển ma tuý
Ngày 15/9, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Bình, cho biết vừa chủ trì phối hợp các đơn vị nghiệp vụ bắt quả tang hai đối tượng mang súng quân dụng vận chuyển 26kg ma túy.

Dừng phân luồng, điều tiết giao thông qua cầu Hồ
Khu Quản lý Đường bộ I (Cục Đường bộ Việt Nam) vừa quyết định dừng thực hiện phân luồng, điều tiết giao thông qua cầu Hồ Km12+963 QL.38, tỉnh Bắc Ninh.

TT.Huế: Đánh giá mức an toàn các cây cầu
Ngày 13/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Khu Quản lý Đường bộ II tổ chức kiểm tra tổng thể mố trụ các cầu trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo an toàn cho các cầu, giao thông, người và phương tiện lưu thông trước mùa mưa bão.

Dỡ lệnh cấm qua cầu Long Biên, cầu Đuống
Từ 15h chiều ngày 13/9, người và phương tiện đã có thể lưu thông trở lại bình thường trên cầu Long Biên và cầu Đuống sau khi Hà Nội khôi phục lại phương án tổ chức giao thông khi nước sông rút.

Quảng Bình: Công an TP. Đồng Hới tăng cường kiểm tra xe tự lắp ráp
Trước thực trạng nhiều xe ba bánh, bốn bánh tự sản xuất lắp ráp, không bảo đảm an toàn, được sử dụng để chở hàng hóa cồng kềnh tham gia giao thông, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, Công an TP. Đồng Hới đã tăng cường kiểm tra, xử lý.

TP.HCM kiểm tra cầu Sài Gòn, Bình Triệu 1 và Tân Thuận 1
Để tránh sự cố sập cầu, hầm đường bộ, Sở GTVT TP.HCM vừa đề nghị các đơn vị liên quan kiểm tra toàn bộ các công trình trong mùa mưa bão. Đặc biệt với các cầu sắt cũ, lâu năm như cầu Tân Thuận 1, cầu Sài Gòn, cầu Bình Triệu 1, cầu Bình Phước 1, cầu Vàm Sát (cũ)…