Chuyên mục


Thêm vốn làm cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

24/03/2023 12:18 (GMT +7)

UBND tỉnh Tiền Giang kiến nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 lên 7.458 tỷ đồng.

UBND tỉnh Tiền Giang vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.

Cụ thể, UBND tỉnh Tiền Giang kiến nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1 lên 7.458 tỷ đồng. Trong đó, dự án thành phần 1 do UBND tỉnh Đồng Tháp làm cơ quan chủ quản là 3.640 tỷ đồng, dự án thành phần 2 do UBND tỉnh Tiền Giang làm cơ quan chủ quản là 3.818 tỷ đồng.

Dự án thành phần 2 của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 được kiến nghị điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ 2.246 tỷ đồng lên 3.818 tỷ đồng, tăng 1.572 tỷ đồng

Dự án thành phần 2 của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 được kiến nghị điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ 2.246 tỷ đồng lên 3.818 tỷ đồng, tăng 1.572 tỷ đồng

Toàn bộ chi phát sinh tại Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 nằm ở dự án thành phần 2 do UBND tỉnh Tiền Giang làm chủ đầu tư. Dự án thành phần 2 được kiến nghị điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ 2.246 tỷ đồng lên 3.818 tỷ đồng, tăng 1.572 tỷ đồng.

Nguyên nhân tăng tổng mức đầu tư của Dự án thành phần 2 là do tại bước Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi số liệu giải phóng mặt bằng là dự kiến trên bản đồ, bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi diện tính đất nông nghiệp tăng, đất ở tăng do được tính chính xác theo hồ sơ khảo sát, thiết kế và phối hợp với địa phương rà soát diện tích từng loại đất, cây cối, vật kiến trúc.

Đồng thời, tại bước Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tạm tính theo Quyết định ban hành giá đất, giá cây trồng và kiến trúc do tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp ban hành; bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi tính theo đơn giá đất cụ thể tại thời điểm lập dự án do các địa phương phối hợp cung cấp sau khi tiến hành khảo sát giá đất bồi thường thực tế. Theo đó, chi phí giải phóng mặt bằng Dự án thành phần 2 đã tăng lên từ 398 tỷ đồng lên 1.255 tỷ đồng.

UBND tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, trong hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, suất đầu tư dự án thành phần 2 khoảng 158 tỷ đồng/km không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng và dự phòng. Trong đó, phần tuyến tham khảo theo suất đầu tư của tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và phần cầu tham khảo suất đầu tư theo Quyết định số 65/QĐ-BXD ngày 20/01/2021 của Bộ Xây dựng.

Tuy nhiên, tại bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi chi phí xây dựng được xác định dựa trên khối lượng hồ sơ thiết kế cơ sở (được tính toán chi tiết, cụ thể và phù hợp với quy mô, cấp hạng của tuyến đường, phù hợp với điều kiện địa hình, thủy văn) và đơn giá tại thời điểm lập dự án. Chiều dài cầu tăng khoảng 419m do phải kéo dài cầu để xử lý nền đất yếu phạm vi đầu cầu và đảm bảo tĩnh không các đường chui dưới cầu; chiều dài đường gom tăng khoảng 5,95km để đảm bảo giao thông trong khu vực theo yêu cầu của các địa phương.

Việc tính suất đầu tư hạng mục nền đường bước Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi khoảng 75,39 tỷ đồng/km (bao gồm cả xử lý nền đất yếu) thấp hơn nhiều so thực tế bước Báo cáo nghiên cứu khả thi là 113,54 tỷ đồng/km (giá trị sau khi hoàn chỉnh hồ sơ theo ý kiến thẩm định của Cục Quản lý đầu tư xây dựng) do chiều sâu tầng đất yếu lớn và gần như suốt tuyến, đồng thời giá vật liệu tăng do nguồn cung của các vật liệu đáp ứng theo tiêu chuẩn đường cao tốc đang khan hiếm.

Được biết, Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1 có tổng chiều dài tuyến khoảng 27,43 km, trong đó qua địa phận tỉnh Đồng Tháp khoảng 19,81 km; qua địa phận tỉnh Tiền Giang khoảng 7,62 km. Trong giai đoạn 1, Dự án sẽ xây dựng theo quy mô cao tốc 4 làn xe, có chiều rộng mặt cắt ngang 17 m. Dự kiến tổng mức đầu tư Dự án khoảng 5.886 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Kim Khánh
VPBank chấp nhận thanh toán thẻ UnionPay trên EcomPay
Từ tháng 7, khách hàng sở hữu thẻ UnionPay đã có thể thanh toán dễ dàng tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng cổng thanh toán EcomPay của VPBank tại thị trường Việt Nam. UnionPay là tổ chức phát hành thẻ lớn nhất Trung Quốc.

SeABank đạt lợi nhuận hơn 3.238 tỷ đồng 6 tháng đầu năm
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.238 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, số dư CASA tăng cao, đạt 20.038 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm cổ phiếu định giá hấp dẫn để đầu tư
Các ngành chịu ảnh hưởng bởi biến động giá hàng hóa như vật liệu xây dựng, nông nghiệp và xuất khẩu, kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan nhờ sự phục hồi thương mại toàn cầu. Ngoài ra, tăng trưởng lợi nhuận của ngành điện và hàng không sẽ cải thiện vào năm 2024 nhờ triển vọng kinh tế tốt hơn.

Đường sắt Hà Nội 'bốc hơi' lãi
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của CTCP Vận tải Đường sắt Hà Nội (mã: HRT) đạt 1.489 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận hơn 40 tỷ đồng.

Kiểm kê đất đai cả nước từ ngày 1/8
Thời gian thực hiện kiểm kê từ ngày 1/8 - thời điểm có hiệu lực của ba Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản. Số liệu được tính đến hết ngày 31/12/2024.

Hà Nội áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất mới từ 29/7
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024, áp dụng với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ; hệ số điều chỉnh giá đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản...

Khẩn trương hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 340/TB-VPCP của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh