Chuyên mục


Tạo động lực cho phát triển du lịch Thủ đô

18/12/2023 12:29 (GMT +7)

Năm 2023, ngành Du lịch Thủ đô có sự phục hồi ấn tượng và đạt được nhiều kết quả rất tích cực. Nhân dịp chuẩn bị kết thúc năm 2023, Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc phỏng vấn bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội về vấn đề này.

Thưa bà, chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc năm 2023. Sau những nỗ lực của ngành Du lịch Hà Nội trong việc khôi phục hoạt động du lịch, thu hút khách, thì hoạt động du lịch Thủ đô năm nay đã đạt được những kết quả khả quan. Xin bà cho biết cụ thể hơn về kết quả này?

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang

Bà Đặng Hương Giang: Năm 2023, ngành Du lịch Thủ đô có sự phục hồi ấn tượng và đạt được nhiều kết quả rất tích cực sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Khách du lịch có sự tăng trưởng cao, sản phẩm ngày càng đa dạng hóa, hình ảnh du lịch ngày càng được khẳng định. Đặc biệt, Hà Nội liên tiếp được các tổ chức du lịch, trang du lịch uy tín thế giới vinh danh.

Phải khẳng định rằng, năm 2023, thông qua việc triển khai quyết liệt các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phục hồi và phát triển du lịch, ngành Du lịch Hà Nội đã có sự phục hồi mạnh,  ấn tượng. Tất cả các chỉ tiêu phát triển của ngành đều có mức tăng trưởng cao so với năm 2022 và vượt so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, ước thực hiện năm 2023 tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 24 triệu lượt khách, tăng 27% so với năm 2022 (tương đương 83% kết quả năm 2019); trong đó gồm 4 triệu lượt khách quốc tế (có 2,82 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng 226,7% so với năm 2022 (tương đương 57% kết quả năm 2019) và 20 triệu lượt khách nội địa, tăng 16,3% so với năm 2022 (tương đương 91% kết quả năm 2019). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 87,65 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5% so với năm 2022 (tương đương 84,4% kết quả năm 2019).

Thương hiệu du lịch Thủ đô Hà Nội không ngừng được củng cố và nâng cao trên bản đồ du lịch quốc tế. Hà Nội vinh dự được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới trao các giải thưởng: "Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày", "Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á"," Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày" và "Cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu châu Á". Hà Nội còn vinh dự được nhận giải thưởng "Điểm đến thành phố golf tốt nhất thế giới năm 2023"… Các giải thưởng đã khẳng định Thủ đô Hà Nội là điểm đến du lịch độc đáo, hấp dẫn, đặc sắc, an toàn và chất lượng.

Ngoài ra, năm 2023 cũng là năm Hà Nội có đại diện nhà hàng được gắn sao Michelin - Giải thưởng danh giá trong làng ẩm thực Thế giới: 48/103 nhà hàng được Michelin Guide tuyển chọn, trong đó 3 nhà hàng được công nhận 1 sao Michelin.

Việc làm mới những sản phẩm hiện có, ra mắt những sản phẩm du lịch mới sẽ làm gia tăng trải nghiệm cho du khách ở Hà Nội

Việc làm mới những sản phẩm hiện có, ra mắt những sản phẩm du lịch mới sẽ làm gia tăng trải nghiệm cho du khách ở Hà Nội

Xin bà cho biết, trong năm qua ngành Du lịch đã tạo được bước chuyển như nào trong xây dựng sản phẩm mới?

Bà Đặng Hương Giang: Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch cả về tự nhiên và văn hóa hết sức phong phú, đa dạng, có giá trị đặc biệt. Có thể nói, Thủ đô Hà Nội có đầy đủ tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch, từ du lịch văn hóa - di sản, du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái.

Trong bối cảnh hiện nay, sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, xu hướng, nhu cầu du lịch của du khách trong nước và quốc tế có sự thay đổi lớn. Du khách có nhu cầu đi du lịch theo nhóm nhỏ, được tham gia các sản phẩm du lịch mang tính trải nghiệm cao, có nội dung văn hóa đặc sắc, các sản phẩm được yêu cầu phải an toàn, thân thiện với môi trường... Nắm bắt những xu hướng đó, thời gian qua, Sở Du lịch đã chỉ đạo, định hướng, hỗ trợ các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch có bước chuyển lớn trong xây dựng các sản phẩm du lịch.

