Chuyên mục


Sẽ phân cấp bảo trì các tuyến quốc lộ

07/03/2023 18:53 (GMT +7)

Hiện nay, Bộ GTVT và các Bộ ngành liên quan đang thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ. Sau khi đã có đủ hành lang pháp lý quy định, Bộ GTVT sẽ khẩn trương triển khai thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền theo chỉ đạo của Chính phủ.

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trả lời cử tri TP.Hải Phòng về việc nghiên cứu phân cấp bảo trì các tuyến quốc lộ. 

Bộ GTVT và Cục ĐBVN đã thường xuyên chỉ đạo cơ quan quản lý tuyến đường phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo trì, khai thác và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Bộ GTVT và Cục ĐBVN đã thường xuyên chỉ đạo cơ quan quản lý tuyến đường phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo trì, khai thác và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Theo đó, về chủ trương phân cấp, phân quyền quản lý hệ thống quốc lộ Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 04 tuyến quốc lộ và tuyến đường  Tân Vũ - Lạch Huyện (đoạn nối từ đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đến cầu Bạch Đằng) với tổng chiều dài 112,83km. Sở Giao thông vận tải Hải Phòng được Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) uỷ quyền quản lý, bảo trì 02 đoạn tuyến Quốc lộ 17B (từ Km 28+800 đến Km 41+500, chiều dài 12.6Km) và Quốc lộ 37 (từ Km 10+00 đến Km 27+500, chiều dài 17.5Km) các tuyến còn lại do Khu QLĐB I (thuộc Cục ĐBVN) trực tiếp thực hiện công tác quản lý, bảo trì, vận hành và khai thác. Theo báo cáo của Cục ĐBVN, về cơ bản công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và quản lý hành lang an toàn đường bộ đã được các cơ quan, đơn vị quản lý đường bộ và chính quyền địa phương thực hiện theo quy định.

Bộ GTVT và Cục ĐBVN đã thường xuyên chỉ đạo cơ quan quản lý tuyến đường phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, bảo trì, khai thác và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, xử lý ngay các hành vi vi phạm gây mất an toàn giao thông trên tuyến, bảo đảm giao thông trên các tuyến đường bộ thuận lợi, an toàn.

Ngày 10/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP về việc đẩy mạnh phân cấp phân quyền trong quản lý nhà nước để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, khai thác hiệu quả và giải phóng các nguồn lực phát triển của địa phương. Về các nội dung cụ thể, Nghị quyết của Chính phủ đã ban hành danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để thực hiện phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, trong đó có Luật Giao thông đường bộ, Luật Chính phủ, Luật Ngân sách nhà nước.

Hiện nay, Bộ GTVT và các Bộ ngành liên quan đang thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ. Sau khi đã có đủ hành lang pháp lý quy định, Bộ GTVT sẽ khẩn trương triển khai thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền theo chỉ đạo của Chính phủ.

Các quy định hiện nay về phân cấp, phân quyền trong quản lý hệ thống quốc lộ

Theo khoản 3 Điều 48 của Luật Giao thông đường bộ quy định: “Hệ thống quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm”. Như vậy, Bộ GTVT có trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ toàn quốc.

Theo Điều 13, Luật Chính quyền địa phương quy định: "Cơ quan nhà nước cấp trên khi phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới phải bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp. Cơ quan nhà nước được phân cấp chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước đã phân cấp về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp".

Theo khoản 4 Điều 9 của Luật Ngân sách nhà nước quy định: “Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm”. Do đó ngân sách sẽ giao cho Bộ GTVT để thực hiện bảo trì hệ thống quốc lộ theo thẩm quyền tại khoản 3 Điều 49 của Luật Ngân sách nhà về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước quy định: “Ngoài cơ quan có thẩm quyền giao dự toán ngân sách, không tổ chức hoặc cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được giao”.

Bộ GTVT
Hà Nội 'xanh hoá' mạng lưới xe buýt
UBND TP vừa ban hành Quyết định phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí
Hà Nội đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm.

Triều cường dâng cao, giao thông TP Hạ Long bị gián đoạn
Sáng 20/11, triều cường dâng cao đã gây ngập úng cục bộ tại một số khu vực thuộc phường Trần Hưng Đạo và phường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tình trạng này kéo dài nhiều giờ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và giao thông địa phương.

“Nạn” đốt lốp cao su lấy dầu ở Cụm công nghiệp Châu Khê, Bắc Ninh vẫn tái diễn
“Tái chế lốp xe” là một việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hình thức tái chế bằng phương pháp đốt lốp lấy dầu của một số cơ sở tại cụm Công nghiệp Châu Khê, TP Từ Sơn (Bắc Ninh) lại đang hủy hại môi trường nghiêm trọng bởi khói bụi độc hại.

Bắc Ninh: Lập 6 chốt kiểm tra ở làng nghề, Cụm công nghiệp Mẫn Xá
Ngày 19/11, Công an huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh triển khai 6 Tổ chốt kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với các hành vi vi phạm về môi trường, nhất là việc vận chuyển nguyên vật liệu, xỉ thải, chất thải, rác thải công nghiệp… ra, vào thôn và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.

Cận cảnh cầu nối Bắc Giang - Thái Nguyên sắp thông xe
Sau thời gian dài “đắp chiếu” không thể đi vào sử dụng, cuối cùng cầu Hòa Sơn có kinh phí hơn 540 tỷ đồng, nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên sắp chính thức thông xe kỹ thuật.

Thêm vốn để xây cầu Phong Châu mới
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1389 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.