Chuyên mục


“Sống đến bình minh” - Những lát cắt ký ức của nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh

25/04/2024 14:23 (GMT +7)

Sáng 25/4, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ra mắt Tự truyện "Sống đến bình minh" của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Sự kiện do Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật và gia đình phối hợp tổ chức.

Ảnh chụp Màn hình 2024-04-25 lúc 14.09.55

“Sống đến bình minh” là cuốn tự truyện dài gần 700 trang, gồm 7 phần của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh được ra mắt độc giả chỉ cách ngày ông đi xa hơn 3 tuần và đều trong những ngày tháng 4 - mốc thời gian gắn nhiều với cuộc đời của ông. Cuốn sách thêm một lần nữa mang đến cho độc giả nhiều thế hệ không chỉ hiểu thêm về cuộc đời, con người của ông mà còn cả những câu chuyện của một thời đã xa.

Phó Tổng Giám đốc VOV Phạm Mạnh Hùng phát biểu tại buổi lễ ra mắt sách

Phó Tổng Giám đốc VOV Phạm Mạnh Hùng phát biểu tại buổi lễ ra mắt sách

Phát biểu tại buổi ra mắt cuốn tự truyện “Sống đến bình minh”, ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc VOV chia sẻ: “Sống đến bình minh” coi như là một cuốn sách cuối cùng mà nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh nâng niu và tâm huyết. Giá như lễ ra mắt cuốn sách này diễn ra sớm hơn một chút thì sẽ hạnh phúc biết bao đối với riêng ông Trần Mai Hạnh và với chúng ta. Nhưng hôm nay với sự hiện diện của các nhà quản lý, các nhà báo uy tín và khán phòng đầy ắp công chúng đã cho thấy tình cảm của mọi người dành cho ông Trần Mai Hạnh vẫn vẹn nguyên như khi ông còn sống. Đây là niềm hạnh phúc và vinh dự mà không phải ai cũng có được”.

Bà Trần Mai Anh, con gái đầu của nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh

Bà Trần Mai Anh, con gái đầu của nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh

Vô cùng xúc động tại buổi lễ ra mắt sách của người cha vừa khuất núi, bà Trần Mai Anh, con gái đầu của nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh nói: “Đây không phải là cuốn sách cuối cùng. Trong tập bản thảo, trong máy tính của bố tôi còn một cuốn sách nữa, đang ghi trên bìa là “Ngày ấy hôm nay”. Chúng ta vẫn sẽ còn gặp nhau, vẫn còn được nhìn thấy nhau ở những tác phẩm phía trước của bố Hạnh. Một ngày nào đó, gia đình sẽ xuất bản, sẽ hoàn thành những điều mà ông còn đang làm dang dở. Tôi xin trân trọng cảm ơn, biết ơn tất cả mọi người”.

Từ những tập nhật ký ghi chép thường ngày được lưu giữ trong suốt nửa thế kỷ qua về những gì đã xảy ra và chứng kiến, nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh đã làm nên nội dung của cuốn tự truyện “Sống đến bình minh” với những trang viết xúc động, chân thực, để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc.

Lý giải về tên tựa sách, nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh đã viết: “Đối với cái chết trong chiến tranh và những nghịch cảnh cùng trò đùa của số phận đời thường, tôi luôn sống và viết với niềm tin những gì tươi sáng rồi sẽ đến. Tên sách “Sống đến bình minh” được đặt cho cuốn tự truyện cũng vì lẽ đó”.

Ảnh chụp Màn hình 2024-04-25 lúc 14.11.15

Cuốn tự truyện được nhà báo Trần Mai Hạnh ấp ủ và viết đã khá lâu nhưng mãi đến đầu năm 2024 mới hoàn thành. Nhiều biến cố trong gia đình, thậm chí có lúc ông tưởng chừng như không thể hoàn thành, cho đến khi những hình ảnh cuối cùng của con gái yêu quý, tài hoa trên giường bệnh về mong muốn cuốn sách được hoàn thành và có tên "Sống đến bình minh" khiến ông bừng tỉnh để viết tiếp những dòng cuối. Những dòng cuối ấy được ông viết trong lúc phải vượt qua mất mát tột cùng của một người cha, sự tận tụy chăm sóc người vợ phải ngồi xe lăn đã cùng ông trải qua tất cả thăng trầm trong cuộc đời và cả những bận rộn công việc nơi tòa soạn ông làm cố vấn.  

