Chuyên mục


Petrolimex hạ 90% mục tiêu lợi nhuận

19/11/2022 21:03 (GMT +7)

Theo Petrolimex, do một số yếu tố tác động là trường hợp bất khả kháng nằm ngoài khả năng dự báo khi xây dựng kế hoạch, vì vậy việc điều chỉnh kế hoạch năm 2022 là cần thiết và phù hợp với quy định tại Thông tư 200.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã: PLX) vừa thông báo mời họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2022, dự kiến vào ngày 6/12. Đáng chú ý, Petrolimex sẽ trình cổ đông việc điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022.

Cụ thể, Petrolimex muốn điều chỉnh kế hoạch doanh thu tăng 29% từ 186.000 tỷ lên 240.000 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế giảm 90% từ 3.060 tỷ đồng xuống 300 tỷ đồng so với kế hoạch được ĐHĐCĐ thông qua.

Đối với chỉ tiêu công ty mẹ, doanh thu cũng được đẩy lên mức 180.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế giảm còn 100 tỷ đồng từ mức 1.860 tỷ đồng đã giao trước đó. Các chỉ tiêu sản lượng xuất bán, nộp ngân sách, đầu tư phát triển và chỉ tiêu cổ tức không đổi.

Petrolimex dự kiến doanh thu hợp nhất năm 2023 là 169.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 3.200 tỷ đồng

Petrolimex dự kiến doanh thu hợp nhất năm 2023 là 169.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 3.200 tỷ đồng

Theo Petrolimex, năm 2022, dưới tác động của rất nhiều yếu tố liên quan đến biến động bất thường dị biệt của giá dầu và nguồn cung năng lượng thế giới, cơ chế vận hành liên quan đến cấu thành giá cơ sở và sự cố từ lọc dầu Nghi Sơn đã làm cho hoạt động kinh doanh xăng dầu của toàn Tập đoàn bị ảnh hưởng trực tiếp và trọng yếu. Do một số yếu tố tác động là trường hợp bất khả kháng nằm ngoài khả năng dự báo khi xây dựng kế hoạch của Tập đoàn, vì vậy việc điều chỉnh kế hoạch năm 2022 là cần thiết và phù hợp với quy định tại Thông tư 200.

Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đề nghị điều chỉnh được căn cứ theo các thông tin thị trường xăng dầu thế giới tại thời điểm báo cáo, trường hợp nếu giá xăng dầu thế giới đảo chiều theo xu hướng giảm, đặc biệt trong tháng 12/2022 dẫn đến Tập đoàn phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm kết thúc ngày 31/12/2022 (nếu có) chưa được ước lượng để tính toán trong phương án này.

Trong 9 tháng đầu năm 2022 và đặc biệt vào các thời điểm biên độ giá tăng lớn đã xảy ra hiện tượng một số thương nhân đầu mối/thương nhân phân phối/CHXD ngoài xã hội hạn chế bán hàng hoặc dừng bán hàng, nhu cầu dồn về Petrolimex khiến cho sản lượng tiêu thụ của Tập đoàn tăng mạnh trên tất cả các kênh bán hàng (sản lượng bán nội địa 10 tháng đầu năm 2022 vượt 14% so với tiến độ kế hoạch và tăng 22% so với cùng kỳ), đặc biệt là kênh bán lẻ trực tiếp cũng như nhu cầu mua hàng từ các thương nhân nhận quyền bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của Petrolimex không ngừng tăng cao.

Sản lượng tiêu thụ tăng đột biến đã tạo nên áp lực rất lớn trong công tác tạo nguồn của Tập đoàn, lượng hàng tồn kho sụt giảm rất nhanh vào những chu kỳ xu hướng giá tăng dẫn đến Tập đoàn phải nhập mua đuổi để kịp thời bù đắp và đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Trước bối cảnh áp lực về nguồn cung và giá dầu thế giới trong các tháng cuối năm 2022 tiếp tục duy trì ở mức cao và biến động rất bất thường khó dự báo, cùng với việc sẽ gây nhiều khó khăn trong công tác điều hành thì hiệu quả kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn cũng đồng thời bị suy giảm đáng kể so với kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua do chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chi phí tạo nguồn thực tế tăng cao hơn chi phí tạo nguồn kết cấu trong giá giá cơ sở; chi phí tạo nguồn nhập khẩu tăng để bù lượng cấp thiếu từ NMLD Nghi Sơn; lợi nhuận giảm do lùi thời gian điều chỉnh giá bán trong bối cảnh giá dầu có xu hướng tăng; Ảnh hưởng do điều chỉnh tỷ giá.

Trong tờ trình về kế hoạch sản xuất kinh doanh, Petrolimex dự kiến doanh thu hợp nhất năm 2023 là 169.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 3.200 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2021 - 2025, tập đoàn ước đạt 971.009 tỷ đồng doanh thu, 14.139 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và nộp ngân sách khoảng 171.626 tỷ đồng.

HĐQT cũng dự kiến trình đại hội thông qua Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2035. Trong đó, nội dung đầu tiên liên quan đến chiến lược kinh doanh các sản phẩm năng lượng mới, năng lượng sạch, gồm các nội dung liên quan tới PIN/trạm sạc phục vụ xe điện EV, xăng dầu có chuẩn phát thải cao hơn, xăng dầu sinh học như ethanol và diesel sinh học; khí thiên nhiên LNG, CNG và hydrogen, efuels.

Tiếp theo, chiến lược về đổi mới, nâng cao quản trị doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2035, Tập đoàn sẽ tiếp tục áp dụng nguyên tắc và thông lệ tốt về quản trị doanh nghiệp theo Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) gồm 6 nguyên tắc. Tiếp theo là chiến lược về đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và cuối cùng là chiến lược tái cấu trúc, thoái vốn, sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025. Trong giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại Tập đoàn sẽ duy trì ở mức 75,87%. Trên thị trường, cổ phiếu PLX có giá 25.650 đồng/cổ phiếu.

Kim Khánh
Chủ đầu tư xây cao tốc vướng khi khai thác mỏ cát
Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) và khai thác mỏ cát theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công gói thầu XL02 dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vũng Áng - Bùng.

Quảng Ngãi giải ngân vốn đầu tư công thấp
Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Ngãi giải ngân hơn 1.500 tỷ đồng, đạt hơn 22% kế hoạch được giao.

Vietjet mua 20 tàu bay thân rộng thế hệ mới A330neo
Hãng hàng không Vietjet và Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus vừa ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay thân rộng thế hệ mới A330neo (A330-900) với tổng trị giá 7,4 tỷ USD.

6 giải pháp ứng phó với cước vận tải biển leo thang
Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương vừa có công văn gửi các Hiệp hội đề xuất 6 giải pháp nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay.

Tháo gỡ khó khăn thiếu tàu bay cho các hãng hàng không
Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam giảm khoảng 40 - 45 chiếc so năm 2023 do việc triệu hồi động cơ của nhà sản xuất và việc tái cơ cấu của Bamboo Airways, Pacific Airlines. Trong khi, hàng không nội địa khó tìm được tàu bay thuê do giá thuê tăng cao.

Các đơn vị điện lực, viễn thông sẽ phải trả phí thuê hạ tầng đường bộ
Luật Đường bộ mới được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định thu phí từ khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

Nâng cao năng lực cảng biển Việt Nam
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 5030/VPCP-TH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc khai thác các cảng biển Việt Nam.