Chuyên mục


Thay vốn Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

13/02/2022 11:02 (GMT +7)

Trước đó, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) đã được phê duyệt theo phương thức PPP.

Bộ GTVT vừa có tờ trình số 1251/TTr – BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) để tổ chức thẩm định, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.

Đây là một trong số 3 dự án đường cao tốc do Bộ GTVT chuẩn bị đầu tư đã được Chính phủ đưa vào danh mục các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH để sớm hoàn thành đưa vào khai thác phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu vận tải cấp bách của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Phạm vi đầu tư cơ bản không thay đổi so với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 1602 ngày 23/9/2021. Dự án có điểm đầu tại Km0+000 kết nối với tuyến tránh QL1 đoạn qua TP. Biên Hòa, Đồng Nai. Điểm cuối tại Km53+700 giao với QL 56 thuộc TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hướng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Hướng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Tổng chiều dài dự án là hơn 53 km. Trong đó, đoạn qua TP Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai là 34,2 km; Thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 19,5 km.

Căn cứ nhu cầu vận tải, khả năng cân đối nguồn lực, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án (giai đoạn 1) khoảng 17.837 tỷ đồng, giảm khoảng 150 tỷ đồng so với Quyết định số 1602 do cắt giảm chi phí lãi vay (khi chuyển sang đầu tư công), cập nhật đơn giá và tiến độ thực hiện dự án. Trong đó, chi phí xây dựng, thiết bị là hơn 8.300 tỷ đồng.

Bộ kiến nghị sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản hoàn thành dự án vào năm 2025 với nhu cầu sử dụng vốn ước tính khoảng 14.270 tỷ đồng (khoảng 80% tổng mức đầu tư).

Số vốn này đã dự kiến phân bổ khoảng 5.360 tỷ đồng trong tổng số Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT đã được Quốc hội thông qua. Sử dụng khoảng 3.500 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và kiến nghị bố trí từ nguồn chưa phân bổ và nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của cả nước khoảng 5.410 tỷ đồng.

Trước đó, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1602 theo phương thức PPP. Trong đó, mức vốn của nhà nước cần tham gia hỗ trợ dự án khoảng 6.629 tỷ đồng, chiếm khoảng 33,7% tổng mức đầu tư.

Theo Bộ GTVT, các dự án đường bộ cao tốc có quy mô, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, tổng mức đầu tư lớn, thời gian chuẩn bị và hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật để khởi công dự án cần khoảng 3 năm. Thời gian thi công hoàn thành công trình tối thiểu từ 2 - 3 năm. Chính vì vậy, phần lớn các dự án đường bộ cao tốc khó có thể hoàn thành trong một kỳ trung hạn.

Trong trường hợp được áp dụng các cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022, dự án dự kiến hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trong năm 2022, hoàn thành giải phóng mặt bằng trong năm 2023, khởi công đầu năm 2023 và cơ bản hoàn thành vào năm 2025.

Bộ dự kiến chia Dự án thành 3 dự án thành phần, được chuẩn bị và triển khai đầu tư cùng thời điểm, cùng được bố trí vốn để triển khai theo kế hoạch nên sẽ hoàn thành và khai thác đồng bộ toàn tuyến. 

Trong đó, Dự án thành phần 1 (Km0 - Km16) với chiều dài khoảng 16 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dự án thành phần 2 (Km16 - Km34+200) với chiều dài khoảng 18,2 km (kết nối với đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và tuyến kết nối cảng hàng không quốc tế Long Thành) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dự án thành phần 3 (Km34+200 - Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Kim Khánh
Năm 2027 là thời điểm thích hợp để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án.

Rà soát các dự án giao thông chậm tiến độ, dừng thi công
Đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tồn đọng, dừng thi công, chậm tiến độ, Bộ GTVT yêu cầu khẩn trương xây dựng kế hoạch biện pháp xử lý.

Dừng thu phí BOT trong trường hợp nào?
Trạm thu phí BOT phải dừng thu phí nếu chất lượng bảo trì đường không tốt và bị cơ quan chức năng có thẩm quyền ra văn bản nhắc nhở hai lần kèm theo thời hạn khắc phục; khi để xảy ra các tình huống có nguy cơ mất an toàn giao thông...

Xe buýt 4 cửa như “hàng không” giúp tối ưu hiệu quả nhờ không gian riêng
Thực tế là xe buýt 4 cửa lâu nay vẫn được sử dụng đưa đón khách tại một số cảng hàng không, từ nhà ga ra tàu bay. Nó đã cho thấy khả năng lên xuống linh hoạt, tiếp nhận hoặc giải tỏa khách nhanh chóng, không bị gò bó về hướng đỗ xe.

Khởi công xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) vừa kết hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Lễ khởi công Dự án “Xây dựng nhà ga hàng hóa - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Cát Bi".

Bắc Ninh: Xây dựng hệ thống chợ dân sinh phù hợp với sự phát triển đô thị
Ngày 16/11, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình gặp mặt Doanh nhân chuyên đề tháng 11 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát triển và quản lý chợ với thông điệp “Chia sẻ thông tin – cùng doanh nghiệp phát triển”.

Tổng bí thư Tô Lâm: Hải Phòng phát huy lợi thế 'cửa chính ra biển' cả miền Bắc
Tổng bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương vừa có chuyến thăm, làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng; thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.