Chuyên mục


Tăng liên kết, kết nối và phát triển kinh tế vùng

21/08/2023 12:35 (GMT +7)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có ý kiến chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội đồng điều phối vùng trong thời gian tới.

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 6411/VPCP-KTTH ngày 19/8/2023 gửi: Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thành viên các Hội đồng điều phối vùng.

Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam có chiều dài toàn tuyến là 31,85 km, tổng mức đầu tư 768 tỷ đồng.

Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam có chiều dài toàn tuyến là 31,85 km, tổng mức đầu tư 768 tỷ đồng.

Công văn nêu rõ, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hội đồng điều phối vùng trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo như sau:

Nâng cao hiệu quả liên kết, kết nối vùng; đồng thời các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vẫn phải tự lực, tự cường phát triển bằng nội lực, không trông chờ ỷ lại vào Trung ương. Các Hội đồng điều phối vùng có trách nhiệm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tính tự lực, tự cường của mỗi địa phương và tạo ra sức mạnh tổng hợp của vùng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Liên kết, hợp tác nội vùng và liên vùng góp phần ổn định và phát triển kinh tế, trong đó tập trung vào ba động lực là đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu.

Triển khai quyết liệt ba đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tập trung kết nối hạ tầng chiến lược, kết nối đào tạo nguồn nhân lực, phối hợp trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, đề xuất cơ chế chính sách ưu đãi phù hợp nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng và từng địa phương.

Nguồn lực chính cho liên kết, phát triển vùng gồm: ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương), hợp tác công tư, FDI, ODA.

Quan tâm thích đáng đến liên kết phát triển hạ tầng xã hội trong đó có hạ tầng văn hóa và du lịch. Đề cao nguyên tắc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong các hoạt động điều phối, liên kết vùng. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Tập trung hoàn thành cơ bản các quy hoạch vùng, tỉnh trong quý III năm 2023

Về một số nhiệm vụ cần tập trung thực hiện trong thời gian tới Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cơ quan thường trực của các Hội đồng điều phối vùng - chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan: Khẩn trương trình các Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ban hành Kế hoạch hoạt động những tháng cuối năm 2023 của các Hội đồng.

Đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương là thành viên các Hội đồng điều phối vùng hoàn thành ngay công tác tổ chức theo nguyên tắc tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, "nói đi đôi với làm", không hình thức, không thành lập tổ chức hành chính mới mà sử dụng các cơ quan chuyên môn hiện có theo hình thức kiêm nhiệm.

Đồng thời đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương tập trung hoàn thành cơ bản các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh trong quý III năm 2023.

Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách ưu đãi vùng phù hợp. Xác định ngay các dự án có tính chất liên kết, phát triển vùng. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quý IV năm 2023 về việc thành lập quỹ đầu tư phát triển hạ tầng.

Bộ Công Thương phối hợp với các địa phương liên quan đề xuất về định hướng liên kết các hoạt động phát triển công nghiệp và thương mại.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất định hướng và lộ trình chuyển đổi số cũng như việc xây dựng cơ sở dữ liệu cấp vùng và cấp quốc tế; tổ chức các hội thảo khoa học về chuyển đổi số.

Bộ Khoa và và Công nghệ đề xuất định hướng liên kết vùng để phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức các hội thảo khoa học về chuyển đổi xanh.

Bộ Nội vụ xây dựng cơ chế hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bộ máy hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, mẫn cán, hiệu lực, hiệu quả; phân cấp, phân quyền.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất cơ chế phối hợp cấp vùng ứng phó với sự cố thiên tai. Bộ Y tế đề xuất cơ chế phối hợp cấp vùng ứng phó với dịch bệnh.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu đầu quý IV năm 2023 các Hội đồng điều phối vùng tổ chức họp cho ý kiến về các quy hoạch vùng.

Đầu tháng 12 năm 2023 các Hội đồng điều phối vùng họp để: kiểm điểm việc thực hiện Kế hoạch công tác nửa cuối năm 2023, sơ kết một năm thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của 6 vùng kinh tế - xã hội, (iii) xây dựng Kế hoạch hoạt động năm 2024 của các Hội đồng điều phối vùng.

Trang Anh
Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách sử dụng xe buýt
Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã triển khai nhiều giải pháp, cuộc thi nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ khách hàng.

Đề xuất thu phí không dừng ở sân bay
Cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng cho các cảng hàng không và một số nội dung liên quan đến mở rộng cung cấp dịch vụ thu phí điện tử không dừng.

Giảm 20% cho khách mua vé tàu sớm
Số ngày mua vé trước ngày tàu chạy từ 2-9 ngày bằng 95% giá vé, với mức mua 20 vé/chỗ; mua trước 10-19 ngày bằng 90% giá vé, với mức mua 20 vé/chỗ; mua trước từ 20 ngày trở lên bằng 80% giá vé, với mức mua 20 vé/chỗ...

Nội bộ bất nhất tại Tân Cảng Sài Gòn
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về đẩy mạnh chuyển đổi số, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn dẫn đầu, vận hành hệ thống ePort hiệu quả nhiều năm nay, nhưng lạ là công ty thành viên Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) không phối hợp tốt với hãng tàu xử lý tờ khai khiến doanh nghiệp xuất hàng thông quan phức tạp...

Baemin rục rịch 'rút chân' khỏi Việt Nam
Baemin Việt Nam, một liên doanh giữa Delivery Hero và Woowa Brothers, đã bắt đầu thu nhỏ quy mô hoạt động tại thị trường Việt Nam và tiến hành cắt giảm nhân sự, thông tin này được công bố bởi Tech in Asia.

Khách bay hàng không tăng khoảng 20%
Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 44,1 triệu khách, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng hành khách quốc tế tăng 300,2%, đạt 11,5 triệu khách, còn khách nội địa giảm 3,6%, đạt 32,6 triệu khách.

Chuyện của Người làm vận tải khách du lịch
Hải Phòng được xác định là điểm đến quan trọng, là động lực đặc biệt để phát triển du lịch vùng Duyên hải. Người Đất Cảng đều mang trong mình tình yêu, kỳ vọng và góp sức để đưa thành phố chinh phục mục tiêu ấy. Với doanh nghiệp vận tải hành khách thì khát vọng đó thể hiện ở một góc rất riêng biệt...