Bên cạnh các sản phẩm du lịch truyền thống tại các điểm đến di sản văn hóa nổi bật như: Hoàng thành Thăng Long, khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu phố cổ- hồ Hoàn Kiếm, Đền Sóc, làng gốm sứ Bát Tràng... thì ngành Du lịch Thủ đô đã và đang phát triển các nhóm sản phẩm du lịch mới phục vụ đa dạng nhu cầu của từng nhóm khách du lịch như: (1) Ra mắt 15 sản phẩm du lịch đêm, bao gồm các tour du lịch đặc sắc: Chương trình biểu diễn thực cảnh "Tinh hoa Bắc Bộ", tour tham quan Hỏa Lò về đêm, các không gian đi bộ, tour "Giải mã Hoàng thành Thăng Long", đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám "Tinh hoa đạo học"… (2) Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng kết hợp du lịch sinh thái, trải nghiệm tại huyện Ba Vì, (3) Phát triển tour du lịch golf kết hợp du lịch văn hóa tại Sơn Tây, (4) Phát triển các sản phẩm du lịch thể thao: Tour khám phá Hà Nội bằng xe đạp "VGreen bike tour", các tour leo núi, chạy bộ tại khu vực huyện Sóc Sơn... (5) Mở rộng các tuyến du lịch xe bus du lịch kết nối trung tâm Hà Nội với Hồ Tây, Làng gốm sứ Bát Tràng,...

Việc làm mới những sản phẩm hiện có, ra mắt những sản phẩm du lịch mới sẽ làm gia tăng trải nghiệm cho du khách, làm phong phú, đa dạng hơn các sản phẩm du lịch đêm của Hà Nội.

Kế hoạch năm 2024, ngành Du lịch Hà Nội phấn đấu đón lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt khoảng 26,5 triệu lượt khách

Kế hoạch năm 2024, ngành Du lịch Hà Nội phấn đấu đón lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt khoảng 26,5 triệu lượt khách

Công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch rất quan trọng trong hoạt động du lịch. Thời gian qua, ngành Du lịch Hà Nội sẽ triển khai như nào, thưa bà?

Bà Đặng Hương Giang: Để đưa hình ảnh du lịch Hà Nội đến gần với với du khách trong và ngoài nước, đặc biệt đối với thị trường khách trọng điểm, công tác tuyên truyền, quảng bá của ngành Du lịch Hà Nội được quan tâm trong thời gian qua. Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục triển khai đa dạng các hình thức truyền thông trên các kênh truyền thông, truyên hình quốc gia, Hà Nội, các cơ quan truyền thông khác và các nền tảng số, trang website, nền tảng xã hội (Youtube, Facebook, Tiktok…) cùng các hình thức tuyên truyền quảng bá khác phù hợp trên không gian mạng. Sở cũng thực hiện sản xuất clip, biên tập, dịch bài thuyết minh các điểm đến du lịch trên địa bàn được chuẩn hóa sáng 5 ngôn ngữ: Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong năm qua, Sở Du lịch cũng tổ chức thiết kế, sản xuất sản phẩm quà tặng, bộ nhận diện du lịch, ấn phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm nét văn hóa Thủ đô, phục vụ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và phục vụ khách du lịch tại các khu, điểm tham quan du lịch.

Đồng thời, Sở cũng cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu về du lịch Hà Nội để cung cấp thông tin cho du khách, tăng cường và liên kết giữa khách du lịch – các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch - cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

Trong năm 2024, ngành du lịch Thủ đô đề ra mục tiêu gì trong phát triển du lịch và để tạo sự bứt phá trong phát triển du lịch, ngành cần thực hiện những giải pháp gì, thưa bà?

