Chuyên mục


Trái phiếu doanh nghiệp "bỏ trốn"

13/09/2022 10:17 (GMT +7)

Trong tháng 8 vừa qua, thị trường trái phiếu chứng kiến sự sụt giảm rõ rệt trong khối lượng phát hành. Giá trị phát hành trong tháng đạt 9.400 tỷ đồng, giảm lần lượt 84% so với cùng kỳ năm 2021 và 58% so với tháng trước đó.

Trong tháng 8 vừa qua, thị trường trái phiếu chứng kiến sự sụt giảm rõ rệt trong khối lượng phát hành. Cụ thể, giá trị phát hành trong tháng đạt 9.400 tỷ đồng, giảm lần lượt 84% so với cùng kỳ năm ngoái và 58% so với tháng trước đó. Đây cũng là tháng phát hành thấp nhất cả năm trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và còn thấp hơn cả tháng 2, thời điểm Tết vốn có tính chu kỳ với khối lượng thấp.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự cẩn trọng và chờ đợi các chính sách mới từ cả phía nhà đầu tư lẫn nhà phát hành. Trong khi nhà phát hành chờ đợi những thay đổi về chính sách để có phương án phù hợp, nhà đầu tư cá nhân cũng không mấy mặn mà với các lô trái phiếu đang được chào bán bởi chưa thể nắm rõ các quy định và hướng dẫn trong trường hợp như nếu không được xác định là nhà đầu tư chuyên nghiệp thì có được giao dịch thứ cấp với trái phiếu đang nắm giữ hay không.

Nguyên nhân chủ yếu là do sự cẩn trọng và chờ đợi các chính sách mới từ cả phía nhà đầu tư lẫn nhà phát hành

Nguyên nhân chủ yếu là do sự cẩn trọng và chờ đợi các chính sách mới từ cả phía nhà đầu tư lẫn nhà phát hành

Theo đó, chỉ có 19 đợt phát hành trong tháng 8, chưa tính đến 3 lô trái phiếu phát hành không thành công của Agribank. Các lô trái phiếu trên ngoài việc có thể do lãi suất chào bán thấp và chưa hấp dẫn, các nhà đầu tư chủ yếu là các ngân hàng khác cũng không thực sự có nhu cầu mua trái phiếu doanh nghiệp khi đã đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định tại Thông tư 08 và tuân thủ Thông tư 16 về tín dụng trái phiếu doanh nghiệp của Ngân hàng Nhà nước, cũng như chờ đợi việc nới room tín dụng để có thể giải ngân cho vay trong những tháng cuối năm.

Về cơ cấu phát hành trong tháng 8, hoạt động phát hành của các tổ chức tín dụng tiếp tục dẫn đầu thị trường với tổng cộng 15 đợt phát hành, đạt quy mô là 7.240 tỷ đồng, chiếm 77% thị trường sơ cấp. Số liệu của tổ chức tín dụng có sự sụt giảm đáng kể cả về tỷ trọng phát hành lẫn giá trị phát hành, giảm lần lượt 12% và gần 3 lần so với tháng trước.

Nhóm ngành bất động sản cho thấy diễn biến tích cực khi giá trị phát hành tăng gấp 4,3 lần so với tháng trước, trong đó có 56% thuộc về CTCP Fuji Nutri Food với lô trái phiếu 1.000 tỷ đồng đáo hạn vào 12/8/2023. Các thông tin cụ thể về mục đích sử dụng vốn, tài sản đảm bảo và lãi suất trái phiếu không được công bố.

Nếu như ngành Thương mại và Dịch vụ đứng thứ 2 về số lượng phát hành của tháng trước thì trong tháng 8 lại không có lô phát hành nào mới. Thay vào đó, lĩnh vực Kinh doanh chứng khoán ghi nhận thêm 1 lô trái phiếu doanh nghiệp trị giá 300 tỷ đồng, kỳ hạn 1 năm đến từ công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC). Đợt phát hành này thuộc phương án phát hành riêng lẻ 1.200 tỷ đồng trái phiếu của VDSC nhằm phục vụ cho các hoạt động giao dịch ký quỹ, tự doanh/bảo lãnh phát hành, tham gia hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất nắm giữ đến đáo hạn là 9,3%/năm, nếu mua lại trước hạn thì lãi suất không quá 8,6%/năm.

