Chuyên mục


TP.HCM phát văn bản khẩn vì sụt lún

27/08/2022 10:07 (GMT +7)

Tính trung bình mỗi năm thành phố này bị sụt lún từ 2 đến 6 cm và lũy kế từ năm 1990 đến nay bị sụt lún khoảng 1 mét. Ủy ban nhân dân TP.HCM đã ra văn bản khẩn bàn chuyện hợp tác với Nhật Bản nhằm chống lún…

"Báo cáo khảo sát đã chỉ ra rằng, tình trạng sụt lún nền đã và đang xảy ra trên địa bàn TP.HCM với độ sụt lún bình quân hàng năm khoảng 2cm/năm", văn bản do ông Trần Văn Bảy, Phó giám đốc Sở TN&MT TP.HCM ký gửi UBND TP nêu rõ về báo cáo của JICA.

Một con hẻm tiếp giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) bị sụt lún

Một con hẻm tiếp giáp đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) bị sụt lún

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa có báo cáo kết quả khảo sát liên quan đến tình trạng sụt lún và các giải pháp ứng phó với sụt lún tại TP.HCM. Theo đó, TP.HCM hiện đang tiếp tục sụt lún trung bình mỗi năm 2 cm, thậm chí có nơi đến 6 cm. Cá biệt một số khu vực, trong vòng 12 năm từ 2005 đến 2017 đã sụt lún 23 cm, có nơi đến 81 cm.

Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Miền Nam (DWRPIS) thuộc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, đã tiến hành khảo sát, quan trắc liên tục tại các khu vực, địa điểm nói trên trong khoảng thời gian 2005, 2014, 2015 và 2017… Công tác quan trắc được thực hiện bằng thủy chuẩn tại 19 điểm tham chiếu quốc gia có vị trí rải rác khắp TP.HCM. Trong đó, 10 quận có mức độ sụt lún đáng kể, gồm các quận: 2, 7, 8, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Bình Tân, và Thủ Đức. Riêng quận Tân Bình và quận 12 được ghi nhận có mức sụt lún nền lớn nhất.

Mức độ sụt lún ở TP.HCM được ước tính bằng cách sử dụng kết quả nghiên cứu của DWRPIS trong hơn 30 năm từ 1999 - 2020 cho thấy giá trị sụt lún bình quân năm cao nhất ở mức khoảng 6 cm/năm. Tại điểm có độ lún lớn nhất, tốc độ lún có thể tương tự như ở Jakarta (Pluit).

Dù đã triển khai các giải pháp quan trắc và chống sụt lún, TPHCM vẫn phải đối mặt với ngập lụt thường xuyên

Dù đã triển khai các giải pháp quan trắc và chống sụt lún, TPHCM vẫn phải đối mặt với ngập lụt thường xuyên

Khảo sát của JICA được thực hiện qua việc tiến hành phỏng vấn Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (VIGMR), Viện Tài nguyên Nước (WRI); Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (SIWRR) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO)… cho kết quả như sau: Tình trạng sụt lún nền đất ở TP.HCM diễn ra liên tục từ năm 1990 đến nay, với độ lún tích lũy ước tính khoảng 100 cm.

Tốc độ lún hiện nay tại Thành phố đông dân nhất nước vào khoảng 2 - 5 cm/năm. Những khu vực tập trung như các công trình thương mại, tốc độ lún cao hơn, khoảng 7 - 8 cm/năm. Tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng 2 lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm).

JICA khuyến cáo, sụt lún được coi là vấn đề nghiêm trọng hơn, cần phải xem xét các giải pháp ứng phó ngay để kiểm soát tình trạng sụt lún nền tại TP.HCM. Các giải pháp ứng phó này cần được thực hiện trong thời gian dài và cần thực hiện chuyển giao công nghệ. Cũng theo JICA, một trong những kế hoạch hàng đầu liên quan đến sụt lún nền đất ở TP.HCM là kế hoạch kiểm soát khai thác nước ngầm quá mức, được coi là một trong những nguyên nhân gây sụt lún nền.

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay ở TP.HCM, lượng nước ngầm khai thác bình quân hàng ngày để sử dụng cho công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, và các mục đích sử dụng khác là hơn 577.000 m3/ngày, gồm cả lượng nước khai thác từ các giếng chưa đăng ký.

Trước tình trạng báo dộng về tình trạng sụt lún này, Ủy ban nhân dân TP.HCM ngày 24/8/2022 đã có văn bản khẩn gửi các sở, ngành liên quan. Theo đó, Ủy ban nhân dân Thành phố chấp thuận đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường giao Sở này chủ trì, cùng với Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - trúc phối hợp với các chuyên gia của JICA xây dựng văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng chống sụt lún nền tại TP.HCM và hoàn thành văn kiện này trong quý IV-2022.

Mỹ Diệu
Quảng Bình đẩy mạnh công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 1040/SGTVT-KCHT về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHT GTĐB) trên địa bàn toàn tỉnh.

Quảng Ninh: Thi công ẩu tại Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334
Cán bộ đang phụ trách thi công Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334, qua xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết: "Trong lúc thi công không tránh được thiếu sót, hôm nay xe tưới nước đường bị hỏng nên mong các anh thông cảm"... Thế nhưng, người dân địa phương lại gánh ô nhiễm hết ngày này qua ngày khác.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa làm việc với UBND TP.Hà Nội về chuyên đề giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Chiều 15/4, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Xuất hiện hố sụt có vị trí tương ứng tọa độ sạt lở trong hầm Bãi Gió
Cơ quan chức năng vừa phát hiện xuất hiện một hố sụt diện tích khoảng (2x2m) có vị trí tương ứng với tọa độ vị trí sụt lún trong hầm đường sắt bên dưới. Các phương án phân luồng giao thông trên quốc lộ 1 cũng đã được triển khai.

Khởi công đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn
Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn với chiều dài gần 29km, tổng mức đầu tư khoảng 1.665 tỷ đồng dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào dịp 30/4 - 1/5 tới đây.

Thông xe đường kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang
Sau gần 1 năm thi công, ngày 13/4 đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang có chiều dài 4,2km gồm 1 tuyến chính và 2 tuyến nhánh với tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng chính thức thông xe kỹ thuật.