Bà Đặng Hương Giang: Kế hoạch năm 2024, ngành Du lịch Hà Nội phấn đấu đón lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt khoảng 26,5 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với ước năm 2023, trong đó gồm: 5 triệu lượt khách quốc tế (3,2 triệu khách quốc tế có lưu trú, tăng 25% so với ước thực hiện năm 2023 và 21,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 7,5% so so với ước thực hiện năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99,77 nghìn tỷ đồng, tăng 13,8% so với ước thực hiện năm 2023.

Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh công tác công tác chỉ đạo điều hành của cơ quan quản lý du lịch, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành đầy đủ nội dung, xâu chuỗi và tích hợp quay hoạch cụm du lịch trọng điểm, mạng lưới các điểm đến du lịch trọng điểm gắn với quy hoạch chung của Thủ đô. 

Sở cũng xây dựng, triển khai đề án phát triển sản phẩm du lịch đường sông kết nối các điểm đến du lịch học khu vực sông Hồng, hoàn thành tuyến du lịch Chương Dương Độ - Bát Tràng - đền thờ Chử Đồng Tử, tiến tới mở rộng tuyến du lịch từ bến Chương Dương Độ đi khu vực Sơn Tây, Ba Vì. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu xây dựng đề án sáng tạo và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn, đặc trưng của Thủ đô.

Đối với công tác phát triển sản phẩm du lịch, Sở Du lịch Hà Nội hỗ trợ, chỉ đạo các đơn vị quản lý điểm đến di sản, di tích văn hóa đầu tư, nghiên cứu xây dựng các tour, sản phẩm du lịch văn hóa trải ngiệm gắn với du lịch đêm trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa truyền thống. Sở phối hợp với các cơ quan liên quan và các huyện ngoại thành xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch trải nghiệm mới gắn với di sản, di tích, làng nghề theo tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên; tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức; tuyến Trung tâm Hà Nội - Sơn Tây - Ba Vì. Đồng thời, tổ chức một số chương trình, nội dung, hình thức nhằm tiếp tục đẩy mạnh, phát triển các sản phẩm du lịch đường sông kết nối với các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống… Những khu vực có tiềm năng, thế mạnh sẽ được tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch mới như: du lịch đêm tại quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ, du lịch sông Hồng, du lịch bay trực thăng, bay khinh khí cầu…

Thành phố Hà Nội sẽ chủ động xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch tại cá thị trường trong nước và quốc tế từ đầu năm, theo hướng chuyên nghiệp, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo dựng hình ảnh điểm đến Hà Nội có chất lượng cao. Năm 2024, ngành Du lịch Thủ đô xác định công tác xúc tiến du lịch tập trung thu hút các thị trường khách quốc tế trọng điểm gần như: Đông Bắc Á, ASEAN, Ấn Độ và tổ chức xúc tiến tại cá thị trường trọng điểm xa nếu đủ điều kiện như: Đông Âu, EU, Úc, Mỹ… Cùng với việc tham gia các hội chợ du lịch quốc tế, ngành Du lịch Thủ đô cũng phối hợp với các hãng hàng không tổ chức đón đoàn Fam Ấn Độ và các chương trình quảng bá của thành phố, phối hợp với các Đại sứ quán Việt Nam ở các nước tăng cường công tác quảng bá du lịch Thủ đô.

Ngành Du lịch Thủ đô cũng chú trọng công tác chuyển đổi số, thanh kiểm tra xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, văn minh, nhằm hấp dẫn ngày càng nhiều hơn khách du lịch đến với Hà Nội.

Xin cảm ơn bà!

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại Hà Tĩnh
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 45/CĐ-TTg ngày 7/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Điện Biên sáng nay đẹp quá!
Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Cùng kề vai, sát cánh tiếp tục lập nên những kỳ tích 'Điện Biên Phủ mới'
Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội
Chiều ngày 2/5, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để xem xét công tác nhân sự.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ
Ngày 26/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.

“Sống đến bình minh” - Những lát cắt ký ức của nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh
Sáng 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Sự kiện do Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật và gia đình phối hợp tổ chức.

Điều chỉnh Báo cáo khả thi Dự án thu hồi đất, tái định cư sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai và Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ trước ngày 30/4/2024 về điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành để kịp giải ngân vốn trong năm 2024.