Quyết tâm đưa Thanh Hóa thành điểm đến đầu tư hấp dẫn
Thanh Hóa đang từng bước thực hiện quyết tâm trong lộ trình đưa tỉnh này trở thành điểm đến của của các nhà đầu tư nhờ phát triển toàn diện các yếu tố cần để đón những dự án kinh tế trọng điểm.
Nằm ở khu vực Bắc Trung bộ, tỉnh Thanh Hóa được ví như một Việt Nam thu nhỏ có đầy đủ vùng đồng bằng, ven biển, trung du và miền núi với đa dạng các hệ sinh thái. Tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên hơn 11.000 km2, đứng thứ 5 cả nước, dân số hơn 3,7 triệu người đứng thứ 3 cả nước sau Thủ đô Hà Nội và TP.HCM, trong đó có hơn 2,5 triệu người trong độ tuổi lao động là lợi thế cho việc phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động và các ngành sử dụng lao động có hàm lượng trí tuệ cao. Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi với đầy đủ các loại hình đường bộ, đường sắt, đường song, đường biển và đường hàng không kết nối với các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Riêng hệ thống cảng biển Nghi Sơn có thể tiếp nhận tàu đến 10 vạn tấn đang được xây dựng trở thành trung tâm logistics lớn của cả nước và khu vực Bắc Trung bộ. Cảng hàng không Thọ Xuân được Chính phủ quy hoạch và xây dựng thanh cảng hàng không quốc tế trước năm 2025. Tỉnh Thanh Hóa có Khu kinh tế Nghi Sơn với diện tích 106.000 ha, là khu kinh tế ven biển đa ngành đa lĩnh vực có hệ thống hạ tầng đồng bộ, vận hành theo cơ chế ưu đãi đặc biệt hấp dẫn nhất trong cả nước. Ngoài ra, Thanh Hóa còn quy hoạch 19 khu công nghiệp trọng điểm ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn có hạ tầng đầy đủ để thu hút các dự án đầu tư lớn phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa cũng quan tâm chú trọng đầu tư hệ thống y tế, văn hóa, giáo dục các ngành nghề dịch vụ, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về tiềm năng du lịch đưa Thanh Hóa thanh điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện Thanh Hóa đang nằm trong top các tỉnh, thanh phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tỉnh cũng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp thuộc top 200 thế giới đang hoạt động như tập đoàn Idemitsu Kosan, Marubeni, Mitsui Chemicals, Kuwait Petroleum International (KPI)… các nhà máy tầm cỡ quốc gia và quốc tế đã đi vào hoạt động như Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn I, Nhiệt điện Nghi Sơn II, ximang Nghi Sơn, các dự án lớn về du lịch phát triển đô thị của các tập đoàn lớn trong nước như Vin Group, Sun Group, FLC. Năm 2021, tốc độ tang trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh đạt 8,85% đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, thu ngân sách nhà nước đạt gần 40.000 tỷ đồng là mức cao nhất từ trước đến nay.
Theo Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 là trở thanh một cực tang trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thanh tứ giác phát triển ở phía Bắc của cả nước. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang định hướng phát triển bốn trung tâm kinh tế động lực gồm trung tâm động lực TP.Thanh Hóa – Sầm Sơn, trung tâm động lực phía Nam khu kinh tế Nghi Sơn, trung tâm động lực phía Bắc Thạch - Thành Bỉm Sơn, trung tâm động lực phía Tây Lam Sơn - Sao Vàng. Sáu trụ cột tang trưởng gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao có giá trị gia tăng cao; Du lịch; Y tế, Nguồn nhân lực; Phát triển hạ tầng. Hình thanh 6 hành lang kinh tế kết nối với thủ đô Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung bộ và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm đổi đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử hướng tới xây dựng chính quyền số. Thực hiện mục tiêu đến 2025 các chỉ số như PAR Index, PCI và PAPI nằm trong nhóm 10 tỉnh, thanh phố dẫn đầu cả nước. Qua đó, kiến tạo một môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn. Về cơ chế chính sách đầu tư, hiện nay tỉnh Thanh Hóa áp dụng cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo nguyên tắc nhà đầu tư được hưởng mức ưu đãi cao nhất về quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ ở mức thấp nhất trong khung quy định. Trong đó, ngoài áp dụng các chính sách ưu đãi của Trung ương về tiền thuê đất, thuê mặt nước, về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu và ưu đãi về các dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn. Tỉnh Thanh Hóa còn ban hành các chính sách riêng đối với các nhà đầu tư trên từng lĩnh vực cụ thể.
Chiều 24/3, tại Hội nghị gặp gỡ Thanh Hoá – Hàn Quốc được tổ chức phối hợp giữa UBND tỉnh Thanh Hóa với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Sự kiện trong chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc diễn ra từ ngày 24 đến 26/3 tại Thanh Hoá. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn đề nghị các nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục giới thiệu bạn bè, đối tác của mình đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa với các lĩnh vực chế biến, chế tạo công nghệ cao như: Sản xuất thiết bị điện tử, điện lạnh, linh kiện điện tử, xây dựng thành phố thông minh, chính quyền điện tử...
Theo thống kê, hiện nay, Thanh Hóa có 37 dự án của các nhà đầu tư Hàn Quốc và Hàn Quốc liên doanh với Nhật Bản, chiếm 26,5% tổng số các dự án FDI của tỉnh Thanh Hóa). Tiêu biểu là dự án Nhiệt điện Nghi Sơn II liên doanh với Nhật Bản (vốn đầu tư của Hàn Quốc 1,39 tỷ USD).
Chính phủ Hàn Quốc cũng đã viện trợ cho Thanh Hóa 5 dự án ODA, với tổng nguồn vốn hơn 135 triệu USD, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực: y tế, giáo dục, giao thông, phát triển đô thị.
“Hội nghị nhằm chia sẻ tiềm năng, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa với doanh nghiệp Hàn Quốc; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng tiếp tục tìm hiểu đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa”, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết.
Với phương châm "Doanh nghiệp thanh công, Thanh Hóa phát triển”, tỉnh Thanh Hóa cam kết sẽ luôn sát cánh, đồng hành và chia sẻ cùng nhà đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất tại tỉnh Thanh Hóa.