Chuyên mục


Tái cơ cấu EVN: Phấn đấu tăng trưởng doanh thu 7-10%

27/10/2024 09:41 (GMT +7)

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 1271/QĐ-TTg ngày 25/10/2024 phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn đến hết năm 2025.

Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi; bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn EVN đầu tư vào doanh nghiệp khác,...

Đề án cũng đặt mục tiêu phấn đấu doanh thu toàn Tập đoàn đến hết năm 2025 tăng trưởng bình quân từ 7 - 10%, nộp ngân sách nhà nước toàn Tập đoàn trên 23.000 tỷ đồng/năm và hoàn thành các chỉ tiêu theo Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 345/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2024.

Cơ cấu lại tài chính và tăng cường công tác quản trị tài chính

Theo Đề án, EVN sẽ xây dựng Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, kế hoạch tài chính đảm bảo sử dụng tối ưu, hiệu quả, linh hoạt các nguồn vốn huy động được với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính và các chỉ tiêu theo yêu cầu của các tổ chức tín dụng cho vay vốn trong và ngoài nước.

EVN xây dựng phương án tài chính, phương án cân đối vốn và dòng tiền để phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các giải pháp đến tình hình tài chính của EVN, khả năng cân đối nguồn vốn cho đầu tư phát triển các dự án điện quan trọng đến hết năm 2025.

Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi

Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành Tập đoàn kinh tế mạnh, kinh doanh bền vững, hiệu quả và có lãi

Nghiên cứu cơ chế tài chính của EVN trong giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Xây dựng phương án tách bạch về tổ chức và hạch toán chi phí của bộ phận phân phối và bán lẻ điện thuộc các Tổng công ty Điện lực theo lộ trình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh; xây dựng cơ chế giá bán buôn điện giữa Công ty mẹ - EVN với các đơn vị kinh doanh phân phối điện phù hợp với cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện theo cơ chế thị trường...

Kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại Công ty mẹ và các đơn vị thành viên

Theo kế hoạch, Công ty mẹ - EVN tiếp tục là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phù hợp Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; giữ nguyên các đơn vị trực thuộc (trừ Công ty Nhiệt điện Thái Bình và Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4).

Công ty Nhiệt điện Thái Bình thực hiện sắp xếp theo Đề án riêng về thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thành lập.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 thực hiện sắp xếp theo Đề án riêng về thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thành lập.

Doanh nghiệp do EVN tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia; Tổng công ty Điện lực miền Bắc; Tổng công ty Điện lực miền Trung; Tổng công ty Điện lực miền Nam; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội; Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh; Tổng công ty Phát điện 1; Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức.

Doanh nghiệp do EVN duy trì tỷ lệ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ gồm: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4; Tổng công ty Phát điện 2 - CTCP; Tổng công ty Phát điện 3 - CTCP.

Doanh nghiệp do EVN duy trì tỷ lệ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ gồm: Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3; Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - CTCP; Công ty cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3.

Lộ trình đến hết năm 2025 hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại EVN

Về lộ trình thực hiện, EVN tập trung thực hiện cơ cấu lại tổ chức và sở hữu, phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành kế hoạch sắp xếp, cơ cấu lại EVN và các đơn vị thành viên EVN theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

EVN tiếp tục nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối tại các công ty con thuộc lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh chính của EVN (sản xuất điện, truyền tải điện, phân phối và kinh doanh điện, tư vấn xây dựng điện) đến năm 2025 phù hợp với tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước.

Đến hết năm 2025, mô hình tổ chức, bộ máy tinh gọn; hoạt động hiệu quả, cân bằng tài chính; năng suất lao động bình quân hàng năm tăng trên 8%/năm; quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế; có trình độ công nghệ hiện đại, trở thành doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số vào năm 2025; hoàn thành nghiên cứu và triển khai chuyển dịch năng lượng; phát triển bền vững và có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế.

 

Kim Khánh
Đầu tư 2 bến khởi động cảng nước sâu Nam Đồ Sơn
Bộ Giao thông - Vận tải phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng thành phố Hải Phòng lập hồ sơ trình Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư 2 bến khởi động khu bến cảng Nam Đồ Sơn trong năm 2026, hoàn thành và đưa vào khai thác trước năm 2030.

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS
Nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn trong giao dịch thẻ, SHB sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip đạt chuẩn VCCS với chi phí “0 đồng”. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo an toàn giao dịch thẻ cho khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Một doanh nghiệp hàng không chi 285 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (mã: SCS) cho biết ngày 24/12 tới đây sẽ là ngày đăng ký cuối cùng tạm ứng cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền cho cổ đông, tỷ lệ 30%/cp (1 cổ phiếu được nhận 3.000 đồng).

Lọc hóa dầu Bình Sơn niêm yết cổ phiếu trên HOSE
Ngày 12/12, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố chấp thuận đăng ký niêm yết cho hơn 3,1 tỷ cổ phiếu của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) được niêm yết trên HoSE. Công ty là công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tỷ lệ sở hữu của PVN tại BSR là 92,13%.

Vàng miếng SJC bật tăng 1,5 triệu đồng/lượng
Giá vàng trong nước hôm nay 11/12 tăng tới 1,5 triệu đồng/lượng, lên mức 84,6 - 87,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Công khai giải ngân vốn đầu tư công các dự án quan trọng quốc gia
Theo Bộ Tài chính, đến hết ngày 30/11/2024 các dự án quan trọng quốc gia, dự án giao thông liên vùng, dự án xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển đã giải ngân 82.336 tỷ đồng, đạt 50,96% kế hoạch năm, thấp hơn ước tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước (60,43%).

Thủ tướng đề nghị tập đoàn xây dựng hàng đầu thế giới tham gia các dự án lớn về hạ tầng giao thông
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có buổi làm việc với đoàn lãnh đạo 18 doanh nghiệp, tập đoàn dòng họ Nghiêm, dòng họ Trang từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam.