Chuyên mục


Tiềm năng phát triển du lịch sông nước tại Tp.HCM

09/08/2023 10:50 (GMT +7)

Lễ hội Sông nước TP.HCM lần thứ nhất mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch với du khách trong nước và quốc tế.

Đây là sự kiện kết nối hành trình trải nghiệm trên sông và các tour, tuyến từ TP.HCM đến các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ, tạo nên những mô hình kinh tế du lịch đa dạng và phát triển.

Các sản phẩm du lịch đường thuỷ của TP.HCM cung cấp trải nghiệm về cảnh quan, kiến trúc, văn hóa, lịch sử và các hệ sinh thái điển hình lưu vực mỗi con sông

Các sản phẩm du lịch đường thuỷ của TP.HCM cung cấp trải nghiệm về cảnh quan, kiến trúc, văn hóa, lịch sử và các hệ sinh thái điển hình lưu vực mỗi con sông

Tại sự kiện này, 5 tour du lịch đường sông mới được Sở Du lịch TP.HCM giới thiệu gồm tuyến du lịch nội đô Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tuyến Bình Quới, tuyến du lịch Củ Chi, Cần Giờ (xuất phát từ Bến Bạch Đằng), tuyến kết nối đến các tỉnh Đông Nam bộ, miền Tây hay sang Campuchia.

Các sản phẩm du lịch đường thuỷ của TP.HCM cung cấp trải nghiệm về cảnh quan, kiến trúc, văn hóa, lịch sử và các hệ sinh thái điển hình lưu vực một số con sông lớn là sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu và Phú Quốc - đảo ven bờ lớn nhất Việt Nam.

Một số công ty du lịch tại TP.HCM cho biết, hiện các tour du ngoạn sông Sài Gòn hiện có xu hướng tăng khá tốt, tiềm năng hút cả khách nội địa và quốc tế, đem lại kỳ vọng về doanh thu cho các doanh nghiệp. Mỗi tháng, trung bình một doanh nghiệp lữ hành có thể đón khoảng 3 - 4 đoàn từ 5 - 20 khách từ các thị trường Âu, Mỹ, Australia và khách du lịch nội địa. Thời gian tham quan thường kéo dài từ nửa ngày đến một ngày.

Với lợi thế sở hữu đường bờ biển dài 23 km cùng mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc có mật độ lên tới 3,38 km/km2 và 80 km sông Sài Gòn chảy qua, ngành du lịch và ngành giao thông vận tải thành phố có thể phối hợp tổ chức nhiều tuyến du thuyền nội đô, tuyến tầm ngắn, tầm trung bằng buýt sông, tàu cao tốc. Ngành du lịch TP.HCM hiện đang đẩy mạnh phát triển nhiều hoạt động du lịch ven sông, định hướng thành đô thị sông nước giàu bản sắc. Lễ hội sông nước lần đầu tiên được tổ chức trên sông Sài Gòn đã đánh dấu bước chuyển mình cho quá trình này.

Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở du lịch TP.HCM cho biết trên địa bàn thành phố có 20 tour tuyến du lịch đang được khai thác trên sông. Tầm ngắn là hoạt động du lịch từ các bến trung tâm thành phố như bến Bạch Đằng, quận 1, bến Bình Quới, quận Bình Thạnh, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Tuyến tầm trung là các tàu đi từ trung tâm thành phố đến Củ Chi, Cần Giờ. Tuyến tầm xa đang liên kết với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và sang Phnom Penh, Campuchia.