Không chỉ là lát cắt của chiến tranh, độc giả có thể tìm thấy nhiều lát cắt khác trong tự truyện "Sống đến bình minh" như chuyện tình yêu với những đổ vỡ của mối tình đầu vì không môn đăng hộ đối, những lưu luyến xao động rất đỗi trong sáng nhưng mong manh của người lính trên mặt trận. Chuyện về thời bao cấp với những chật vật khó khăn về chỗ ở, cái ăn, cái mặc, phải làm thêm để sống. Độc giả có thể khóc, cười, tiếc nuối về cuộc sống của những năm tháng ấy. Là những năm đầu đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, trong đó có đổi mới báo chí đã mang đến đời sống thông tin cho công chúng ra sao. Là thông tin về một cơn bão nhưng không nói đầy đủ, nhiều chiều có khi lại dẫn đến ảnh hưởng cuộc sống người dân ra sao. Hay khi hội nhập, nhu cầu thưởng thức thể thao của công chúng rất cao là lý do ra đời các ấn phẩm về bóng đá...

Ảnh chụp Màn hình 2024-04-25 lúc 14.11.40

Những chuyện đã qua, những tình huống đã diễn ra và gắn với cá nhân của nhà báo Trần Mai Hạnh được thể hiện trong cuốn tự truyện không chỉ là của riêng tác giả mà còn là chuyện của một thời. Là những "tàn dư" hay "hoàn cảnh lịch sử" mà nhiều người đã nếm trải ở thời đó với bao hỉ nộ ái ố. Đó đều là những thử thách đến khắc nghiệt, tàn khốc của cuộc đời mang đến dường như để thử thách con người xử trí, tồn tại và ứng xử ra sao.

"Sống đến bình minh" như những thước phim tư liệu với rất nhiều thông tin của một cuộc đời con người, của một thời. Khép lại những trang cuối cuốn sách, người đọc có thể thấy được chân dung của tác giả phải trải qua rất nhiều thử thách trong cuộc đời. Nhưng trên hết, dù khó khăn, dù bi kịch thế nào thì nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh vẫn luôn vững tin vào bản thân, vào lương tri và những điều tốt đẹp ở phía trước giống như tên cuốn tự truyện "Sống đến bình minh".

Theo Báo Điện tử VOV
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
Những ngày qua, bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các quốc gia mà bão đi qua, trong đó có các tỉnh phía bắc nước ta. Trân trọng giới thiệu nội dung thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu
Ngày 9/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 89/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tìm kiếm, cứu nạn vụ sập cầu Phong Châu
Sáng 9/9, ngay sau khi nhận được tin báo về vụ sập cầu Phong Châu, Phú Thọ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.

Thủ tướng chỉ đạo 5 mục tiêu và các giải pháp cấp bách sau bão số 3
Sáng 8/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Không “bó cứng” quy hoạch chi tiết bến, cảng biển
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 406/TB-VPCP ngày 5/9/2024 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giám đốc Công ty Thành Bưởi từ trần
Sau một thời gian dài điều trị bệnh, ông Lê Đức Thành, Giám đốc Công ty TNHH Thành Bưởi đã qua đời tại TP.HCM vào sáng ngày 5/9/2024, hưởng thọ 68 tuổi. 

Đã đến lúc hiện thực hóa tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của Việt Nam
Có đường sắt tốc độ cao là khát khao chính đáng mà bất cứ quốc gia, người dân nào cũng mong muốn để hạ tầng giao thông vượt lên một tầm cao mới; hiện đại, văn minh, đáp ứng nhu cầu của người dân và nền kinh tế.