Các đợt phát hành lớn nhất của tháng 8/2022 được ghi nhận là Vietcombank với giá trị trái phiếu doanh nghiệp đạt 1.500 tỷ đồng; CTCP Fuji Nutri Food; HDBank với giá trị phát hành cùng đạt 1.000 tỷ đồng.

Bốn điểm nhấn cần lưu ý trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 8: 

Thứ nhất, hoạt động phát hành trong tháng hiện đang rất ảm đạm và chỉ còn hoạt động chủ yếu của các ngân hàng. Các lô trái phiếu ngân hàng có kỳ hạn trải rộng, trong đó có ngắn hạn (1 năm) của ACB, trung hạn (3 năm) của Sacombank và MB, cho đến dài hạn (hơn 7 năm) của các Viet Capital Bank, Vietcombank, VietinBank… cho thấy nhu cầu vốn vẫn đa dạng mặc dù gặp nhiều hạn chế trước thời điểm nới hạn mức (room) tín dụng. Với việc nới room trong tháng 9, hoạt động phát hành từ các ngân hàng sẽ nhanh chóng sôi động trở lại trong những tháng cuối năm.

Thứ hai, doanh nghiệp bất động sản có hồ sơ tín dụng tốt và minh bạch vẫn huy động được trái phiếu. Một đại diện doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán là Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) cũng đã thành công trong hoạt động huy động trái phiếu doanh nghiệp 800 tỷ đồng có kỳ hạn 3 năm và lãi suất cố định 12%/năm. Mục đích huy động của Khang Điền nhằm tăng vốn điều lệ cho công ty TNHH Tư vấn Quốc tế, qua đó góp vốn vào công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Trưng, đơn vị sở hữu dự án Clarita Khang Điền Bình Trưng. Dự án này dự kiến mở bán vào cuối năm nay và trong năm 2023, có quy mô 5,8 ha và hiện đang chờ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một đơn vị trong ngành bất động sản khác là CTCP Fuji Nutri Food ghi nhận khối lượng phát hành đột biến trong tháng. Mặc dù thông tin về mục đích sử dụng vốn không được công bố, nguồn vốn lớn huy động trong kỳ hạn ngắn (1 năm) có thể được sử dụng cho các hoạt động triển khai dự án. Các doanh nghiệp có rủi ro pháp lý dự án thấp, với dự án chuẩn bị hoàn thành và mở bán cùng sự tham gia của các đối tác nước ngoài và vị trí mở bán hấp dẫn vẫn có nhiều cơ hội và động lực để thu hút nguồn vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, theo quan điểm của FiinRatings.

Thứ ba, ngành nghề kinh doanh chính của tổ chức phát hành là xây dựng nhưng trái phiếu chủ yếu phục vụ dự án bất động sản. Cụ thể, một điểm đáng lưu ý trong thời gian qua là một số doanh nghiệp có tên trong ngành xây dựng bao gồm công ty Đầu tư Xây dựng Trường Khải, công ty Xây dựng Minh Trường Phú và công ty Xây dựng Kiến Hưng Thịnh nhưng về bản chất là các doanh nghiệp bất động sản và mục đích của trái phiếu phát hành nhằm phục vụ trực tiếp vào việc phát triển các dự án bất động sản, trong đó các tổ chức tín dụng là bên mua và/ hoặc quản lý tài sản đảm bảo.

Đây là điểm quan trọng nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp cần quan tâm khi được các tổ chức phân phối thứ cấp ra thì trường thì cần đánh giá doanh nghiệp phát hành này và các rủi ro của dự án một cách kỹ lưỡng, nhất là trong bối cảnh thông tin về các tổ chức phát hành và mục đích sử dụng vốn không được công bố rõ ràng.