Điểm nhấn của lễ hội lần này là chương trình nghệ thuật 'Dòng sông kể chuyện' sẽ tái hiện lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP HCM

Điểm nhấn của lễ hội lần này là chương trình nghệ thuật "Dòng sông kể chuyện" sẽ tái hiện lịch sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định - TP HCM

Từ nay đến năm 2025, Sở du lịch sẽ cùng Sở giao thông vận tải TP.HCM triển khai phát triển thêm ít nhất 10 tour tuyến. Trước mắt thành phố làm mới về dịch vụ, điểm đến trên các tuyến đang khai thác. Bà Hoa đưa ví dụ khu đô thị Vạn Phúc, TP Thủ Đức, nằm trên tuyến tầm ngắn, trong khi tầm trung sẽ ra mắt các sản phẩm nhạc nước phục vụ du khách. Khu du lịch Bình Quới, Thanh Đa, quận Bình Thạnh thuộc trung tâm thành phố sẽ thêm trải nghiệm như đi xe đạp quanh bán đảo, làm mới dịch vụ ẩm thực. Tuyến đi Củ Chi sẽ khai thác các điểm đến trên địa bàn quận 12, Hóc Môn.

Các cầu cảng 2, 3, 4 và cầu cảng B của cảng Ba Son, quận 1 được dự kiến khai thác trong thời gian tới, thêm tàu nhà hàng, tàu lưu trú trên sông. Sở du lịch cũng đang xin chủ trương cấp phép vị trí neo đậu trên sông Sài Gòn, đưa vào sử dụng 12 vị trí neo đậu ở cảng Cần Giờ để có cơ sở phát triển thêm tàu lưu trú, tàu dịch vụ trên sông theo hướng tuyến này. Cụm khu vực quận 7, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, cũng sẽ có thêm hướng tuyến mới từ Nhà Bè đi Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, kết hợp du lịch đường bộ và đường sông. Tuyến tàu cao tốc từ TP.HCM đi Côn Đảo cũng sẽ sớm được đưa vào khai thác…

Từ đề án phát triển kinh tế dịch vụ ven sông này, cảnh quan hai bên bờ sẽ được cải thiện, các hoạt động kinh tế dịch vụ được làm mới. Sông Sài Gòn sẽ thành biểu tượng văn hóa, điểm nhấn kinh tế TP.HCM.

Tâm Đan
Baemin rục rịch 'rút chân' khỏi Việt Nam
Baemin Việt Nam, một liên doanh giữa Delivery Hero và Woowa Brothers, đã bắt đầu thu nhỏ quy mô hoạt động tại thị trường Việt Nam và tiến hành cắt giảm nhân sự, thông tin này được công bố bởi Tech in Asia.

Khách bay hàng không tăng khoảng 20%
Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 44,1 triệu khách, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng hành khách quốc tế tăng 300,2%, đạt 11,5 triệu khách, còn khách nội địa giảm 3,6%, đạt 32,6 triệu khách.

Chuyện của Người làm vận tải khách du lịch
Hải Phòng được xác định là điểm đến quan trọng, là động lực đặc biệt để phát triển du lịch vùng Duyên hải. Người Đất Cảng đều mang trong mình tình yêu, kỳ vọng và góp sức để đưa thành phố chinh phục mục tiêu ấy. Với doanh nghiệp vận tải hành khách thì khát vọng đó thể hiện ở một góc rất riêng biệt...

Gemadept hưởng lợi nếu tăng giá bốc dỡ container?
Kết thúc quý II/2023, Gemadpt (GMD) báo lãi ròng hơn 1.646 tỷ đồng, gấp gần 6 lần so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là quý có mức lãi ròng cao nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này.

VinFast: Doanh thu quý II đạt 334,1 triệu USD
Số lượng xe ô tô điện VinFast đã bàn giao trong quý II/2023 là 9.535 xe, tăng khoảng 436% so với quý I. Số lượng xe máy điện đã bàn giao trong quý II/2023 là 10.182, tăng 4%.

Giá xăng, dầu tăng mạnh
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa công bố điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 21/9, với mức tăng mạnh cho tất cả mặt hàng mặc dù quỹ bình ổn đã được chi sử dụng.

Cao tốc Bắc - Nam qua Bình Định chậm tiến độ
Thực tế phạm vi mặt bằng có thể thi công mới được hơn 97 km, đạt gần 83%. Nguyên nhân chậm mặt bằng do chưa hoàn thành xây dựng các khu tái định cư và công tác bồi thường, thu hồi đất của các doanh nghiệp.