Chuyên mục


Sớm gỡ vướng đất rừng dự án giao thông

29/03/2023 16:20 (GMT +7)

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp về việc cần ưu tiên xem xét hồ sơ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc.

Cụ thể, theo báo cáo của Ban Quản lý dự án 2 (chủ đầu tư dự án) tại Văn bản 431 ngày 15/3/2023, trong quá trình thực hiện dự án đang gặp vướng mắc về thủ tục xin chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án.

Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc đã được khởi công vào cuối tháng 12/2021.

Dự án Kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc đã được khởi công vào cuối tháng 12/2021.

 
Dự án đi qua địa phận 3 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái, có tổng diện tích đề nghị chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án là 106,05 ha thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ các quy định pháp luật về thẩm quyền, điều kiện và trình tự chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, UBND các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái đã có Tờ trình đề nghị thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lấy ý kiến thẩm định các Bộ, ngành liên quan.

Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp các ý kiến, có văn bản gửi UBND các tỉnh đề nghị tiếp thu, giải trình và làm rõ; theo đó, UBND các tỉnh đã có các báo cáo giải trình và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thiện dự thảo văn bản để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng vào tháng 8/2022.

Tuy nhiên, trước đó ngày 16/6/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 61/2022/QH15 về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030; ngày 26/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 108/NQ-CP thực hiện Nghị quyết 61/2022/QH15; tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 143/NQ-CP ngày 4/11/2022; trong đó giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch 3 loại rừng cấp tỉnh.

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có các văn bản gửi UBND các tỉnh về việc thực hiện các Nghị quyết nêu trên; trong đó hướng dẫn thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng hoặc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

Trên cơ sở đó, UBND các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái đã cơ bản hoàn thành các hồ sơ, thủ tục và ban hành các Nghị quyết, Quyết định đối với việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng hoặc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hiện nay, các gói thầu xây lắp của dự án đã triển khai thi công trên hiện trường. Tuy nhiên, các gói thầu đều gặp khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng do đặc thù của dự án là địa hình miền núi, phạm vi thi công các gói thầu hầu hết đều có diện tích thu hồi đất rừng. Bên cạnh đó, đây là dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA của nhà tài trợ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), hiệp định vay vốn sẽ hết hạn vào ngày 30/6/2025, theo đó yêu cầu phải hoàn thành toàn bộ dự án trước ngày 31/12/2024.

Bộ Giao thông Vận tải đặc biệt chú ý, nếu công tác chuyển mục đích sử dụng rừng không được hoàn thành sớm để đủ điều kiện thực hiện giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công đồng loạt các gói thầu trong đầu quý II/2023 thì dự án sẽ khó đáp ứng được tiến độ yêu cầu

Đối với việc chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án, UBND các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái đang hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Tổng cục Lâm nghiệp để sớm trình thẩm định, phê duyệt.

Do tiến độ yêu cầu rất cấp bách, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng của dự án, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp quan tâm, ưu tiên xem xét tách hồ sơ chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án để thẩm định, hoàn tất các thủ tục đồng thời với quá trình các địa phương hoàn thiện hồ sơ và hoàn thành việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng hoặc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng để sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ tiếp tục chỉ đạo Ban Quản lý dự án 2 tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền các địa phương trong quá trình thực hiện để đáp ứng tiến độ yêu cầu của dự án.

Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và các địa phương khác có liên quan về thủ đô Hà Nội

Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và các địa phương khác có liên quan về thủ đô Hà Nội

Được biết, dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc do Ngân hàng phát triển châu Á và Chính phủ Úc tài trợ nhằm rút ngắn hành trình từ các trung tâm chính trị kinh tế của tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và các địa phương khác có liên quan về thủ đô Hà Nội, nâng cao hiệu quả khai thác đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

Quy mô của dự án gồm 2 tuyến, gồm: Tuyến 1 kết nối Lai Châu với cao tốc Hà Nội - Lào Cai với chiều dài khoảng 147km, quy mô cấp 3 miền núi. Tuyến 2 nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao tốc Hà Nội - Lào Cai có chiều dài khoảng 53km, đường cấp 4 miền núi. Dự án được chia thành 11 gói thầu, dự kiến thực hiện trong khoảng 4 năm, cơ bản hoàn thành vào năm 2024.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã trình Thủ tướng đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc. Theo đó, bộ này đề xuất tăng tổng vốn đầu tư dự án từ 5.339 tỷ đồng lên hơn 6.046 tỷ đồng (tăng thêm khoảng 707 tỷ đồng).

Trong đó, vốn đối ứng tăng từ 988 tỷ đồng lên hơn 1.643 tỷ đồng; vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Australia tăng từ 101 tỷ đồng lên hơn 143 tỷ đồng.

 Lý giải về điều này, Bộ GTVT cho biết, dự án phải điều chỉnh tăng vốn do phát sinh chi phí giải phóng mặt bằng. Cụ thể, thời điểm phê duyệt dự án vào năm 2018, chi phí giải phóng mặt bằng dự kiến gần 312 tỷ đồng, nhưng thực tế triển khai chi phí tăng lên hơn 1.020 tỷ đồng. Phần vốn tăng thêm cho chi phí mặt bằng kể trên từ nguồn đối ứng của Việt Nam, Bộ GTVT dự kiến sử dụng nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng giao.

Mỹ Diệu
Quảng Bình đẩy mạnh công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 1040/SGTVT-KCHT về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHT GTĐB) trên địa bàn toàn tỉnh.

Quảng Ninh: Thi công ẩu tại Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334
Cán bộ đang phụ trách thi công Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334, qua xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết: "Trong lúc thi công không tránh được thiếu sót, hôm nay xe tưới nước đường bị hỏng nên mong các anh thông cảm"... Thế nhưng, người dân địa phương lại gánh ô nhiễm hết ngày này qua ngày khác.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa làm việc với UBND TP.Hà Nội về chuyên đề giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Chiều 15/4, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Xuất hiện hố sụt có vị trí tương ứng tọa độ sạt lở trong hầm Bãi Gió
Cơ quan chức năng vừa phát hiện xuất hiện một hố sụt diện tích khoảng (2x2m) có vị trí tương ứng với tọa độ vị trí sụt lún trong hầm đường sắt bên dưới. Các phương án phân luồng giao thông trên quốc lộ 1 cũng đã được triển khai.

Khởi công đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn
Đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn với chiều dài gần 29km, tổng mức đầu tư khoảng 1.665 tỷ đồng dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào dịp 30/4 - 1/5 tới đây.

Thông xe đường kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang
Sau gần 1 năm thi công, ngày 13/4 đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang có chiều dài 4,2km gồm 1 tuyến chính và 2 tuyến nhánh với tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng chính thức thông xe kỹ thuật.