Thứ tư, là vấn đề chậm trả lãi và gốc của một số tổ chức phát hành. Áp lực đáo hạn của các doanh nghiệp đang tăng cao trong thời gian qua trong bối cảnh nhiều “sóng gió” của ngành bất động sản, đã làm cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đáp ứng nghĩa vụ nợ vay.

Hãng xếp hạng tín nhiệm này cho rằng điều này có thể sẽ còn xảy ra với một số trường hợp khác khi mà phần đông tổ chức phát hành trong 2-3 năm trước là các doanh nghiệp chưa niêm yết bao gồm công ty dự án có sức khỏe tài chính yếu, chưa có lịch sử kinh doanh và dòng tiền ổn định. Do đó, hồ sơ tín dụng chưa được tốt hoặc chưa đáp ứng tiêu chí vay tín dụng ngân hàng hoặc huy động nguồn vốn khác trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên, nên nhìn nhận vấn đề này một cách thực tế và công bằng, bởi các trường hợp này được gọi là “vỡ nợ” nhưng thực sự cũng tương tự như nợ xấu nhóm 3 của các ngân hàng thương mại. Ở Trung Quốc, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có quy mô gần 7,8 nghìn tỷ USD và tương đương gần 44% GDP và tỷ lệ nợ có vấn đề ở mức 1,4% trên tổng quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ xấu trái phiếu doanh nghiệp này là không quá lớn nhưng nếu chỉ tính nhóm trái phiếu có tính đầu cơ thì tỷ lệ có vấn đề đã tăng lên 28,6% vào năm 2021 và được Goldman Sachs dự báo sẽ tăng lên 31,6% vào cuối năm 2022 sau những biện pháp cứng rắn của Chính phủ Trung Quốc trong 2 năm qua.

Nhìn sang Thái Lan, tỷ lệ vỡ nợ cũng ở mức 1,07% vào năm 2020 và riêng các trái phiếu có tính đầu cơ có mức xếp hạng tín nhiệm ở mức BB trở xuống cũng lên đến 9,01% sau khoảng thời gian 1 năm.

Do đó, thị trường cần một hệ thống định nghĩa lại về vấn đề này để nhà đầu tư nắm rõ thực tế thực trạng chất lượng tín dụng trái phiếu doanh nghiệp và có các biện pháp rủi ro cần thiết nhưng thị trường vẫn vận hành ổn định và phát triển bình thường.

Nhóm chuyên gia FiinRatings
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh?
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Vũng Tàu: Hơn 1.200 tỷ xây cầu nối thành phố và huyện lân cận
Cầu Cỏ May 3 bắc qua sông Cỏ May, thiết kế hình cánh diều dài hơn 500 m kết nối huyện Long Điền và thành phố Vũng Tàu dự kiến khởi công trong quý IV/2024, với kinh phí xây dựng hơn 1.200 tỷ đồng.

PV Drilling: Lợi nhuận ước tăng 230%
Trong quý I/2024, Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, mã: PVD) ước đạt gần 1.700 tỷ đồng doanh thu và trên 200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng trên 35% và trên 230% so với cùng kỳ.

Sáng 19/4, giá vàng tăng mạnh
Ngay sau ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC vượt mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 76,6 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 - 670.000 đồng/lượng chiều bán ra. Trong khi đó, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.408 USD/ounce, tăng mạnh 42 USD/ounce so với cùng thời điểm sáng hôm qua.

Bắc Giang “cứ điểm” ngành công nghiệp chất bán dẫn
Bắc Giang đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, để khai thác tối đa tiềm năng này cần tập trung vào việc xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao.

Vietjet tung nhiều ưu đãi chặng bay đến Australia
Từ nay đến 30/04/2024, Vietjet dành tặng tín đồ du lịch chuỗi khuyến mãi đặc biệt để trải nghiệm mùa thu vàng khắp Australia.