Chuyên mục


Quy hoạch Long Biên và Gia Lâm thuộc nhóm đô thị trung tâm

13/12/2023 14:06 (GMT +7)

Thành phố Hà Nội đang định hướng mô hình phát triển đô thị là chùm đô thị đa cực, đa trung tâm. Trong đó, đô thị Long Biên và Gia Lâm được quy hoạch thuộc nhóm đô thị trung tâm.

Trong đó, đô thị trung tâm (gồm Đô thị phía Nam sông Hồng; Đô thị Long Biên, Gia Lâm), thành phố phía Bắc (gồm Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn), thành phố phía Tây (gồm Đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Xuân Mai), các Đô thị vệ tinh Sơn Tây, Phú Xuyên; Thị trấn sinh thái và thị trấn.

Định hướng không gian đô thị theo hướng đô thị nén, cao tầng với bán kính khoảng 0,5 - 1km xung quanh khu vực ga đường sắt đô thị.

Định hướng không gian đô thị theo hướng đô thị nén, cao tầng với bán kính khoảng 0,5 - 1km xung quanh khu vực ga đường sắt đô thị.

Đối với khu vực đô thị Long Biên, Gia Lâm, Hà Nội trình nghiên cứu mô hình phát triển gắn kết với các đô thị vệ tinh, thành phố lân cận. Đây là khu vực cửa ngõ logistic phía đông kết nối các tỉnh, thành phố ven biển; nghiên cứu quy hoạch phát triển mới, đề xuất một số khu vực đô thị nén, mô hình TOD, liên kết không gian ngầm, công trình cao tầng, mật độ xây dựng thấp, tăng quy mô diện tích không gian xanh, tăng cường tiện ích đô thị.

Trong đó, rà soát, phân bổ lại quy mô dân cư trên địa bàn để bổ sung phù hợp nhu cầu và quy mô phát triển, phù hợp với định hướng phát triển khu vực bắc sông hồng thành quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố. Mở rộng không gian phát triển đô thị khu vực phía đông huyện Gia Lâm, khai thác hiệu quả quỹ đất, hình thành khu đô thị mới hiện đại.

Định hướng không gian đô thị theo hướng đô thị nén, cao tầng với bán kính khoảng 0,5 - 1km xung quanh khu vực ga đường sắt đô thị. Phát triển không gian công cộng, thương mại dịch vụ, tổ hợp văn phòng, giao dịch cao tầng trên các trục đường vành đai, hướng tâm, đường chính đô thị.

Phát triển gắn với các đô thị tỉnh, thành kế cận. Cửa ngõ logistic phía đông kết nối hướng biển, hình thành thêm hệ thống cảng cạn ICD tại các ga chính đường sắt. Cải tạo, tái thiết, phát triển mới, nén theo mô hình TOD, cao tầng, mật độ xây dựng thấp, bổ sung thêm nhiều không gian xanh và tiện ích đô thị, gắn kết chặt chẽ với không gian mở sông Hồng, sông Đuống.

Nghiên cứu phát triển gắn với một số mô hình nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong nông nghiệp tầm quốc gia và khu vực, tận dụng lợi thế một số quỹ đất có sẵn tại khu vực.

Việc HĐND thành phố cũng thông qua các Nghị quyết chuyên đề có những nội dung rất quan trọng như: Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô; Đề án xây dựng nông thôn mới; tổng biên chế hành chính sự nghiệp; sáp nhập thôn, tổ dân phố; danh mục thu hồi đất; hệ số điều chỉnh giá đất... là cơ sở pháp lý quan trọng, tác động sâu rộng, kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của Thủ đô.

Trước đó, hồi cuối tháng 9/2023, tại kỳ họp thứ XIII HĐND TP. Hà Nội khóa XVI, các đại biểu đã thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương thành lập quận Gia Lâm. Theo đó, thành lập quận Gia Lâm trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên là 116,64km2, quy mô dân số hơn 300.000 người và thành lập 16 phường trên cơ sở 22 xã, thị trấn của huyện Gia Lâm.

16 phường thuộc quận Gia Lâm gồm: Trâu Quỳ, Dương Xá, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Ninh Hiệp, Yên Thường, Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Quang, Lệ Chi, Yên Viên, Phù Đổng, Thiên Đức, Phú Sơn, Bát Tràng và Kim Đức.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện, đảm bảo an toàn hệ thống đê
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 94/CĐ-TTg ngày 12/9/2024 về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các tỉnh phía Bắc nhằm đảm bảo an toàn các hệ thống đê và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do ngập, lụt tại vùng hạ du.

Hoà Bình: Cấm xe khách trên tỉnh lộ 445 do sạt lở
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Hoà Bình ban hành Thông báo cấm toàn bộ các phương tiện vận tải hành khách lưu thông qua khu vực tuyến Km3+500 đường tỉnh 445.

Trên dưới đồng lòng, người dân san sẻ nỗi lo cùng lãnh đạo trong mùa mưa lũ
Tuy vất vả nhưng với tinh thần san sẻ những trăn trở, lo lắng của lãnh đạo huyện Quốc Oai (Hà Nội), nhiều hoạt động ý nghĩa cũng đã được các ban ngành, tổ chức, cá nhân triển khai trong mùa lũ.

Cập nhật thông tin thiệt hại mưa lũ sau bão số 3
Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai, đến 11 giờ ngày 11/9 có 292 người chết, mất tích (152 người chết, 140 người mất tích) do bão số 3 và hoàn lưu sau bão.

Cảnh báo lũ trên các sông của Hải Phòng
Trưa nay (11/9), Đài Khí tượng Thủy văn Thành phố Hải Phòng phát đi thông tin cảnh báo nguy cơ lũ trên các sông và ngập lụt tại một số địa phương của Hải Phòng, yêu cầu các đơn vị, người dân chú ý theo dõi và có biện pháp phòng tránh, bảo vệ tài sản.

Hà Nội: Quận Tây Hồ sẵn sàng di dời hàng nghìn hộ dân
UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa chỉ đạo các phường Yên Phụ, Tứ Liên, Phú Thượng và lực lượng quân sự, công an phường tổ chức vận động, hỗ trợ nhân dân di dời ra khỏi các khu vực nguy hiểm.

Nhiều hộ dân ở Bắc Ninh có nguy cơ ngập lụt do nước sông Cầu dâng cao
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Ninh thông báo mức nước lũ trên sông Cầu đang có chiều hướng dâng lên rất cao khiến nhiều hộ gia đình sinh sống quanh khu vực có nguy cơ bị ngập lụt.