Chuyên mục


QL2 "khổ" vì duy tu, bảo dưỡng

22/11/2022 05:38 (GMT +7)

Việc duy tu, bảo dưỡng trên tuyến Quốc lộ 2 không được Công ty Cổ phần Đường bộ 232 tiến hành thường xuyên khiến nhiều người dân tại tỉnh Hà Giang bức xúc và lo ngại trước nguy cơ mất an toàn giao thông.

Hiện tượng hằn lún vệt bánh xe xuất hiện trên tuyến

Hiện tượng hằn lún vệt bánh xe xuất hiện trên tuyến

Thời gian gần đây, Banduong.vn nhận được phản ánh từ nhiều hộ dân sống ven QL2, thuộc địa phận tỉnh Hà Giang về thực trạng nắp kênh vỡ, lộ thiên, rãnh nước đọng mà rất lâu chưa được xử lý. Để tìm hiểu về vấn đề này, PV trực tiếp có mặt trên tuyến và ghi nhận thực tế, những gì người dân địa phương phản ánh với cơ quan báo chí là có cơ sở.

Kệnh rãnh mất nắp, nhiều tháng không được sửa chữa.

Kệnh rãnh mất nắp, nhiều tháng không được sửa chữa.

Cụ thể, xuôi dọc từ TP Hà Giang về tỉnh Tuyên Quang, chỉ khảo sát bên trái tuyến QL.2 dễ dàng nhận thấy, không ít nắp cống bị mất, các tấm đan sụt lún, dễ gây tai nạn cho người và phương tiện đi đường nếu không cảnh giác liên tục. 

Trả lời PV, anh Đồng (sống tại tổ 16, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) cho biết, gia đình đã chuyển đến đây được 4-5 tháng và đã thấy nắp rãnh gần nhà bị mất và đứt gãy sẵn. 

Không những vậy, các rãnh dọc trên Quốc lộ 2 xuất hiện nhiều điểm đọng nước lâu ngày, bốc mùi hôi thối khiến nhiều hộ dân xung quanh chỉ biết than trời. Đơn cử như ở các đoạn Km64+500 hướng Hà Giang – Tuyên Quang (Km226+500 QL.2), Km242+200, Km248+050, Km251+200,…; nhiều điểm nền đường bong tróc, hằn lún vệt bánh xe không được sửa chữa như Km274+900 đến Km 275+050,...

Nhiều đoạn nước đọng không thoát được.

Nhiều đoạn nước đọng không thoát được.

Trao đổi với PV, chị Liêm (trú tại Km242+200, thuộc địa phận thôn Tân Tiến, xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) cho biết: "Do dân kêu quá nhiều nên từ năm ngoái tới năm nay đơn vị thi công mới múc rãnh được hẳn 1 lần. Nhưng việc này chỉ đỡ được vài ngày, sau mưa lại đâu vào đấy. Nhất là vào mùa mưa nước cống không thoát được, tràn “như sông Lô”, tràn ngang đường, nước ngập vào tận trong nhà. Cứ mưa trận nào là ngập trận ấy".

Khi chị Liêm vừa dứt lời, bà Nguyễn Thị Hào, người địa phương đứng cạnh đó cho biết thêm, xe nào người đi qua cẩn thận thì không sao, chứ còn không đứng quanh đó sẽ ướt từ đầu đến chân. Nước bẩn ngập tràn cả lên đường.

Lề đường đứt gãy, nguy cơ mất an toàn giao thông.

Lề đường đứt gãy, nguy cơ mất an toàn giao thông.

Cũng theo bà Hào, nhiều năm nay các hộ dân ở đây làm đơn kiến nghị, tập trung ký vào, kể cả Hội đồng Nhân dân lên tiếp xúc cử tri cũng đề nghị nhưng không ai giải quyết. Có người trong đội làm giao thông cho biết, việc dở dang là do không có kinh phí làm tiếp. 

Tìm hiểu về thực trạng mất ATGT trên tuyến, trao đổi với PV, ông Đặng Văn Chung - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, duy tu không thực hiện đúng quy trình theo quy định thì chất lượng đường sẽ ảnh hưởng. Ví dụ như đất cát, nước đọng sẽ làm đường hư hỏng nhanh, đặc biệt là nước đọng. Khi xe gặp các đoạn đường do đất đá nhiều dễ xảy ra tai nạn và làm hỏng công trình giao thông.

Những cái bẫy chết người tồn tại nhiều tháng trời trên Quốc lộ 2.

Những cái bẫy chết người tồn tại nhiều tháng trời trên Quốc lộ 2.

Còn theo một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và bảo trì đường bộ, việc xuất hiện các đoạn đọng nước ảnh hưởng tới kết cấu hạ tầng giao thông. Nếu hệ thống thoát nước được đảm bảo mà vẫn tồn tại nước đọng, rác thải ùn ứ dưới lòng kênh thì trách nhiệm hoàn toàn thuộc về dơn vị duy tu, bảo dưỡng.

Được biết, Công ty Cổ phần Đường bộ 232 quản lý Quốc lộ 2 từ Km115+00 địa phận tỉnh Tuyên Quang đến Km312+500, địa phận tỉnh Hà Giang. Tuyến này được Khu Quản lý Đường bộ I và Văn phòng Quản lý Đường bộ I.4 liên tục hối thúc nhà thầu đảm bảo công tác duy tu. Tuy nhiên, Công ty 232 có dấu hiệu chậm trễ, ảnh hưởng tới an toàn của người và phương tiện trên tuyến. Gần 200 Km đường khi chậm trễ duy tu đang khiến dư luận đặt dấu hỏi liệu rằng có gây thất thoát vốn Nhà nước?

Đức Mạnh
Nhà cao tầng 'mọc' bên sông Cầu
Việc người dân tự ý xây nhà trên mái đê dọc tuyến sông Cầu thuộc địa phận xã Tam Đa (Yên Phong, Bắc Ninh) đã gây ảnh hưởng rất lớn tới hành lang thoát lũ.

Máy xúc tấp nập khai thác tài nguyên trái phép ở huyện Mai Sơn
Chủ tịch xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết, do mới về làm chủ tịch được mấy tháng nên chưa nắm rõ tình hình nhưng cũng đang nghi đây là đất rừng...

Đóng cửa 2 nút giao cao tốc Mai Sơn – QL. 45
Hai nút giao Thiệu Giang và Đồng Thắng thuộc cao tốc Mai Sơn – QL. 45 tạm dừng hoạt động chỉ sau hai ngày đấu nối đưa vào sử dụng, dự kiến sẽ mở lại vào dịp lễ 1/5.

Xe chở thải từ Dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long gây ô nhiễm
Công ty Cổ phần đầu tư Bất động sản Hạ Long đang xin gia hạn dự án này, nhưng hàng ngày vẫn có hàng loạt xe tải cỡ lớn chở đất rơi vãi, bụi bẩn suốt tuyến đường... khiến người dân vô cùng bức xúc.

Quảng Bình đẩy mạnh công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình vừa có Công văn số 1040/SGTVT-KCHT về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (KCHT GTĐB) trên địa bàn toàn tỉnh.

Quảng Ninh: Thi công ẩu tại Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334
Cán bộ đang phụ trách thi công Dự án Mở rộng Tỉnh lộ 334, qua xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) cho biết: "Trong lúc thi công không tránh được thiếu sót, hôm nay xe tưới nước đường bị hỏng nên mong các anh thông cảm"... Thế nhưng, người dân địa phương lại gánh ô nhiễm hết ngày này qua ngày khác.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa làm việc với UBND TP.Hà Nội về chuyên đề giám sát "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023".